[Giải Đáp] Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? 13, 14, 16 tuổi

[Giải Đáp] Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? 13, 14, 16 tuổi

Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Luôn là câu hỏi được quan tâm nhiều nhất ở độ tuổi bắt đầu dậy thì của các bạn nam, nhất là với thời buổi 4.0 thời kỳ mà mạng internet đã có tất cả những tư liệu về kiến thức cho độ tuổi dậy thì. Cùng Để giải đáp câu hỏi Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Sau đây mời bạn cùng Dược sĩ Nguyễn Văn Quân tìm hiểu ở bài viết này nhé. Quay tay là gì? Quay tay còn được gọi là “Sóc lọ” hay “thủ dâm”, là hình thức sử dụng bộ phận trên cơ thể (cánh tay) để tự thỏa mãn nhu cầu ham muốn về sinh lý ở nam giới. Quay tay giúp giảm strees do thiếu hơi của phụ nữ, giúp giải tỏa căng thẳng, ham muốn tình dục mà không cần tới phụ nữ. Ngoài ra, xét trên một phương diện tích cực thì Quay tay còn giúp cải thiện chất lượng tinh trùng của phái mạnh. Tần suất quay tay thế nào được gọi là phù hợp? Có nhiều nghiên cứu liên quan đến việc quay tay thường xuyên sẽ có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe, tâm sinh lý,… đến cơ thể mỗi người. Tuy nhiên, chưa có khẳng định nào chắc chắn là quay tay thường xuyên gây ảnh hưởng đến sức khỏe, nhu cầu sinh lý mà họ chỉ nói rằng Quay tay quá nhiều sẽ gây ra nhiều hệ lụy khác nhau do cơ địa của mỗi cá nhân, mỗi độ tuổi sẽ có mức thích ứng khác nhau. Sau đây là một số ý kiến dựa trên một số tài liệu chỉ ra tần suất xuất tinh phù hợp cho một số lứa tuổi: Nam giới giai đoạn 15 – 20 tuổi: có thể thực hiện 6 – 8 lần/ tuần là phù hợp Nam giới giai đoạn 20 - 30 tuổi có thể thực hiện từ 2 - 4 lần/tuần là phù hợp. Nam giới từ 30 - 45 tuổi nên giảm tần suất xuống còn 1 - 2 lần/tuần là vừa đủ. Nam giới từ 45 tuổi trở lên chỉ nên quay tay mỗi tuần 1 lần hoặc hạn chế hơn. Việc nhận biết quay tay nhiều hay không thì mỗi cá nhân có thể tự cảm nhận được khi cơ thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu trong người. Lúc này, bạn phải điều chỉnh lại tần suất thủ dâm sao cho phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe. Vậy, Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Quay tay 1 ngày 1 lần đối với độ tuổi dậy thì, thanh niên là hành động hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, không phải ai cũng giống nhau vì còn phải phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, cũng như tâm sinh lý, bệnh lý của mỗi cá nhân. Một số nam giới quay tay 1 ngày 1 lần và lặp đi lặp lại trong thời gian dài sẽ hình thành thói quen khó bỏ, dẫn đến việc lạm dụng việc thủ dâm hàng ngày. Vô hình sẽ gây ra những triệu chứng khác chẳng hạn như: nghĩ đến hàng ngày, khó tập chung làm việc, không thể kiểm soát việc quay tay hoặc không có nhu cầu làm việc khác… . Sóc lọ, quay tay 1 ngày 1 lần có thể phải đối mặt với một số vấn đề dưới đây: Quay tay 1 ngày 1 lần khiến tâm lý bị ảnh hưởng không tốt Việc phái mạnh 1 ngày quay tay 1 lần về lâu dài sẽ tạo thành thói quen khó bỏ dẫn tới nghiện thủ dâm. Đầu óc thường xuyên nghĩ tới chuyện tình dục và luôn chỉ muốn ở một mình để tự thỏa mãn nhu cầu sinh lý, bỏ bê các hoạt động và công việc khác. Không chỉ vậy, tần suất quay tay quá mức có thể khiến nam giới có suy nghĩ lệch lạc, đồng thời là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ, khó tập trung. Quay tay nhiều gây rối loạn chức năng tình dục của nam giới 1 ngày quay tay 1 lần có sao không còn khiến cho các quý ông không còn hứng thú với chuyện quan hệ tình dục bình thường, bởi họ đã quen với việc “tự thân vận động” giúp bản thân thỏa mãn sinh lý. Ngoài ra, nam giới cũng sẽ có khả năng cao mắc phải tình trạng rối loạn khả năng tình dục như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, ham muốn suy giảm, tinh trùng yếu… nếu không kiểm soát được tần suất quay tay của bản thân mình. Quay tay 1 ngày 1 lần có thể Gây ảnh hưởng về sức khỏe Quay tay nhiều lần đồng nghĩa với việc nam giới phải xuất tinh nhiều, trực tiếp gây ảnh hưởng cho hoạt động của thận và làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý có liên quan đến thận. Những cơ quan khác cũng cần phải tiêu tốn nhiều năng lượng hơn khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, có cảm giác rã rời chân tay, đau nhức vùng lưng và hông kéo dài, tinh thần sa sút và hậu quả là suy giảm chất lượng cuộc sống thường ngày… Nam giới 1 ngày quay tay 1 lần dễ bị viêm nhiễm đường sinh dục Phái mạnh khi quay tay nhiều lần trong 1 tuần không chỉ làm dương vật dễ tổn thương do bị cọ xát liên tục mà thêm vào đó còn có tiềm ẩn nguy cơ cao hình thành các bệnh nam khoa, viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Vi khuẩn từ bàn tay hoặc dụng cụ hỗ trợ tình dục không được vệ sinh cẩn thận sẽ xâm nhập và tấn công vùng kín gây viêm đường tiết niệu, viêm bao quy đầu, viêm tuyến tiền liệt, viêm tinh hoàn, viêm dương vật… rất nguy hiểm. Chính vì vậy, với câu hỏi quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? chúng tôi khẳng định là Có, do đó nam giới cần phải lưu ý điều chỉnh lại thói quen của mình nếu đang ở trong trường hợp này. Một số câu hỏi thường gặp liên quan tới quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Ở độ tuổi tiền dậy thì, tức là từ 13 tuổi trở lên đã có rất nhiều nam sinh đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc quay tay, sóc lọ hay thủ dâm mỗi ngày gây ảnh hưởng đến sức khỏe thế nào, chúng tôi xin giải đáp như sau: 13 tuổi quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Trả lời: 13 tuổi là độ tuổi bắt đầu có những dấu hiệu dậy thì, cũng là độ tuổi có những tìm hiểu về tâm sinh lý. Ở độ tuổi này, Quay tay 1 ngày 1 lần có thể không sao, nhưng chúng tôi khuyên bạn không lên làm như vậy vì sẽ gây hậu quả khó lường về sau. 14 tuổi quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Trả lời: Cũng như ở độ tuổi 13, tuổi 14 quay tay 1 ngày 1 lần cũng có thể gây ra một số ảnh hưởng nhất định về tâm lý. Chúng tôi khuyên bạn nên tiết chế lại tần suất có thể sẽ tốt hơn. 16 tuổi quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Trả lời: Độ tuổi 16 thì nam giới đã hình thành suy nghĩ đến tình dục, vô hình tạo tâm lý không tốt, quay tay 1 ngày 1 lần ở độ tuổi 16 trong thời gian ngắn sẽ không sao, nhưng lặp lại trong một thời gian dài chắc chắn sẽ gây mệt mỏi, giảm sự chú ý, mất tập chung. Hãy điều chỉnh lại tần suất để có một sức khỏe thật tốt. Một số lời khuyên giúp hạn chế tần suất quay tay Để giảm ngay tình trạng thủ dâm khi đang trên đà tần suất cao thì rất khó giảm hẳn. Do đó bạn có thể giảm dần dần mỗi tuần 1-2 lần phù hợp với bản thân. Tuy nhiên điều này có mang lại kết quả hay không còn tuỳ thuộc vào sự kiên trì của mỗi cá nhân. Để giảm bớt thủ dâm bạn có thể: Tự đặt ra những giới hạn cho bản thân mình, tránh tiếp xúc với các loại sách báo và phim ảnh có nội dung nhạy cảm không lành mạnh, cố gắng duy trì tần suất quay tay sao cho thích hợp với sức khỏe và cuộc sống thường nhật. Hạn chế việc ở một mình trong phòng kín, thay vào đó nên tích cực giao tiếp với mọi người xung quanh, lựa chọn một môn thể thao để luyện tập hoặc tham gia các hoạt động tập thể lành mạnh. Không chạm vào vùng kín trừ lúc vệ sinh tắm rửa, tránh nhìn bản thân trước gương khi chưa mặc đồ. Nếu đột nhiên có nhu cầu muốn quay tay thì hãy nhanh chóng tập trung vào một việc khác để phân tán sự tập trung và giúp ham muốn trôi qua. Loại bỏ tâm lý ngại ngùng, e sợ để chia sẻ vấn đề của mình với người thân mà bạn tin tưởng để họ giúp đỡ, hỗ trợ kiểm soát và hạn chế tình trạng quay tay nhiều. Trường hợp sau một thời gian tình trạng vẫn không được cải thiện, hoặc nam giới gặp phải những rối loạn về tâm lý thì có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ, tư vấn phương pháp xử trí đúng đắn nhất. Như vậy, Dược sĩ Nguyễn Văn Quân đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? cùng một số lưu ý quan trọng cần biết. Hy vọng rằng qua đó nam giới có thể chủ động trang bị thêm cho mình nhiều kiến thức hữu ích, nắm được cách “quay tay” sao cho điều độ và an toàn nhé. Ung Thư TAP xin cảm ơn!      
[NÓNG] Sơn Tùng MTP và Hải Tú đang ở cùng một nơi, chung biệt thự

[NÓNG] Sơn Tùng MTP và Hải Tú đang ở cùng một nơi, chung biệt thự

Câu hỏi về mối quan hệ của Hải Tú và Sơn Tùng cuối cùng đã có lời giải đáp chính thức qua loạt hình ảnh ĐỘC QUYỀN K14 ghi lại được sau nhiều ngày tìm hiểu. Lần theo những manh mối trên MXH, chúng tôi tìm ra khu biệt thự mà Sơn Tùng đang ở hiện tại để làm rõ tin đồn, có hay không việc Hải Tú và Sơn Tùng đang "ở cùng một nơi". Theo chia sẻ từ nguồn tin đặc biệt thân cận thì căn biệt thự này được chủ tịch thuê dài hạn tại huyện Nhà Bè (TP.HCM). Trên đường đi tìm căn villa của chủ tịch, chúng tôi đã bắt gặp kha khá những hình ảnh “quen quen”. Còn nhớ vào ngày 2/5/2021, Kay Trần - ca sĩ độc quyền công ty của Sơn Tùng đăng Instagram bức ảnh check in ở một khu vui chơi trẻ em. Chúng tôi nhanh chóng xác định đây là một trong những tiện ích nội khu, nằm ở công viên villa ven sông, có view đẹp nhất khu Nam Sài Gòn. Ngoài Kay Trần, Hải Tú cũng từng check in tại bãi cỏ của công viên ven sông này qua loạt ảnh mặc váy hoa đăng lên MXH vào ngày 28/11/2021 (sau hơn 9 tháng 10 ngày cô nàng biến mất sau drama trà xanh). Bên cạnh đó, những hình ảnh được chính Sơn Tùng đăng lên Instagram cũng đã phần nào giúp chúng tôi xác định được “toạ độ” căn villa mà Sơn Tùng đang ở. Trong số những căn biệt thự hàng xóm nhà Sơn Tùng, chỉ có duy nhất căn nhà anh đang ở thường xuyên phủ bạc chiếc xe sang G63. Ngoài ra, chiếc Sedona màu trắng được Sơn Tùng dùng để đi lưu diễn cũng đậu ngay ven đường. Sau nhiều ngày tìm hiểu, nằm vùng, chúng tôi nhận ra 2 chiếc xe của Sơn Tùng luôn giữ vị trí cố định, chiếc Sedona đậu ven đường, G63 được phủ bạt kín ở trong. Qua đó, xác định đúng vị trí căn biệt mà Sơn Tùng đang ở. Đến ngày 25/1 (tức 23 tháng Chạp - ngày rước ông Công ông Táo về trời), chúng tôi đã có mặt tại trước căn villa của Sơn Tùng từ 7:00 sáng. Sau đó khoảng 2 tiếng, lúc 9:30, Sơn Tùng xuất hiện, ngay sau đó là một cô gái nữa cũng từ trong căn villa bước ra, người đó không ai khác chính là Hải Tú. Cả hai mặc áo khoác jean, che chắn cẩn thận bằng khẩu trang và kính râm. Khi ngồi lên xe, Hải Tú thoải mái thể hiện một hành động thân mật là ôm eo chủ tịch từ phía sau. Bằng chứng rõ ràng cho mối quan hệ mà cả hai im lặng bấy lâu. Video được ghi lại bởi Kênh 14 Dù cả hai che chắn khá cẩn thận và chọn phương tiện di chuyển là xe máy giản dị, nhưng ta vẫn dễ dàng nhận diện cặp đôi này chính là Sơn Tùng và Hải Tú, nhờ vào chiều cao “same same” không lẫn đâu được của cả hai. Ngoài ra, đôi giày mà Hải Tú mang cũng từng được cô đăng lên MXH. Sau khi cùng ôm eo đi xe máy, đến 10:00 sáng, Sơn Tùng chở Hải Tú trở về căn villa. Theo quan sát của chúng tôi, trên xe của Sơn Tùng có móc bánh chưng và những món đồ cúng ông Công ông Táo. Hải Tú ngồi sau ôm hoa và trái cây. Cô là người giữ chìa khoá nhà Sơn Tùng và chủ động mở cửa, Chủ tịch sau khi cất xe xong cũng đi vào căn villa. Từ những hình ảnh mà chúng tôi ghi lại được có thể phần nào biết được Sơn Tùng và Hải Tú đang ở cùng nhau. Qua tìm hiểu, căn villa mà Sơn Tùng đang ở được thuê với mức giá khoảng trên dưới 4000$/ tháng. Mặc dù là vị trí khá xa trung tâm, nhưng đây là nơi tương đối yên tĩnh, được bảo vệ 24/24. Căn Sơn Tùng đang thuê là villa ven sông là và một trong những căn có view đẹp nhất của khu biệt thự này. Bình thường, căn nhà luôn được đóng kín cửa, thi thoảng có tiếng chó sủa chính là chú pet mà Sơn Tùng đang nuôi. Ngoại trừ đi diễn hay có lịch trình liên quan đến showbiz, phần lớn thời gian Sơn Tùng đều dành để ở nhà. Có thể thấy dường như Sơn Tùng là một người khá xem trọng tín ngưỡng khi cả 2 lần chúng tôi bắt gặp đều là vào một ngày lễ. Một lần là khi chủ tịch lộ diện mua đầy đủ lễ bộ cúng ông Công ông Táo, hay gần đây nhất là ngày vía Thần Tài (10/2), Sơn Tùng diện nguyên một cây đỏ may mắn để xuất hành. Nguồn: Kênh14.vn
HIV/AIDS là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

HIV/AIDS là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

HIV/AIDS là gì? HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch do một loại virus có tên là HIV gây ra. Bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục, máu và mẹ truyền qua con. HIV có thể làm suy giảm hệ thống miễn dịch, do đó cho phép các bệnh cơ hội, vi khuẩn, virus khác tấn công cơ thể bạn. Không giống như các virus khác, virus HIV sẽ tồn tại trong cơ thể con người suốt đời. Sau nhiều tháng hoặc nhiều năm nhiễm HIV, người bệnh sẽ phát triển hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS). AIDS là giai đoạn cuối của bệnh HIV và được tạo ra bởi sự phát triển của các bệnh khác, chẳng hạn như ung thư và nhiều bệnh nhiễm trùng. AIDS là biểu hiện khi hệ thống miễn dịch của cơ thể của bạn quá yếu. Bệnh do virus HIV gây ra gọi chung là HIV/AIDS. Triệu chứng của HIV/AIDS thường gặp Các biểu hiện khi nhiễm HIV/AIDS thường phải mất từ 2 – 15 năm mới xuất hiện rõ, vì vậy khi bị nhiễm virus trong giai đoạn sơ khởi, cơ thể chúng ta vẫn khỏe mạnh và hoạt động bình thường. Bệnh có khả năng lây nhiễm cho người khác. Hai nhóm triệu chứng đáng chú ý: Nhóm triệu chứng chính: Sụt cân trên 10% cân nặng Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng Sốt kéo dài trên 1 tháng. Nhóm triệu chứng phụ: Cơ thể mệt mỏi Ho dai dẳng trên 1 tháng Ban đỏ, ngứa da toàn thân Nổi mụn rộp toàn thân (bệnh Herpes) Bệnh Zona (giời leo) tái đi tái lại Nhiễm nấm (tưa) ở hầu, họng, kéo dài hay tái phát Nổi hạch ít nhất là 2 nơi trên cơ thể (không kể hạch bẹn) kéo dài trên 3 tháng HIV sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của bạn, do đó cho phép các bệnh khác, đặc biệt là nhiễm trùng cơ hội tấn công cơ thể. Giai đoạn tiến triển của HIV là AIDS với biểu hiện của các bệnh nhiễm trùng cơ hội như: Lao, viêm màn não. Ung thư phổi, ung thư thận hoặc u lympho và sarcoma Kaposi. Cytomegalovirus: Virus herpes này thường được truyền đi thông qua dịch cơ thể như nước bọt, máu, nước tiểu, tinh dịch và sữa mẹ. Nấm Candida: Nhiễm nấm Candida là bệnh liên quan đến HIV thường gặp, gây viêm và phủ một lớp màu trắng dày trên niêm mạc miệng, lưỡi, thực quản hoặc âm đạo của người bệnh. Nhiễm Cryptosporidium: Bệnh này do một loại ký sinh trùng đường ruột thường thấy ở động vật. Bạn có thể nhiễm Cryptosporidiosis khi dùng thực phẩm hoặc nước ô nhiễm. Các ký sinh trùng phát triển trong ruột và đường mật dẫn đến tiêu chảy mạn tính trầm trọng ở những người bị AIDS. Nguyên nhân gây bệnh HIV/AIDS HIV lây truyền qua 3 con đường: Đường tình dục: Việc quan hệ với người nhiễm HIV/AIDS bằng các đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng không dùng bao cao su sẽ làm virus HIV xâm nhập và lây truyền qua những vết rách trong các mô âm đạo, hậu môn, vết thương. Mẹ bị nhiễm HIV lây truyền qua con trong quá trình sinh con. Đường máu: Thông qua tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị HIV. HIV không lây truyền qua tiếp xúc hằng ngày như sờ, bắt tay, ôm qua các hoạt động như ho, hắt hơi, sử dụng hồ bơi hoặc bồn cầu, dùng chung ra trải giường, ăn chung hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống với người nhiễm bệnh. Động vật, muỗi hoặc côn trùng khác cũng không là tác nhân lây truyền HIV. Những ai có nguy cơ mắc phải HIV/AIDS? Có khoảng 38 triệu người nhiễm HIV trên toàn thế giới tính đến năm 2019 (theo UNAIDS). Căn bệnh thế kỷ này không phân biệt độ tuổi, chủng tộc, giới tính hay xu hướng tính dục. Bất cứ ai cũng đều có thể nhiễm HIV/AIDS khi tiếp xúc với virus qua các con đường lây bệnh như trên. Các nhóm có nguy cơ mắc cao nhất là: Nhóm nghiện chích ma túy Nhóm gái bán dâm Nhóm nam quan hệ tình dục đồng tính. Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS, bao gồm: HIV/AIDS lây truyền qua việc tiếp xúc các chất dịch cơ thể của bệnh nhân HIV, bao gồm máu, tinh dịch, dịch âm đạo và sữa mẹ. Các hành vi sau sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HIV/AIDS: Quan hệ tình dục bừa bãi, không an toàn: Quan hệ với nhiều người và không sử dụng biện pháp phòng ngừa (bao cao su) với người nhiễm HIV. Dùng chung vật dụng có dính máu người nhiễm HIV: Khi dùng các thiết bị như dụng cụ cắt gọt, dao cạo, đồ cắt móng tay, kim tiêm, ống chích, thiết bị xăm mình đã nhiễm HIV và không được khử trùng thường xuyên. Dẫm đạp phải mãnh vỡ, kim tiêm có chứa virus HIV. Truyền máu không qua sàng lọc HIV. Thai nhi có mẹ nhiễm HIV. Vết thương hở, vết loét tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo có chứa virus HIV. Điều trị HIV/AIDS Xét nghiệm phơi nhiễm HIV nhằm xác định xem bạn có nhiễm virus HIV hay không. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm HIV/AIDS Xét nghiệm phơi nhiễm HIV nhằm xác định xem bạn có nhiễm virus HIV hay không. Độ chính xác của xét nghiệm này phụ thuộc vào khoảng thời gian từ lúc bạn có khả năng phơi nhiễm với HIV (quan hệ tình dục không bảo vệ, dùng chung kim tiêm) đến khi làm xét nghiệm. Vậy nên, bạn cần quan tâm đến các hoạt động từng trải qua có nguy cơ gây nhiễm virus cao. Xét nghiệm sẽ cho ra các kết quả: Dương tính: Tìm thấy kháng thể HIV trong máu nhưng không có nghĩa bạn có AIDS. Tuy nhiên không ai biết chắc người nhiễm HIV khi nào sẽ phát triển thành AIDS. Âm tính: Bạn không có các kháng thể tại thời điểm thử nghiệm. Tuy nhiên, nếu thời gian tính từ khi thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm đến lúc xét nghiệm ít hơn 3 tháng, bạn nên lặp lại xét nghiệm. Lưu ý: Xét nghiệm âm tính không chứng tỏ bạn không có nguy cơ nhiễm HIV. Bất cứ lúc nào thực hiện các hoạt động có nguy cơ lây nhiễm, bạn đều có thể bị nhiễm bệnh. Phương pháp điều trị HIV/AIDS Hiện nay, HIV/AIDS không có cách chữa khỏi hoặc thuốc chủng ngừa. Chúng ta có thể sử dụng một số loại thuốc HIV có thể giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. Bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ hoặc chuyên gia để được tư vấn về phương pháp điều trị có hiệu quả tốt nhất đối với bạn. Bạn nên áp dụng các cách điều trị sau khi có kết quả dương tính với HIV: Lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Thông báo cho bạn tình, những người đã quan hệ tình dục với bạn hoặc người có nguy cơ nhiễm HIV do bạn để có biện pháp xét nghiệm và phòng tránh. Không dùng chung kim tiêm hoặc các hoạt động có thể lây nhiễm HIV cho người khác. Điều trị tâm lý với bác sĩ chuyên khoa. Sử dụng các loại thuốc có thể làm chậm tiến triển của bệnh. Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn tiến của HIV/AIDS Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc điều trị. Duy trì lối sống tích cực, hạn chế sự căng thẳng. Hãy chọn cách bày tỏ những khó khăn trong cuộc sống với những người có thể hỗ trợ bạn. Liên hệ ngay với bác sĩ khi cơ thể có những bất thường trong quá trình điều trị. Xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, khoa học cũng như kiểm tra sức khỏe thường xuyên để duy trì một hệ thống miễn dịch tốt có khả năng chống lại virus. Thực hiện và áp dụng chế độ dinh dưỡng đủ chất, khoa học. Rèn luyện thể dục thường xuyên để tăng cường sức khỏe. Chế độ nghỉ ngơi đầy đủ. Hạn chế rượu bia, thuốc lá, chất kích thích; hạn chế tham gia các loại giải trí không lành mạnh như nghiện hút, mại dâm. Mặc khác, khi bạn bị nhiễm HIV hãy đảm bảo việc không lây nhiễm cho người khác bằng việc ngăn chặn sự lây nhiễm như: Quan hệ tình dục an toàn như bao cao su đối với quan hệ tình dục âm đạo, miệng hoặc hậu môn. Không bao giờ sử dụng chung đụng kim tim, thiết bị y tế, kim xăm,… Không bao giờ cho và truyền máu. Thông báo cho người tiếp xúc với chất dịch cơ thể bạn để đi khám kịp thời. Phòng ngừa nhiễm HIV/AIDS Hoạt động tình dục an toàn. Không dùng chung kim tiêm, đồ chơi tình dục, đồ cắt móng tay, dao cạo… Nên chọn những nơi uy tính để làm phẫu thuật và xăm mình. Đảm bảo các vật dụng được sử dụng đã được tiệt trùng. Khi người mẹ mang thai nhiễm HIV, nên thông báo sớm với bác sĩ để có phương pháp bảo vệ thai nhi không bị nhiễm bệnh. Qua bài viết này chúng ta đã biết HIV/AIDS là gì, nguyên nhân và cách phòng chống căn bệnh truyền nhiễm này. Việc phòng chống từ ban đầu là rất quan trọng, hãy bảo vệ chính mình và những người xung quanh bạn.
[TỔNG QUÁT] Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng

[TỔNG QUÁT] Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng

Paracetamol là thuốc gì? Paracetamol (acetaminophen) là thuốc được sử dụng phổ biến giúp giảm các triệu chứng đau từ nhẹ đến vừa và giảm mạnh các triệu chứng sốt nhẹ. Thuốc Paracetamol có nhiều dạng bào chế cũng như hàm lượng khác nhau, chính bởi vậy mà nó được dùng bằng nhiều cách khác nhau. Sau đây Ung Thư TAP sẽ chia sẻ để bạn đọc có thể nắm được cũng như tìm hiểu thông tin về thuốc Paracetamol. Dạng bào chế - Hàm lượng Nang: 500mg. Nang (chứa bột để pha dung dịch): 80mg. Gói để pha dung dịch: 80mg, 120mg, 150mg/5ml. Dung dịch: 130mg/5ml, 160mg/5ml, 48mg/ml, 167mg/5ml, 100 mg/ml. Dịch treo: 160mg/5ml, 100mg/ml. Viên nén có thể nhai: 80mg, 100mg, 160mg. Viên nén giải phóng kéo dài, bao phim: 650mg. Viên nén, bao phim: 160mg, 325mg, 500mg. Thuốc đạn: 80mg, 120mg, 125mg, 150mg, 300mg, 325mg, 650mg. Thuốc Paracetamol dạng viên sủi. Công dụng - Chỉ định của thuốc Paracetamol Thuốc Paracetamol(acetaminophen) được đưa ra ở nhiều dạng bào chế khác nhau nhưng đều được sử dụng để điều trị một số trường hợp sau: Điều trị các cơn đau bao gồm: đau đầu, đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, đau dữ dội ở dây thần kinh, đau lưng, đau răng, đau họng, đau khi tời kỳ kinh nguyệt; Giảm triệu chứng đau do bong gân, căng thẳng, đau do thấp khớp, đau thắt lưng và đau chân, đau cơ, đau nhức cơ bắp, sưng khớp và cứng khớp. Thuốc paracetamol giảm đau trong bệnh viêm khớp nhẹ nhưng không có tác dụng đối với tình trạng viêm và sưng cơ bản của khớp. Sốt và cảm lạnh.​ Chống chỉ định khi dùng Paracetamol Không sử dụng viên thuốc Acetaminophen (Paracetamol) ở những trường hợp: Bệnh nhân bị thiếu máu. Người mắc chứng rối loạn trong đông máu. Người mắc bệnh tạo keo, giảm thể tích tuần hoàn do sử dụng thuốc lợi tiểu hay suy thận, bệnh nhân hen suyễn. Người bệnh quá mẫn với paracetamol hoặc các thành phần tá dược của thuốc. Người bệnh bị suy giảm glucose-6-phosphat dehydrogenase. Người bệnh có tiền sử phản ứng quá mẫn (co thắt phế quản, phù mạch, hen suyễn, viêm mũi, hoặc nổi mày đay) khi sử dụng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Bệnh nhân đã từng bị hoặc đang bị loét hay xuất huyết đường tiêu hóa. Người bị suy gan nặng, suy thận nặng có Clcr < 30 ml/ phút, suy tim sung huyết.​ Liều dùng - Cách dùng Paracetamol Cách dùng của thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol Hiện nay, thuốc Paracetamol được bào chế ở nhiều dạng khác nhau cho nên mỗi dạng có một phương án sử dụng khác nhau, các loại paracetamol khác như: Dạng paracetamol viên nén: 325mg, 500mg; sử dụng theo đường uống. Dạng Gel: 500mg; Dùng đường uống. Dạng Siro cho trẻ nhỏ; Dùng đường uống. Dạng Gói bột: 80mg, 150mg và 250mg; dùng đường uống. Dạng viên đạn: 80mg, 150mg và 300mg; dùng đặt ở hậu môn. Dạng tiêm: Được chỉ định và thực hiện bởi các bác sĩ. Paracetamol dạng viên đạn đặt hậu môn (Efferalgan 80mg,150mg,300mg) Một số lưu ý để sử dụng Paracetamol đem lại hiệu quả Không sử dụng thuốc quá liều. Nếu bạn đang điều trị cho trẻ, hãy sử dụng một dạng paracetamol dành riêng cho trẻ em. Cẩn thận làm theo hướng dẫn dùng thuốc trên nhãn thuốc. Với trẻ em dưới 2 tuổi nên dùng paracetamol dạng lỏng sẽ phù hợp hơn. Nếu sử dụng paracetamol dạng lỏng, bạn có thể đo bằng thìa hoặc dụng cụ đo liều chuyên dụng. Nếu bạn không có thiết bị đo liều, hãy hỏi dược sĩ của bạn. Trước mỗi lần sử dụng, bạn nên lắc nhẹ chất lỏng và thực hiện theo hướng dẫn được ghi trên nhãn thuốc. Đối với thuốc paracetamol dạng viên nén nhai, phải được nhai kỹ trước khi nuốt. Đảm bảo bàn tay khô ráo khi cầm thuốc paracetamol dạng tan. Khi bạn đặt viên thuốc trên đầu lưỡi, thuốc sẽ tan ngay lập tức. Lưu ý rằng không nên nuốt toàn bộ viên thuốc mà nên để thuốc tự hòa tan trong miệng. Để sử dụng paracetamol dạng sủi, nên hoà tan một gói thuốc hoặc 1 viên thuốc trong ít nhất 100ml - 150ml nước, sau đó khuấy đều và sử dụng ngay lập tức. Không uống paracetamol dạng đặt hậu môn, vì nó chỉ chuyên dùng cho trực tràng. Cách sử dụng loại thuốc này là rửa tay sạch sẽ và đặt thuốc trực tiếp vào hậu môn của bạn. Trước khi đặt thuốc paracetamol vào hậu môn, bạn nên làm rỗng ruột và bàng quang. Đặc biệt nên xử lý nhanh khi đã tháo vỏ thuốc để tránh tình trạng thuốc bị tan chảy.​ Hướng dẫn sử dụng thuốc Paracetamol 500mg Nhìn chung thì đa số được sử dụng ở dạng uống và thuốc Paracetamol 500mg của Mediplantex cũng vậy, nó có dạng viên nén nên sử dụng bằng đường uống. Sử dụng thuốc cùng với một lượng nước ấm vừa phải. Chờ ít nhất 4 tiếng trước khi sử dụng một liều khác. Không nên sử dụng nhiều hơn 4 liều trong 24 giờ. Liều dùng của thuốc hạ sốt Paracetamol Liều dùng cho người lớn: Liều dùng paracetamol 500mg thông thường để hạ sốt và giảm đau cho người lớn là từ 325 – 650mg trong mỗi 4 – 6 giờ hoặc 1.000mg trong 6 – 8 giờ. Thuốc paracetamol 500mg viên nén có thể dùng đường uống hoặc đặt trực tràng. Liều dùng cho trẻ em: Liều dùng để giảm đau và sốt bằng đường uống hoặc đặt trực tràng cho trẻ em như sau: Dưới 1 tháng tuổi: Dùng 10 – 15mg/kg cho mỗi liều sau khoảng 4 – 6 giờ khi cần thiết. Từ 1 tháng – 12 tuổi: Dùng 10 – 15mg/kg sau mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết (tối đa 5 liều trong vòng 24 giờ). Hạ sốt cho trẻ từ 4 tháng – 9 tuổi: Nên dùng liều ban đầu là 30mg/kg. Từ 12 tuổi trở lên: Dùng 325 – 650mg sau mỗi 4 – 6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6 – 8 giờ. Đối với trẻ béo phì: Sử dụng theo tuổi chứ không sử dụng theo kí lô cân nặng Lưu ý đặc biệt và thận trọng khi sử dụng thuốc Paracetamon Hiệu quả của thuốc hạ sốt và giảm đau Paracetamol còn tùy thuộc tình trạng và thể trạng của bệnh nhân. Không uống nhiều thuốc này hơn liều khuyến cáo, vì quá liều acetaminophen sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng. Liều lượng tối đa cho người lớn là 1g (1.000mg) mỗi lần và 4g (4.000mg) mỗi ngày. Hỏi ý kiến bác sĩ nếu điều trị kéo dài quá 5 ngày ở trẻ em và quá 10 ngày ở người lớn. Không được uống rượu trong thời gian điều trị bằng thuốc này. Vì rượu có thể làm tăng nguy cơ gây tổn thương gan. Paracetamol 500mg của hãng dược phẩm Mediplantex Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc này cho trẻ dưới 3 tuổi. Trẻ em dưới 12 tuổi liều dùng hàng ngày không vượt quá 2 gam. Người có tiền sử nghiện rượu và bệnh gan, nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Không uống thuốc khi bị dị ứng với paracetamol (acetaminophen hoặc N-acetyl-p-aminophenol). Chú ý sử dụng Paracetamol theo chỉ dẫn trên bao bì hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Liều tối đa của Paracetamol người lớn được phép sử dụng là 4g (4000mg)/ngày. Sử dụng đúng dạng Paracetamol dành cho trẻ trong trường hợp bệnh nhân là trẻ em. Lưu ý không được tự ý dùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi khi không có chỉ định của bác sĩ. Với thuốc dạng lỏng: Sử dụng muỗng hoặc dụng cụ đo chuyên dụng để đong liều. Với dạng viên nhai phải nhai kỹ viên thuốc trước khi nuốt. Đối với Paracetamol dạng tan rã: Giữ tay khô ráo khi cầm viên thuốc. Chú ý không nuốt toàn bộ thuốc mà để thuốc tự hòa tan trong miệng. Đối với Paracetamol dạng sủi bọt: cần hòa tan một viên sủi với khoảng 150 – 200 mL nước. Đối với Paracetamol dạng bột pha: Pha với một lượng vừa đủ nước khoảng 5-10 mL để hòa tan hoàn toàn bột. Đối với Paracetamol dạng đặt hậu môn: Lưu ý không uống thuốc. Rửa tay sạch sẽ trước hoặc sau khi đặt thuốc và tránh đi vệ sinh hoặc đi tắm sau khi dùng thuốc. Ngoài ra người bệnh cần phải ngưng sử dụng ngay và gặp bác sĩ nếu như: Tiếp tục bị sốt sau thời gian khoảng 3 ngày sử dụng thuốc. Tình trạng đau vẫn không chấm dứt sau 7 ngày sử dụng (hoặc sau 5 ngày đối với trẻ em). Da bị nổi mẩn ngứa, đau đầu liên tục hoặc xuất hiện những đốm đỏ, sưng tấy. Các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn hoặc có thêm những triệu chứng bất thường mới. Sử dụng Paracetamol cho người lái xe và vận hành máy móc Chưa có báo cáo về những ảnh hưởng của thuốc giảm đau và hạ sốt Paracetamol trên khả năng lái xe hoặc sử dụng máy móc. Tuy nhiên, qua một số theo dõi thì thuốc có thể sử dụng ở trên đối tượng này. Sử dụng thuốc Paracetamol cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú Các nghiên cứu về việc dùng thuốc này trên phụ nữ có thai và đang cho con bú vẫn còn hạn chế. Thời kỳ mang thai: Chưa xác định được tính an toàn của thuốc dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với phát triển thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc paracetamol ở người mang thai khi thật cần. Thời kỳ cho con bú: thuốc Paracetamol được bài tiết qua sữa mẹ nhưng không có ý nghĩa đáng kể trên lâm sàng. Dữ liệu được công bố không chống chỉ định sử dụng thuốc này cho phụ nữ cho con bú. Tìm hiểu thêm: Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không? Tác dụng phụ của thuốc Paracetamol Các phản ứng phụ có thể xảy ra khi điều trị giảm đau, hạ sốt bằng thuoc Paracetamol bao gồm: Thường gặp: Mẩn ngứa, ngoại ban. Sốt, mỏi mệt. Chướng bụng, buồn nôn, nôn. Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn. Ít gặp: Phản ứng dị ứng, viêm mũi, nổi mày đay. Đau bụng, chảy máu dạ dày - ruột, làm loét dạ dày tiến triển. Lơ mơ, mất ngủ, ù tai; rối loạn thị giác, thính lực giảm. Thời gian chảy máu kéo dài. Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày. Giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu. Hiếm gặp: Hội chứng Steven-Johnson, rụng tóc. Trầm cảm, viêm màng não vô khuẩn, nhìn mờ, rối loạn nhìn màu, giảm thị lực do ngộ độc thuốc. Rối loạn co bóp túi mật, nhiễm độc gan, viêm bàng quang, tiểu ra máu.​ Danh sách trên không bao gồm tất cả các tác dụng không mong muốn có thể gặp phải. Hãy gọi cho các bác sĩ, dược sĩ đề được tư vấn kịp thời khi gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào. Tương tác của thuốc Paracetamol 500mg Việc sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol 500mg với một số thuốc khác (thuốc kê đơn hoặc không kê đơn) có thể làm thay đổi công dụng của thuốc. Một số thuốc có thể tương tác với thuốc hạ sốt paracetamol Mediplantex bao gồm: Thuốc khác cũng chứa paracetamol Amitriptyline, Amlodipine, Amoxicillin, Aspirin, Atorvastatin. Caffeine, Clopidogrel, Codeine. Diazepam, Diclofenac. Furosemide, Gabapentin, Ibuprofen. Lansoprazolem Levofloxacin, Levothyroxine. Metformin, Naproxen, Omeprazole. Pantoprazole, Prednisolone, Pregabalin. Ramipril, Ranitidine, Sertraline Simvastatin, Tramadol. Paracetamol tương tác với rượu Ethanol và thức ăn Hãy hỏi bác sĩ trước khi dùng thuốc paracetamol (hoặc các thuốc chứa hoạt chất acetaminophen) cùng với rượu Ethanol. Người nghiện rượu mãn tính có thể có nguy cơ cao bị nhiễm độc gan khi điều trị với paracetamol (APAP). Nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng, bao gồm cả trường hợp suy gan cấp dẫn đến ghép gan và tử vong. Việc sử dụng paracetamol nên được xem xét một cách thận trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân uống rượu từ 3 lần trở lên mỗi ngày. Đến gặp ngay bác sĩ nếu bạn bị sốt, ớn lạnh, đau khớp hoặc sưng, mệt mỏi hoặc suy nhược quá mức, chảy máu hay bầm tím, xuất hiện phát ban, ngứa da, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa, vàng da hoặc mắt trắng. Paracetamol tương tác với rượu Khi sử dụng Thuốc Paracetamol tốt nhất bệnh nhân nên thông báo cho bác sĩ biết về các loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ tư vấn tránh xảy ra các tương tác không mong muốn.​ Dược lý học và cơ chế hoạt động Paracetamol (còn có tên gọi khác là acetaminophen hoặc N-acetyl-p-aminophenol) là một loại chất chuyển hóa mang trong mình hoạt tính của phenacetin, được biết đến như một thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu và phổ biến có thể thay thế aspirin; tuy nhiên, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả trong điều trị các trường hợp bị viêm. Với liều dùng ngang nhau và được tính theo đơn vị gam, thì paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc acetaminophen tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Với liều điều trị, acetaminophen ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol/acetaminophen không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Khi sử dụng đến trạng thái quá liều, một chất chuyển hóa của paracetamol là N-acetyl-benzoquinonimin có thể gây độc nặng cho gan. Ở liều bình thường, paracetamol dung nạp tốt, không có nhiều tác dụng phụ của aspirin. Tuy vậy, quá liều cấp tính (trên 10 g) làm thương tổn gan gây chết người, và những vụ ngộ độc và tự vẫn bằng paracetamol đã tăng lên một cách đáng lo ngại trong những năm gần đây. Ngoài ra, nhiều người trong đó có cả thầy thuốc, dường như không biết tác dụng chống viêm kém của paracetamol. Dược động học Hấp thu: Paracetamol được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn thông qua đường tiêu hóa. Thức ăn có thể làm viên nén giải phóng kéo dài thuốc paracetamol chậm được hấp thu một phần. Thức ăn giàu carbon hydrat làm giảm tỷ lệ hấp thu của paracetamol. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị. Phân bố: Paracetamol (acetaminophen) phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Khoảng 25% lượng paracetamol trong máu kết hợp với protein huyết tương. Chuyển hóa: Paracetamol bị N-hydroxyl hóa bởi cytochrom P450 để tạo nên N-acetyl-benzoquinonimin, một chất trung gian có tính phản ứng cao. Chất chuyển hóa này bình thường phản ứng với các nhóm sulfhydryl trong glutathion và như vậy bị khử hoạt tính. Tuy nhiên, nếu uống liều cao paracetamol, chất chuyển hóa này được tạo thành với lượng đủ để làm cạn kiệt glutathion của gan; trong tình trạng đó, phản ứng của nó với nhóm sulfhydryl của protein gan tăng lên, có thể dẫn đến hoại tử gan. Thải trừ: Nửa đời huyết tương của paracetamol là 1,25 - 3 giờ, có thể kéo dài với liều gây độc hoặc ở người bệnh có thương tổn gan. Sau liều điều trị, có thể tìm thấy 90 đến 100% thuốc trong nước tiểu trong ngày thứ nhất, chủ yếu sau khi liên hợp trong gan với acid glucuronic (khoảng 60%), acid sulfuric (khoảng 35%) hoặc cystein (khoảng 3%); cũng phát hiện thấy một lượng nhỏ những chất chuyển hóa hydroxyl - hóa và khử acetyl. Trẻ nhỏ ít khả năng glucuro liên hợp với thuốc hơn so với người lớn. Quên liều thuốc Paracetamol và xử trí Nếu bỏ lỡ một liều thuốc Paracetamol sủi thì nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra. Nếu quên một liều thuốc quá lâu mà gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên. Không sử dụng 2 liều thuốc Paracetamol 500mg cùng một lúc để bù cho liều đã quên. Quá liều thuốc Paracetamol và xử trí Quá liều Paracetamol Dù cơ thể không xuất hiện triệu chứng gì bất thường, vẫn gọi ngay cho nhân viên y tế để được tư vấn cũng như đưa ra các biện pháp hỗ trợ xử lý kịp thời, bởi nếu trì hoãn thời gian cấp cứu sẽ làm tăng nguy cơ tổn thương gan nghiêm trọng. Nếu người bệnh hoặc bất kì ai uống cùng lúc nhiều viên thuốc, hoặc nếu biết một đứa trẻ có nuốt bất kỳ viên thuốc nào trong số này, gọi ngay cho bác sĩ/ dược sĩ hoặc khoa cấp cứu bệnh viện ngay lập tức để xử lý kịp thời. Luôn mang theo thuốc bên mình, thậm chí cả hộp thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng nhằm giúp việc đánh giá dễ dàng hơn. Dị ứng Paracetamol Trên thực tế dị ứng paracetamol không phổ biến. Một số triệu chứng dị ứng paracetamol như nổi mề. Cần ngưng sử dụng thuốc và đến gặp ngay bác sĩ. Bảo quản Paracetamol Bảo quản thuốc Paracetamol ở nhiệt độ 15 – 30°C. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi. Thuốc Paracetamol giá bao nhiêu? Giá Paracetamol có thể thay đổi vì một số lý do như chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi và chính sách khuyến mãi của nhà bán hàng. Hiện Paracetamol đang được phân phối sỉ lẻ tại nhà thuốc Ung Thư TAP. Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 0973.998.288 để được giải đáp thắc mắc về giá. Mua thuốc Paracetamol ở đâu? Paracetamol là thuốc được sử dụng khá phổ biến trong việc điều trị giảm đau, hạ sốt. Các bạn có thể tìm mua Paracetamol tại các hiệu thuốc lớn nếu có đơn thuốc.  Các bạn có thể dễ dàng mua Paracetamol tại nhà thuốc Ung Thư TAP bằng cách: Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Đặt hàng và mua trên website: https://ungthutap.com Gọi điện hoặc nhắn tin qua số điện thoại hotline: Call/Zalo: 0973 998 288 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất. Nguồn tham khảo Dược Thư Quốc Gia Việt Nam. Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Paracetamol. Tác giả bài viết: Dược sĩ Nguyễn Văn Quân​
[Giải Đáp]Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

[Giải Đáp]Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

Thuốc efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? đang là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của những ông bố, bà mẹ vừa đón nhận đứa con kháu khỉnh và đang trong thời gian bú sữa mẹ. Để giải đáp thắc mắc: Thuốc efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? Sau đây mời bạn cùng Dược sĩ Nguyễn Văn Quân tìm hiểu về Công dụng của thuốc efferalgan 500 Công dụng – tác dụng – chỉ định của thuốc efferalgan 500 Công dụng - Tác dụng của thuốc Efferalgan 500 Thuốc Efferalgan viên sủi chứa Paracetamol hàm lượng 500mg có tác động lên vùng dưới đồi làm giảm nhiệt độ cơ thể, giãn mạch và tăng lượng máu ở ngoại vi để tăng tỏa nhiệt của cơ thể. Nhờ đó, thuốc có tác dụng giúp người bệnh hạ sốt, giảm viêm, giảm đau. Chỉ định của thuốc Efferalgan 500 Đối với điều trị các chứng đau cho bệnh nhân: Thuốc có tác dụng giảm tạm thời đau răng, đau bụng kinh, nhức đầu,… Đối với điều trị cho bệnh nhân bị sốt: Thuốc được dùng để hạ nhiệt độ cơ thể của người bị sốt, có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh mà không ảnh hưởng đến các giai đoạn của bệnh. Efferalgan 500 mg - Paracetamol sủi giảm đau hạ sốt hiệu quả Vậy thuốc efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú. Đối với các bà mẹ đang trong thời gian cho con bú thì Efferalgan 500 chính là loại thuốc được lựa chọn hàng đầu và được ưu tiên khi kê đơn. Do thành phần của Efferalgan 500 chính là Paracetamol, mà khi mẹ sử dụng thì chỉ có 1 lượng nhỏ paracetamol đi qua sữa mẹ (6%), điều này không đem lại những ảnh hưởng đáng kể cho bé. Mặc dù thuốc efferalgan có dùng được cho phụ nữ cho con bú và rất tốt, như bạn cần thiết phải tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu có mong muốn sử dụng. Ngoài ra, việc đảm bảo sử dụng efferalgan cho phụ nữ cho con bú đúng cách, đúng liều lượng là hết sức cần thiết, vì khi sử dụng thuốc này trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất sữa để cho con bú. Đặc biệt: Nếu như bé đang ở một số trường hợp dưới đây, cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ nếu phải sử dụng thuốc efferalgan cho phụ nữ cho con bú: Đối với mẹ cho con bú, đây là loại thuốc giảm đau an toàn và là lựa chọn đầu tiên được cân nhắc khi kê toa. Nguyên nhân là do khi mẹ dùng, chỉ có 1 lượng nhỏ paracetamol đi vào sữa mẹ (khoảng 6%) và điều này không gây ra tác dụng phụ cho cho bé. Tuy nhiên, dù vậy, tốt nhất bạn vẫn nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, cần chú ý dùng đúng liều lượng và không dùng trong thời gian dài vì có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ. Bé là trẻ sinh non Bé sinh ra bị thiếu cân Bé đang điều trị vấn đề sức khỏe nào đó. Một số lưu ý khi dùng thuốc Efferalgan 500 cho phụ nữ cho con bú. Đọc tới đây, chắc hẳn bạn đã nắm rõ được câu trả lời Thuốc Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? rồi nhỉ. Dù là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt có tính an toàn cao nhưng bạn cũng cần lưu ý: Đọc kỹ thông tin hướng dẫn sử dụng hoặc tham vấn ý kiến dược sĩ trước khi mua. Dùng đúng liều lượng các bác sĩ chỉ định, kê đơn. Không dùng Efferalgan 500 chung với các loại thuốc khác mà không được chỉ định của bác sĩ Chú ý theo dõi các dấu hiệu của bé. Như vậy, Thuốc efferalgan 500 hoàn toàn có thể dùng được cho phụ nữ cho con bú bạn nhé. Nhớ tìm hiểu các thông tin và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ là có thể dùng an toàn rồi. Xem thêm:  Efferalgan 500mg uống trước hay sau khi ăn? Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?
Thuốc Efferalgan 500 mg mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Thuốc Efferalgan 500 mg mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Hiện nay thuốc Efferalgan 500mg đang được tìm kiếm cũng như sử dụng nhiều bởi các bác sĩ khuyên dùng paracetamol dạng sủi sau khi tiêm vaccine Covid-19 về mà gặp phải triệu chứng sốt nhẹ đến vừa. Đây cũng là lý do mà mặt hàng thuốc efferalgan 500mg (paracetamol sủi) tăng chóng mặt về số lượng tìm kiếm cũng như giá bán trên khắp các thị trường lớn nhỏ. Vậy thuốc Efferalgan 500 mg giá bao nhiêu? Mua thuốc Efferalgan 500 mg ở đâu? Thuốc efferalgan 500mg (paracetamol sủi) là gì? Efferalgan 500mg là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu, thuốc giúp làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc efferalgan 500 mg tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch & tăng lưu lượng máu ngoại biên. Thuốc Efferalgan chứa Paracetamol 500mg có dạng viên nén sủi bọt Đối tượng sử dụng thuốc efferalgan 500mg: Những người bị mắc các chứng đau nhẹ & vừa. Bệnh nhân bị sốt so cúm & sốt thường Nhức đầu, đau lưng, đau răng, đau nhức cơ bắp. Các cơn đau khớp nhỏ. Trị bệnh cảm lạnh thông thường. Xem thêm: Liều lượng - cách dùng thuốc giảm đau efferalgan 500mg Vậy thuốc giảm đau hạ sốt efferalgan 500mg (paracetamol sủi) giá bao nhiêu? Ung Thư TAP chúng tôi tự hào là 1 đơn vị cung cấp sỉ lẻ sản phẩm thuốc thuốc giảm đau hạ sốt efferalgan 500 mg hàng đầu tại miền bắc và cả nước. Vì chúng tôi thường xuyên nhập số lượng rất lớn nên giá luôn cam kết đứng đầu trên khắp thị trường. Hiện nay giá bán lẻ một hộp thuốc efferalgan 500 mg của chúng tôi đang là: 50.000đ/hộp Để liên hệ mua sản phẩm này, hãy liên hệ ngay hotline: Call/Zalo: 0973.998.288 Mua thuốc efferalgan 500 mg ở đâu uy tín, chính hãng? Địa chỉ của công ty chúng tôi là 85 Vũ Trọng Phụng – Thanh Xuân Trung – Thanh Xuân – Hà Nội. Ung Thư TAP nhận vận chuyển hàng trên toàn quốc và bạn chỉ cần nhấc máy lên hoặc để lại tin nhắn cho chúng tôi qua Call/Zalo: 0973.998.288, sau đó bạn chỉ cần ngồi nhà và đợi hàng được vận chuyển tới! Qua 1 thời gian tìm hiểu sâu về thị trường thuốc efferalgan 500 thì chúng tôi nhận thấy thuốc được sản xuất tại Pháp, do Covid-19 ngày càng tăng, nhu cầu sử dụng rất lớn, không phải lúc nào các nhà thuốc cũng có mặt hàng này để bán. Efferalgan 500mg (paracetamol sủi) hiện đang được tìm kiếm nhiều nên chính bởi vậy mà sản phẩm này thường xuyên cháy hàng. Hiện Ung Thư TAP đã có thể liên kết mối để nhập thuốc giảm đau, hạ sốt efferalgan về đề đặn nhằm phục vụ bà con được tốt nhất. Một lần nữa xin nhấn mạnh rằng để có thể liên hệ đặt hàng và nhận tư vấn về thuốc paracetamol dạng sủi efferalgan 500 mg thì hãy nhấc máy lên và Call/Zalo: 0973.998.288 Đặc biệt: Chúng tôi Free Ship toàn quốc nếu bạn nhập với số lượng lớn và chuyển khoản trước cho chúng tôi theo số tài khoản ​Vietcombank: Nguyễn Văn Trường số 0021000361630 chi nhanh Linh Đàm, Hoàng Mai Hà Nội Viettinbank: Nguyễn Văn Trường số 711aa4736161 chi nhánh Hoàn Kiếm Hà nội Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để có được sản phẩm Efferalgan 500 chất lượng tốt nhất và giá tốt nhất trên thị trường!
Giải đáp thắc mắc: Efferalgan 500mg uống trước hay sau khi ăn?

Giải đáp thắc mắc: Efferalgan 500mg uống trước hay sau khi ăn?

Efferalgan 500mg uống trước hay sau bữa ăn? Với tất cả các quốc gia trên thế giới chắc hẳn ở đâu cũng biết đến sự hiện diện của một loại thuốc giảm đau hạ sôt dạng sủi là Efferalgan 500mg. Đây được coi như là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu giành cho người bệnh bị đau nhức, đau lưu, đau răng,... Cũng bởi điều này nên có rất nhiều câu hỏi được đặt ra, điển hình là “Efferalgan 500mg có tác dụng gì?”, “Efferalgan 500mg cách dùng thế nào?”, “Efferalgan 500mg uống trước hay sau khi ăn?” Sau đây Dược sĩ Nguyễn Văn Quân sẽ giải đáp một số thắc mắc này của các bạn. Thuốc Efferalgan 500mg có tác dụng gì? Thuốc Efferalgan 500mg còn được gọi với một cái tên khác là Paracetamol sủi được hấp thụ vào cơ thể gần như hoàn toàn thông qua đường tiêu hóa. Thuốc có tác dụng giúp làm giảm đau trong một số trường hợp như: đau đầu, đau mỏi cơ, viêm khớp, đau lưng, đau răng, cảm lạnh,... Thuốc Efferalgan 500mg còn đem lại hiệu quả khi giúp người bệnh hạ sốt nhanh chóng trong các trường hợp như sốt do bị nhiễm khuẩn, viêm họng, viêm phế quản,... ngoài ra, thuốc cũng làm giảm đau nhức và hạ sốt trong các trường hợp bị cảm lạnh, cảm cúm, sốt do virus. Efferalgan 500mg cách dùng thế nào? (Hướng dẫn sử dụng Efferalgan 500mg) Chính vì thuốc Efferalgan 500mg rất phổ biến cho nên người dân cũng như người bệnh dễ dàng mua thuốc tại nhà, tuy nhiên không phải ai cũng nắm được cách dùng, cũng như liều dùng của thuốc này để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Dưới đây là hướng dẫn sử dụng thuốc Efferalgan 500mg: Efferalgan 500mg cách dùng: Efferalgan 500mg có dạng bào chế là viên sủi hòa tan. Cho viên thuốc vào một cốc nước vừa đủ, tầm 200ml nước, chờ đến khi thuốc tan hết rồi uống. Nếu trẻ bị sốt mà nhiệt độ trên 38,5 độ C hãy thực hiện một số bước sau trước khi sử dụng thuốc: Cởi bỏ bớt quần áo trên người của trẻ. Cho trẻ em uống thêm một chút nước nhằm hạn chế mất nước ở trẻ. Đặt trẻ ở nơi thoáng và mát. Có thể tắm qua cho trẻ bằng nước ấm với nhiệt độ thấp thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ Efferalgan 500mg liều dùng: Liều dùng của thuốc Efferalgan 500mg còn phụ thuộc vào độ tuổi, cân nặng của đối tượng sử dụng thuốc, cụ thể như sau: Đối với người lớn và trẻ em có cân nặng trên 50kg (khoảng 15 tuổi) liều thường dùng là 1-2 viên 500mg một lần. Có thể dùng tiếp sau ít nhất 4 giờ. Thông thường không cần thiết vượt quá 3g trong 1 ngày (khoảng 6 viên Efferalgan 500mg). Tuy nhiên trong trường hợp đau nhiều, tổng liều dùng thuốc có thể tăng đến 4g một ngày(khoảng 8 viên một ngày). Trẻ có cân nặng 41-50 kg (khoảng từ 12 –15 tuổi): 500mg/lần nếu cần dùng tiếp sau 4 giờ, không quá 6 viên trong 1 ngày. Trẻ có cân nặng 26-40 kg (khoảng từ 8-13 tuổi): 500mg/lần nếu cần dùng tiếp sau 6 giờ, không quá 4 viên trong 1 ngày. Trẻ có cân nặng 21-25 kg (khoảng từ 6-10 tuổi): 250mg/lần nếu cần dùng tiếp sau 4 giờ, không quá 6 lần nửa viên trong 1 ngày. Trẻ có cân nặng 15-20 kg(khoảng 3-7 tuổi): 250mg/lần nếu cần dùng tiếp sau 6 giờ, không quá 4 lần nửa viên trong 1 ngày. Lưu ý: Không dùng thuốc Efferalgan 500mg cho người lớn và trẻ em để tự điều trị sốt cao trên 39,5 độ C, sốt kéo dài trên 3 ngày hoặc sốt tái phát. Efferalgan 500mg uống trước hay sau khi ăn? Efferalgan 500mg là Paracetamol được hấp thụ nhanh chóng qua đường tiêu hóa, cũng không gây ảnh hưởng gì đến dạ dày. Bởi vậy thuốc Efferalgan 500mg có thể dùng được cả trước hoặc sau khi ăn mà không gây ảnh hưởng gì đáng ngại. Bạn cũng có thể yên tâm sử dụng bởi thuốc Efferalgan 500mg không gây ra các tác dụng không mong muốn nào đáng kể, chỉ cần tuân thủ liều dùng cũng như cách dùng thuốc Efferalgan 500mg thì bạn có thể. Một số đối tượng cần lưu ý, cũng như không nên sử dụng thuốc Efferalgan 500mg Các trường hợp không sử dụng thuốc được các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo bao gồm những đối tượng sau: Người bệnh có tiền sử mẫn cảm với paracetamol hoặc với bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc. Người bệnh bị phenylceton – niệu. Người bệnh bị thiếu máu Người bị suy gan, suy thận nặng. Người đang uống rượu hoặc vừa uống rượu; người có tiền sử nghiện rượu. Những người bị thiếu hụt loại men G6PD. Nếu dùng Efferalgan 500mg quá liều phải làm gì? Triệu chứng của quá liều thuốc: Trước hết chúng ta cần biết một số triệu chứng khi dùng quá liều thuốc thường có các biểu hiện như là: buồn nôn, nôn mửa (thường xảy ra sau 2 đến 3 giờ dùng thuốc), niêm mạc, móng tay xuất hiện tình trạng xanh tím, thân nhiệt hạ, cảm thấy mệt mỏi, thở khó,... Xử lý khi sử dụng quá liều: Liệu pháp xử lý giải độc khi sử dụng thuốc Efferalgan 500mg quá liều chính là dùng những hợp chất sulfhydryl, có lẽ tác động một phần do bổ sung dự trữ glutathion ở gan. Thuốc N – acetylcystein cũng có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch; phải cho thuốc ngay lập tức nếu chưa đến 36 giờ kể từ khi uống Efferalgan. Ngoài ra có thể dùng than hoạt hoặc thuốc tẩy muối, hoặc nước chè đặc để làm giảm hấp thu paracetamol trong thuốc Efferalgan. Kết luận Không nghi ngờ gì nữa, thuốc Efferalgan 500mg uống trước hay sau khi ăn đều đem lại hiệu quả tốt như nhau, bạn cần phải nắm vững các kiến thức về thuốc Efferalgan 500mg để có thể sử dụng sản phẩm này một cách hiệu quả. Tìm hiểu thêm: Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?
Một số bệnh ung thư thường gặp ở nam giới mà bạn nên biết

Một số bệnh ung thư thường gặp ở nam giới mà bạn nên biết

Tại Việt Nam, ung thư là một trong những bệnh lý gia tăng hàng đầu, số ca mắc bệnh và tử vong tăng lên theo hằng năm. Đặc biệt trong số đó, có một số loại ung thư thường gặp ở nam giới. Do thói quen sống, di truyền và các yếu tố khác khiến nam giới dễ bị mắc một số loại ung thư hơn nữ giới. Theo Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, năm 2018, khoảng 18 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Trong số đó, 9,5 triệu người là nam giới. Đôi khi, căn bệnh được phát hiện một cách ngẫu nhiên, trong buổi xét nghiệm hoặc thăm khám tổng thể thông thường. Một số loại ung thư đặc biệt ảnh hưởng đến đàn ông bao gồm: Ung thư phổi Chỉ trong năm 2018, thế giới ghi nhận hơn 1,3 triệu trường hợp ung thư phổi mới ở nam giới. Đây cũng là loại ung thư nguy hiểm nhất đối với đàn ông. Khối u có thể hình thành trước khi người bệnh phát triển bất cứ triệu chứng nào. Nếu cảm thấy đau ngực, khó thở, khàn giọng hoặc ho ra máu, bạn nên đến các cơ sở y tế để làm xét nghiệm, chẩn đoán. Những yếu tố có thể gây ra ung thư phổi bao gồm hút thuốc hoặc tiếp xúc nhiều với người có thói quen này. Thống kê cho thấy: nếu hút 1- 9 điếu thuốc/ngày, khả năng mắc ung thư phổi là 4,6%, 10 – 19 điếu là 8,6%, 20 – 30 điếu sẽ là 14,7%. Những nguyên nhân khác như tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá hay với khí radon, các ô nhiễm không khí từ công nghệ kim loại nặng,… cùng cộng lại với nhau thì khả năng mắc bệnh cao hơn. Ung thư tuyến tiền liệt Tuyến tiền liệt là hạch nhỏ nằm dưới bọng đái gần ruột già và bao quanh niệu đạo. Đây là cơ quan chỉ có ở nam giới, nhưng nó lại trở thành một trong những kẻ giết người thầm lặng nếu chuyển thành ung thư. Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới toàn cầu. Nếu có họ hàng từng bị ung thư tuyến tiền liệt, bạn nên bắt đầu xét nghiệm ở độ tuổi 40. Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh nên tiến hành kiểm tra thường xuyên ở độ tuổi 50. Các yếu tố như chủng tộc, tiền sử bệnh tật của gia đình và tuổi tác có thể tác động đến sự phát triển của khối u trong cơ thể. Triệu chứng ban đầu bao gồm bí tiểu, tiểu ra máu hoặc nhức xương. Những biểu hiện này có thể không rõ ràng cho đến khi bệnh đã tiến triển. Ung thư gan Ung thư gan có rất ít cơ hội điều trị cho những người mắc bệnh. Thông thường, khi bệnh được phát hiện đã ở giai đoạn muộn, người bệnh chỉ có thể sống được thêm từ 3 – 6 tháng. Chiếm 91% – viêm gan B và C là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư gan. Yếu tố chính dẫn đến ung thư gan là thói quen dùng đồ uống có cồn. Lạm dụng rượu bia cũng dễ gây bệnh xơ, hóa sẹo ở gan. Năm 2018, gần 600.000 nam giới được chẩn đoán mắc ung thư gan. Các triệu chứng của ung thư gan như: vàng da, vàng mắt, gan hoặc lách to, buồn nôn, kém ăn, sụt cân, trướng bụng… Ung thư đại trực tràng Căn bệnh thường không được chú ý nhiều vì triệu chứng sơ bộ nghèo nàn, không rõ rệt. Khối u được tìm thấy ở ruột già, ruột kết. Số nam giới mắc ung thư đại trực tràng mỗi năm khoảng 8.000 ca, dự kiến đến năm 2020 sẽ tăng lên hơn 13.000. Táo bón, chảy máu trực tràng, đau bụng, cơ thể yếu và sụt cân… là những triệu chứng phổ biến nhất ở ung thư đại tràng. Đối tượng mục tiêu của căn bệnh này là nam giới thuộc nhóm tuổi từ 30 – 60, thường xuyên ăn uống không khoa học, ăn nhiều thịt, các thực phẩm được chế biến sẵn, thiếu chất xơ và ít hoạt động thể chất. Rượu bia và thuốc lá cũng là những người bạn thân thiết của căn bệnh ung thư đại trực tràng. Bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như rối loạn tiêu hóa, trĩ, viêm loét dạ dày và kiết lỵ. Ung thư dạ dày Năm 2018, gần 700.000 trường hợp ung thư dạ dày được ghi nhận ở nam giới. Giống như các bệnh khác, triệu chứng thường không biểu hiện ở giai đoạn đầu. Tại Mỹ, chỉ có khoảng 20% bệnh nhân được phát hiện sớm, trước khi khối u lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Dấu hiệu nhân biết bao gồm buồn nôn, kém ăn, sụt cân, trướng bụng… Những người cao tuổi, béo phì, hay hút thuốc và ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn như thịt hun khói, thịt muối thường dễ phát triển ung thư dạ dày. Ung thư miệng và vòm họng Ung thư miệng và ung thư họng thường gặp ở nam giới nhiều hơn do những thói quen, lối sống thiếu lành mạnh như nghiện rượu nặng, hút thuốc lá, chế độ ăn uống thiếu rau xanh và trái cây tươi, nhiễn trùng. Hiện chưa có phương pháp điều trị ung thư. Tuy nhiên có một số cách thức giúp ngăn chặn khối u phát triển. Bên cạnh tầm soát sớm và kiểm tra sức khỏe thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, chăm tập thể dục, tránh hút thuốc và sử dụng rượu bia quá mức là những thói quen cần thiết để ngăn ngừa các loại ung thư.
Phụ nữ có 4 điểm G, Chỉ cần Sờ là lơ tơ mơ

Phụ nữ có 4 điểm G, Chỉ cần Sờ là lơ tơ mơ

Mọi người vẫn thường nói Phụ nữ có 4 điểm G mà nếu đàn ông “sờ” đúng là cứ phải gọi là đê mê, lơ tơ mơ. Chính bởi vậy nếu biết được 4 điểm G này thì chắc chắn sẽ làm cô nàng  của bạn lên từ đỉnh này sang đỉnh nọ, luôn muốn gần gũi và quan hệ với bạn mỗi ngày. Vậy chính xác thì 4 điểm G của phụ nữ nằm ở đâu, bài viết này sẽ giúp bạn truy tìm từng G-spot của nàng nhé.  Sờ trúng điểm G của phụ nữ có tác dụng gì? Chạm trúng điểm G làm cho phụ nữ cảm thấy lâng lâng thét run vì sung sướng. Toàn thân nóng bừng, các cơ hơi co rút lại, cơ thể xoắn lại, miệng bật tiếng rên rỉ như một phản xạ không điều kiện. Đặc biệt, vùng âm đạo ướt sũng từ trong ra đến âm vật do nước thủy dâm được tiết ra mạnh mẽ. Xem thêm bài viết: Sóc lọ thường xuyên có tốt không? Trên cơ thể phụ nữ không chỉ có một điểm G duy nhất. Khám phá của bác sĩ Ernst Grafenberg người Đức vào năm 1950 khi vô tình chạm vào vị trí G-spot trong âm đạo mà người phụ nữ đã phải thốt lên tiếng rên rỉ vì sung sướng. Tiếp đó, người ta cũng phát hiện ra rằng mỗi người phụ nữ không chỉ có 1 điểm G duy nhất, mà tùy từng người sẽ có điểm nhạy cảm riêng, có người chỉ 1-2 vị trí, có người sở hữu hàng chục điểm G kích thích. Phụ nữ có 4 điểm G chủ đạo, sờ trúng là ướt sũng đũng quần Điểm G trong bộ phận sinh dục phụ nữ Vị trí điểm A, điểm U, vị trí tại âm vật, âm đạo đều là những chỗ nhạy cảm chỉ cần chạm nhẹ tay sẽ khiến nàng sướng phát điên. Cùng khám phá từng điểm một nhé! Điểm A: Vị trí này nằm ngay tại thành âm đạo trước sâu vào trong khoảng 5cm. Khu vực điểm A có đặc điểm là mềm mại, có tính đàn hồi tốt. Đàn ông chỉ cần chạm nhẹ ngón giữa vào sẽ thấy tác dụng tức thì, âm đạo sẽ bắn ra nước nhờn, phụ nữ sẽ lên đỉnh chỉ sau 10 giây. Cách để sờ trúng điểm A: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa từ từ đưa vào âm đạo khoảng 5cm. Sau đó hơi cong ngón tay lên trên kích thích nhẹ xung quanh để tìm điểm A. Cần dạo đầu làm trơn cô bé hoặc sử dụng Gel bôi trơn để thâm nhập dễ dàng hơn. Điểm U: Vị trí điểm U rất dễ tìm, là khu vực dây thần kinh nằm ngay phía trên âm vật, ở cửa niệu đạo. Cách để sờ trúng điểm U: Hãy lựa ngọn tay vào phía trên cửa mình hoặc 2 mép bên để tìm điểm U. Kích thích điểm U theo chiều kim đồng hồ sẽ khiến phụ nữ rên rỉ ngay tức khắc. Âm vật: Âm vật phụ nữ có 4 điểm G, chứa tới 8000 đầu mút thần kinh khiến bạn tình sung sướng cực khi bị kích thích. Có thể kích thích bằng tay hoặc bằng lưỡi để tăng khoái cảm tại âm vật. Âm đạo: Hầu hết phụ nữ đều lên đỉnh khi được kích thích âm đạo. Do đó, hãy tận dụng tay, môi, lưỡi để mơn trớn điểm này và xem phản ứng của nàng, có run bần bật không nhé. Điểm G tại khu vực ngực của phụ nữ Ngực của phụ nữ nhạy cảm gấp 10 lần ngực của đàn ông. Muốn phụ nữ lên đỉnh chỉ cần chăm sóc vùng ngực bằng cách sờ, nắn, xoa, bóp mạnh thậm chí bú, mút và mân mê nhũ hoa trong 3 phút. Dạo đầu vùng ngực khiến cô bé trở nên ẩm ướt, thậm chí có thể khiến phụ nữ lên đỉnh luôn mà không cần xâm nhập vùng cấm địa. Điểm G ở vị trí cổ và sau gáy Cổ và sau gáy của phụ nữ khá nhạy cảm. Đôi khi chỉ một cái thở nhẹ vào đây cũng khiến nàng run lên vì sung sướng. Hãy dùng môi hôn, lưỡi liếm nhẹ vùng da mỏng và có thể cắn nhẹ để nàng thấy kích thích hơn. Dấu hiệu bạn đã chạm đúng điểm này là bạn tình sẽ vít mạnh cổ và đầu bạn, tay vò tóc bạn, toàn thân cong nhẹ để phụ trợ cho sự tấn công của bạn. Điểm G ở phần đùi trong mịn màng Đây là vị trí gần cô bé, lớp da gần sát với bẹn nên cực kỳ nhạy cảm. Chỉ cần kích thích nhẹ bằng cách vuốt ve hoặc hôn nhẹ tại vùng này sẽ khiến nàng rên bật vì cực khoái đúng nghĩa. Biểu hiện của nàng khi bạn chạm G-spot là cấu véo, cào nhẹ hoặc tay vịn nắm chặn ga trải giường hoặc chăn gối. Xem thêm bài viết: Sóc lọ là gì? Cách thủ dâm/quay tay giúp nam giới dễ lên đỉnh nhất Cách giúp nam giới phát hiện điểm G của phụ nữ Có tới 98% phụ nữ lên đỉnh khi được kích thích đúng vị trí điểm G. Tuy vậy, vì cơ thể mỗi người là mỗi khác nhau cho nên vị trí điểm G của phụ nữ nằm ở đâu cũng sẽ lại khác nhau trong âm đạo. Bạn phải tự tìm kiếm và dò la điểm G đó trước khi thâm nhập cuộc yêu để có thể làm chủ được cuộc chơi. Cách tìm điểm G của con gái (điểm nằm sau 5cm trong âm đạo)có thể thực hiện theo các bước sau: Bước 1: Mơn trớn nhẹ nhàng và thủ thỉ để kích thích ham muốn của nàng, khiến cho âm đạo tiết dịch nhờn và nở rộng ra hơn. Bước 2: Sau đó nhẹ nhàng đưa từ 1 – 2 ngón tay theo hướng móc lên vào bên trong cô bé và truy tìm. Bước 3: Kéo đẩy vài nhịp cho nàng quen dần cảm giác và bắt đầu thấy sung sướng thì bạn móc hai ngón tay và chì vào thành âm đạo ở phía trên. Bước 4: Liên tục cọ xát và theo dõi phản ứng của nàng. Khi đụng đến khối mô nhô ra ngoài gần cửa miệng và thấy nàng rên rỉ thốt hơi lên ở đâu thì đó chính là điểm G của nàng, hãy kích thích tập trung ở đây cùng ngón tay cái nhẹ nhàng mân mê “hạt đậu nhỏ”. Cách để có thể kích thích điểm G của phụ nữ Sau khi bạn đã tìm được điểm G của bạn tình thì thì giờ là công việc kích thích và làm cho đối phương hưng phấn để đạt được khoái cảm cực khoái. Bạn nên kích thích các bộ phận khác trên cơ thể nữ giới để âm đạo tiết ra chất nhầy tránh làm đau bạn tình sau đó mới thực hiện kích thích điểm G. Khi mới bắt đầu kích thích điểm G, bạn không nên vội vã “vồ” bạn tình một cách tới tấp mà bạn nên nhẹ nhàng và chậm rãi, sau đó tăng dần thì đối tác sẽ dễ đạt hưng phấn và khoái cảm hơn. Không nên thực hiện các động tác quá mạnh khi âm đạo chưa kịp tiết chất nhờn hoặc âm đạo đang khô điều này sẽ làm bạn nữ bị đau và việc tiết chất nhầy sẽ giúp cậu chủ tấn công vào bên trong dễ dàng hơn. Bạn nam nên cắt móng tay và vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện kích thích điểm G vì móng tay sẽ có thể làm trầy xước âm đạo hoặc tay không sạch sẽ khiến âm đạo bị nhiễm trùng gây ra các bệnh viêm nhiễm âm đạo. Kết luận Trong quan hệ tình dục, phụ nữ rất khó để đạt cực khoái, không phải vì họ không có ham muốn mà chính vì đối tác không biết kích thích họ đúng cách. Hy vọng sau khi biết được phụ nữ có 4 điểm G này thì các anh sẽ chủ động giúp bạn tình lên đỉnh thành công. Hãy liên hệ với Nam Khoa TAP theo số hotline 0973998288 để được tư vấn kỹ hơn về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe nam giới. Với đội ngũ, y dược sỹ tâm huyết sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Nguồn Tham khảo:  Phụ nữ có 4 điểm G "CHẠM" là thét run vì cực khoái
[Giải đáp] Sóc lọ thường xuyên có tốt không?

[Giải đáp] Sóc lọ thường xuyên có tốt không?

Sóc lọ thường xuyên có tốt không? Đây là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của các thanh niên độ tuổi mới lớn. Sóc lọ là cách nói khác của hành động thủ dâm ở nam giới. Mặc dù đây là hành động được thực hiện giúp nam giới giải tỏa những áp lực, căng thẳng nhưng để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả bạn cần tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây. Sóc lọ/thủ dâm, quay tay ở nam giới là hành động gì? Sóc lọ hay còn gọi là tự sướng, quay tay… là hành động nam giới thực hiện thủ dâm nhằm giải tỏa sinh lý và mang đến những khoái cảm tình dục. Thực chất đây là hành động nhằm giải tỏa, thỏa mãn nhu cầu tình dục bằng cách dùng tay hoặc các dụng cụ tình dục khác nhau để kích thích dương vật. Khi nam giới sóc lọ thường sẽ giải tỏa nhu cầu sinh lý và giúp nam giới xuất tinh ra bên ngoài. Thông thường hành động này sẽ được thực hiện ở nam giới trong độ tuổi dậy thì tử 15 tuổi trở lên, hormone nam sẽ được sản sinh mạnh mẽ và giúp nam giới thỏa mãn bản thân. Ngoài ra, một số nam giới trưởng thành, đã có bạn gái hoặc có gia đình cũng thực hiện sóc lọ nếu có nhu cầu. Sóc lọ thường xuyên có tốt không? Mặc dù sóc lọ là việc giúp nam giới giải tỏa tâm lý hiệu quả, nhưng việc thực hiện nếu không đúng cách cũng mang lại nhiều nhược điểm. Các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng cho biết sóc lọ thường xuyên có tốt không bạn có thể dựa vào những yếu tố ưu điểm và nhược điểm dưới đây: Lợi ích của việc sóc lọ, quay tay với nam giới Các bác sĩ chuyên nam khoa cho biết, nếu nam giới sóc lọ với tần suất vừa phải thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, những lợi ích của việc này có thể kể đến như: Giúp nam giới thỏa mãn nhu cầu sinh lý mà không cần phải quan hệ tình dục: Khi nam giới thủ dâm vẫn sẽ đạt được cực khoái như mong muốn, nhu cầu sinh lý sẽ được giải tỏa mà không cần phải quan hệ tình dục. Nam giới có thể dùng tay hoặc dụng cụ tình dục thay thế. Giúp giải tỏa căng thẳng: Khi thủ dâm sẽ giúp nam giới đạt được khoái cảm, cơ thể sẽ tiết ra hormone Endorphin hạnh phúc từ đó giải tỏa căng thẳng, giảm đau đầu, mệt mỏi. Giúp giảm rối loạn cương dương: Thủ dâm thường xuyên sẽ giúp các cơ ở vùng xương chậu được giải tỏa từ đó những dấu hiệu rối loạn cương dương, xuất tinh sớm cũng được cải thiện. Giúp cải thiện chất lượng tinh trùng: Sóc lọ cũng sẽ giúp nam giới xuất tinh do đó tinh trùng cũ sẽ được phóng ra và thay thế bằng tinh trùng mới, chất lượng tinh trùng sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, một số ý kiến còn cho rằng thủ dâm trong môi trường đảm bảo sẽ hạn chế nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, HIV… Tác hại khôn lường của việc tự sướng, thủ dâm quá nhiều Cùng với những ưu điểm thì sóc lọ thường xuyên có tốt không còn là việc nam giới dựa vào những nhược điểm hoặc những ảnh hưởng khi thủ dâm quá nhiều. Một số những tác hại mà bạn có thể gặp phải bao gồm: Gây cảm giác tội lỗi: Mặc dù sóc lọ là một hành động không sai và không trái với đạo đức mà là nhu cầu sinh lý bình thương. Nhưng nếu thực hiện hành động này thường xuyên sẽ khiến cho nam giới cảm thấy tội lỗi, tự ti và mặc cảm với bản thân và khả năng sinh lý, tình dục của mình. Sóc lọ thường xuyên có thể gây nghiện: Sóc lọ thường xuyên có tốt không thì câu trả lời là sóc lọ thường xuyên có thể gây nghiện với hành động này. Như thế, sẽ suốt ngày chỉ nghĩ đến việc này mà bỏ lỡ công việc hàng ngày, các hoạt động bên ngoài hay những cuộc gặp gỡ, giao lưu với bạn bè,… nên sống khép kín hơn. Sức khỏe giảm sút: Sóc lọ thường xuyên có tốt không thì việc này sẽ khiến cho cơ thể bạn mệt mỏi, suy nhược tinh thần, suy giảm về thể chất và dễ bị đau đầu, chóng mặt, các cơ đau mỏi,… gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Giảm độ nhạy cảm khi quan hệ: Sóc lọ quá nhiều, thường xuyên sẽ làm giảm độ nhạy cảm khi quan hệ tình dục. Nam giới cầm “cậu nhỏ” quá chặt sẽ làm giảm cảm giác hưng phấn khi quan hệ. Bên cạnh đó, việc sóc lọ thường xuyên sẽ khiến cho dương vật mất cảm giác dễ bị rối loạn cương dương, thậm chí liệt dương  Gây tổn thương bộ phận sinh dục: Khi bạn thủ dâm với cường độ và tần suất dày đặc, thường xuyên sẽ khiến cho bộ phận sinh dục dễ bị tổn thương và dễ bị viêm nhiễm.  Sóc lọ có ảnh hưởng đến chiều cao không? Cùng với câu hỏi sóc lọ thường xuyên có tốt không, rất nhiều nam giới thắc mắc sóc lọ thường xuyên có ảnh hưởng đến chiều cao hơn. Thống kê cho thấy đa số nam giới thực hiện thủ dâm khi đang trong độ tuổi dậy thì. Đây cũng là độ tuổi cần được chăm sóc để phát triển chiều cao và thể lực, do đó lo ngại thủ dâm nhiều ảnh hưởng đến chiều cao là điều dễ hiểu. Như đã nêu trên, việc sóc lọ sẽ có những tác dụng nhưng nếu thực hiện quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của nam giới. Việc thủ dâm thường xuyên sẽ tác động không nhỏ đến thể chất, trong khi đó thể chất lại là điều kiện cần thiết để phát triển chiều cao cho nam giới. Do đó, tốt nhất để không phải lo lắng ảnh hưởng của việc sóc lọ đến chiều cao nam giới nên có tần suất thủ dâm vừa phải. Ngoài ra, chiều cao của nam giới còn phụ thuộc vào di truyền, dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt… vì vậy nam giới cần cân đối dinh dưỡng, tăng cường vận động và cải thiện hoạt động sức khỏe. Hướng dẫn cách sóc lọ an toàn từ chuyên gia Để đảm bảo an toàn cũng như không phải lo lắng, sóc lọ thường xuyên có tốt không nam giới có thể tham khảo hướng dẫn cách sóc lọ an toàn từ chuyên gia dưới đây: Chỉ nên thủ dâm với tần suất vừa đủ, mỗi tuần từ 2 – 3 lần Trước và sau khi thủ dâm cần vệ sinh cơ quan sinh dục sạch sẽ, nhất là khi có sử dụng các dụng cụ tình dục, nhằm hạn chế vi khuẩn tấn công và xâm nhập Khi thực hiện sóc lọ nên thực hiện nhẹ nhàng, đúng cách nhằm hạn chế những tổn thương đến dương vật. Nên thủ dâm trong tâm lý thoải mái và thư giãn, không nên thủ dâm khi bản thân cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi Không nên vừa thủ dâm vừa xem phim sex Khi thủ dâm cần kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi điều độ Nếu trong và sau khi thủ dâm bạn thấy dương vật có những dấu hiệu bất thường thì cần dừng lại và nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn. Như vậy, việc sóc lọ, tự sướng không phải là hành động xấu nhưng cần có chừng mực vừa phải. Do đó, các bạn nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về vấn đề này có thể “tự sướng” an toàn hiệu quả, giúp ích cho sức khỏe và sinh lý của bản thân.  Ngoài ra, nam giới cũng cần lưu ý là cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và tay cũng như dụng cụ hỗ trợ tình dục trước và sau khi sóc lọ để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm bộ phận sinh dục. Trên đây là một số thông tin tham khảo về thắc mắc sóc lọ thường xuyên có tốt không, tuy nhiên những thắc mắc trên đây chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Do đó tốt nhất để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất
Một số nguyên nhân gây ung thư bạn nên biết

Một số nguyên nhân gây ung thư bạn nên biết

Ung thư là bệnh phát triển do nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng như yếu tố di truyền, tình trạng bệnh lý, tiếp xúc ngoại cảnh… Ung thư có thể được phân loại thành hàng trăm bệnh khác nhau dựa trên các tế bào phát sinh. Việc nhận biết sớm được các nguyên nhân gây bệnh ung thư có thể giúp bạn phòng ngừa được rủi ro mắc phải chứng bệnh nan y này. Ung thư là gì? Ung thư là bệnh xảy ra khi xuất hiện tế bào bất thường, phát triển không kiểm soát và tập hợp tạo thành khối u. Dần dần, tế bào ung thư sẽ xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể bình thường, bắt đầu từ cơ quan nguyên phát cho đến toàn cơ thể. Có hơn 200 loại bệnh ung thư, với tên bệnh được đặt theo cơ quan khởi phát tế bào ung thư và đặc trưng bệnh. Ví dụ ung thư bắt đầu từ phổi được gọi là ung thư phổi nguyên phát (thường gọi tắt là ung thư phổi), khi ung thư di căn đến gan, gọi là ung thư gan thứ phát,… Các loại ung thư phổ biến hiện nay gồm: Ung thư đại tràng và trực tràng, ung thư gan, ung thư cổ tử cung (chỉ có ở nữ giới), ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tụy, bệnh bạch cầu (ung thư máu),… Hầu hết bệnh ung thư không có triệu chứng lâm sàng giai đoạn khởi phát, nên chỉ phát hiện sớm khi khám sàng lọc hoặc vô tình khám bệnh ở cơ quan liên quan. Triệu chứng ung thư dựa trên cơ quan khởi phát và ảnh hưởng của nó, khi xuất hiện triệu chứng toàn thân thì khả năng cao ung thư đã di căn khắp cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư Ung thư là căn bệnh khó điều trị với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu 4 nguyên nhân gây ra bệnh ung thư để biết cách phòng tránh và giảm thiểu rủi ro mắc phải bệnh bệnh. Gây bệnh ung thư do gen di truyền Gen là các đoạn DNA nằm trên nhiễm sắc thể, có thể biến đổi theo thời gian và gây bệnh ung thư. Những đột biến này xuất phát do nhiều nguyên nhân như chế độ ăn uống và lối sống cũng như tiếp xúc với các yếu tố môi trường nhất định. Nhìn chung, chỉ có 5 – 10% trường hợp các bệnh ung thư là do di truyền, mặc dù đây là những bệnh ung thư có xu hướng xuất hiện sớm. Một trong những rối loạn di truyền có liên quan đến nguy cơ hình thành ung thư là hội chứng Lynch. Hội chứng ngăn chặn các tế bào sửa chữa DNA của chúng khi xảy ra tổn thương. Điều này có thể dẫn đến ung thư ruột kết và ung thư tử cung ở người trẻ. Một yếu tố di truyền khác là họ gen BRCA có khả năng gây ung thư vú và ung thư buồng trứng. Ngày nay, các nhà khoa học, bác sĩ lâm sàng đang sử dụng và phát triển các xét nghiệm mới để tìm kiếm dấu ấn sinh học (biomarker) giúp xác định rủi ro và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp dựa trên hồ sơ di truyền của mỗi bệnh nhân. Lối sống không lành mạnh Một số thói quen sống kém lành mạnh dưới đây có thể gây đột biến gen dẫn đến sự phát triển của bệnh ung thư: Hút thuốc lá: Hút thuốc lá gây ra 80% các trường hợp tử vong do ung thư phổi. Không chỉ ảnh hưởng đến phổi, mà hút thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh ung thư khác. Dùng rượu không kiểm soát: Rượu là chất gây kích ứng có thể làm tổn thương tế bào và thúc đẩy sản xuất các hóa chất gây ung thư trong ruột kết. Để giảm nguy cơ ung thư do rượu, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế lượng rượu tiêu thụ ở mức 1 ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới. Ăn uống không lành mạnh: Thói quen ăn thức ăn nhanh và uống nước ngọt có thể là nguyên nhân gây bệnh ung thư. Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm làm tăng nguy cơ gây ung thư như đồ ăn chế biến sẵn, thịt đỏ, đồ uống có đường và carbohydrate tinh chế. Đồng thời, hãy xây dựng chế độ ăn tập trung vào thực vật bao gồm rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và protein từ các loại đậu để bổ sung chất xơ và chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Phơi nắng quá mức: Khi tiếp xúc quá nhiều với tia UV từ mặt trời có thể gây ra ung thư da. Nhiều người không nhận ra rằng một vết cháy nắng là kết quả của tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Bạn nên dùng kem chống nắng mỗi ngày, mặc đồ kín, đeo kính râm khi ra nắng đặc biệt từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Quá cân, béo phì: Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ung thư hàng đầu, làm tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư ruột kết, trực tràng, ung thư nội mạc tử cung, ung thư thực quản, ung thư tuyến tụy và ung thư thận. Các tế bào mỡ dư thừa kích thích sản xuất nhiều hormone estrogen và insulin, thúc đẩy bệnh ung thư phát triển nhanh hơn. Hãy xây dựng thực đơn dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày và tránh xa những chất gây kích thích. Hãy duy trì chúng để phòng ngừa mắc phải bệnh ung thư. Do môi trường Việc tiếp xúc với một số hóa chất trong môi trường như amiăng, benzen, cũng như bột hoạt thạch (bột talc) và các nguồn phóng xạ khác nhau là một trong những nguyên nhân gây tổn thương ADN và dẫn đến ung thư. Một số yếu tố môi trường khác cũng có thể là nguyên nhân ung thư, bao gồm: Dùng thuốc nội tiết Phơi nhiễm hóa chất Dùng thuốc ức chế miễn dịch (thường dùng trong cấy ghép nội tạng) Tiếp xúc với vật liệu phóng xạ, ví dụ như khí radon (có thể có trong đất hoặc tích tụ trong nhà) Hóa trị và xạ trị liều cao (tức là bệnh ung thư xuất hiện do điều trị một loại ung thư khác, chủ yếu xảy ra ở trẻ em) Mặc dù ung thư có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, song độ tuổi trung bình phát hiện ung thư là từ 65 đến 74 tùy thuộc từng loại bệnh. Nguy cơ mắc bệnh cao hơn ở người lớn tuổi thường do họ đã tiếp xúc nhiều với các chất gây ung thư từ môi trường và các quá trình viêm. Nguyên nhân ung thư do virus và vi khuẩn Virus và vi khuẩn có thể làm tăng nguy cơ ung thư theo nhiều cách. Một số bệnh nhiễm virus gây tác động trực tiếp đến ADN và tạo ra những thay đổi gây ung thư. Các tình trạng nhiễm trùng khác cũng có khả năng dẫn đến viêm lâu dài và làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ như HIV làm ức chế hệ miễn dịch và khiến cơ thể không được bảo vệ trước sự phát triển của ung thư. Các loại virus và vi khuẩn có thể gây ung thư, bao gồm: Helicobacter pylori: Vi khuẩn gây viêm dạ dày HBV, HCV: Virus gây viêm gan HPV: Virus Papilloma ở người gây ra những thay đổi, tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung, hậu môn, âm hộ và âm đạo. EBV: Virus Epstein-Barr, virus herpes gây viêm hạch bạch huyết cổ họng Tình trạng quan hệ tình dục không an toàn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh HPV, HIV và viêm gan B – tất cả bệnh này đều làm tăng nguy cơ gây ung thư. Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng HPV cũng đóng một vai trò quan trọng dẫn đến nguy cơ gây bệnh ung thư ở vùng đầu và cổ. Vắc xin HPV được khuyến nghị tiêm chủng cho bé trai và bé gái bắt đầu từ 11 – 12 tuổi. Bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu và kiểm soát bệnh bằng cách áp dụng các phương pháp phòng ngừa và hạn chế nguyên nhân ung thư. Sàng lọc ung thư sớm được coi là biện pháp hữu trong việc phát hiện và điều trị kịp thời các loại ung thư. Một số biện pháp phòng ngừa nguyên nhân gây ung thư Để bảo vệ sức khỏe của mình trước những tác nhân gây ung thư, bạn có thể tham khảo một số biện pháp phòng ngừa dưới đây: Từ bỏ thói quen hút thuốc lá nhằm ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư vòm họng, ung thư phổi,… Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, ăn nhiều rau củ quả tươi. Tập thể dục đều đặn mỗi ngày. Khi làm việc trong môi trường độc hại hoặc dưới ánh nắng mặt trời, bạn nên mặc quần áo bảo hộ và đeo khẩu trang để bảo vệ mình. Kiểm tra sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kỳ, để có thể phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh ung thư, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Tác giả bài viết: Dược sĩ Nguyễn Văn Quân
Thuốc giảm đau: Thông tin cần biết !

Thuốc giảm đau: Thông tin cần biết !

Đau là gì? Đau là từ mà đã in sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người từ nhỏ cho tới lớn, Đau được biết đến là một trong những biểu hiện, triệu chứng mà bất kỳ ai cũng đã từng ít nhất 1 lần gặp phải. Tình trạng đau xuất hiện ở mọi loại đối tượng và do các nguyên nhân khác nhau, nói chung là đau là một triệu chứng thường gặp nhất và không chỉ đối với bệnh nhân trẻ tuổi hay lớn tuổi, bệnh nhân nội trú hay ngoại trú. Khi bị đau thì việc đầu tiên mà người bệnh nghĩ tới là sử dụng thuốc giảm đau để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh lý, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn chưa có kiến thức về các loại thuốc giảm đau, và hay tự ý kê đơn thuốc về để tự điều trị tại nhà. Việc này hoàn toàn là không đem lại hiệu quả tích cực đối với bệnh lý của bản thân mà thậm trí còn gây ra nhiều tác hại khác nhau mà họ không lường trước được. Thuốc giảm đau có nhiều loại và được sử dụng trong các mục đích khác nhau, sau đây Ung Thư TAP sẽ đưa các bạn tìm hiểu sâu hơn về các nhóm thuốc, loại thuốc giảm đau thường được sử dụng trong đời sống. Thuốc giảm đau là gì? Thuốc giảm đau còn được gọi theo một cái tên khác là thuốc trị đau nhức là một dạng dược phẩm nói chung có tác dụng làm giảm các cơn đau khác nhau chẳng hạn như: đau đầu, đau cơ, đau xương khớp, đau răng, đau do ung thư, đau bụng kinh,... Thuốc giảm đau được phân chia thành nhiều loại khác nhau, và có các tác dụng khác nhau, tùy thuộc và mục đích của người sử dụng mà các chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới chia thuốc giảm đau thành 3 nhóm như sau: Thuốc giảm đau nhóm I: Thuốc giảm đau nhóm này được được sử dụng với mục đích điều trị các cơn đau từ nhẹ cho tới trung bình. Trong số này có một số các loại thuốc giảm đau không opioid phổ biến gồm paracetamol, acid acetylsalicylic (aspirin) và một loại thuốc chống viêm không steroid (gọi tắt là các NSAID) như ibuprofen ở liều giảm đau. Thuốc giảm đau nhóm II: Thuốc giảm đau nhóm này dùng với các cơn đau xuất hiện với một cường độ trung bình. Bao gồm một số thuốc opioid yếu như codein và tramadol. Thuốc giảm đau nhóm III: Thuốc giảm đau nhóm này được đem ra sử dụng khi mà các cơn đau trở nên nghiêm trọng và dữ dội hơn và các thuốc giảm đau ở nhóm I và nhóm II không đáp ứng được. Bao gồm các thuốc giảm đau opioid mạnh như morphin. Một số đặc điểm và liều dùng của thuốc giảm đau nhóm I Thuốc giảm đau nhóm I (gồm paracetamol(acetaminophen), aspirin và các NSAID) là nhóm có khả năng hấp thụ tương đối tốt. Các thuốc giảm đau thuộc nhóm này hầu như rất ít gây ra sự phụ thuộc về thể chất hoặc tinh thần và tất cả đều có một tác dụng trần. Chúng có hiệu quả hầu hết là như nhau đối với cùng một loại cơn đau với cường độ từ nhẹ cho đến vừa. Một số lưu ý với từng loại như sau: Paracetamol hay còn gọi là acetaminophen Thông tin thuốc: Paracetamol 500mg  Paracetamol hay acetaminophen là thuốc giảm đau hạ sốt thông thường và phổ biến ở khắp mọi nơi, nó được coi như là một thuốc giảm đau cơ sở. Paracetamol được sử dụng ưu tiên cho cả người lớn và trẻ em do có cân bằng lợi ích/nguy cơ tốt. Liều dùng của thuốc Paracetamol chung được tính như sau: Người lớn Liều 3 g/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, cách nhau ít nhất 4 giờ. Nhìn chung, không nên vượt quá 3 g/ngày. Trong trường hợp đau nặng, liều tối đa có thể được tăng lên đến 4 g/ngày. Trẻ em Liều 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần, tức là 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ. Trên thực tế, liều sử dụng thường cao hơn, dao động từ 10 đến 15 mg/kg mỗi 4 giờ, đặc biệt là đối với cơn đau sau phẫu thuật. Tổng liều không được vượt quá 80 mg/kg/ngày ở trẻ em có cân nặng dưới 37 kg và 3 g/ngày ở trẻ em có cân nặng trên 37 kg. Paracetamol có tác động giảm đau theo cả cơ chế ngoại vi và trung ương. Thuốc acetaminophen thường được kết hợp với các thuốc giảm đau nhóm II: paracetamol kết hợp với codein phosphat cho tác dụng giảm đau vượt trội so với việc sử dụng đơn độc từng thành phần, với hiệu quả giảm đau kéo dài hơn. Paracetamol không được khuyến cáo dùng trong các trường hợp đau do viêm vì thuốc hầu như không có tác dụng chống viêm, ngược lại với aspirin và NSAID. Một số trường hợp hiếm gặp xuất hiện dị ứng trên da và giảm tiểu cầu. Chống chỉ định chính của paracetamol là: Quá mẫn với thuốc. Người suy giảm chức năng tế bào gan. Rõ ràng, so với NSAID và thuốc giảm đau khác, việc có ít chống chỉ định góp phần làm tăng mức độ tin cậy trong việc sử dụng paracetamol. Acid acetylsalicylic (aspirin) Thông tin thuốc: Aspirin 81mg TV.PHARM Acid acetylsalicylic hay aspirin đường biết đến vừa có tác dụng hạ sốt, chống viêm, vừa là một thuốc giảm đau được chỉ định trong các trường hợp đau mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc Acid acetylsalicylic thường được sử dụng khá phổ biến trong bệnh thấp khớp để điều trị các triệu chứng viêm và đau. Liều dùng của thuốc Aspirin chung được tính như sau: Người lớn và trẻ em có cân nặng trên 50 kg (khoảng 15 tuổi) 1 g/lần, có thể lặp lại sau mỗi 4 giờ nếu cần, không vượt quá 3 g mỗi ngày (2 g ở người cao tuổi); Sử dụng thuốc đều đặn, tuân thủ chế độ liều kể trên có thể giúp ngăn chặn tái phát cơn đau hoặc sốt; Người bệnh không nên dùng aspirin kéo dài trên 3 ngày để hạ sốt và trên 5 ngày để giảm đau mà không được tư vấn của bác sĩ. Aspirin có thể được sử dụng như thuốc chống viêm trong viêm khớp dạng thấp với liều tối đa 3-6 g mỗi ngày, chia làm 3 hoặc 4 liều, cách nhau tối thiểu 4 giờ. Trẻ em Cần hiệu chỉnh liều theo cân nặng và chọn dạng bào chế phù hợp. Liều dùng hàng ngày được khuyến cáo là: 60 mg/kg/ngày, chia làm 4 hoặc 6 lần; tức là 15 mg/kg mỗi 6 giờ hoặc 10 mg/kg mỗi 4 giờ. Chống chỉ định, bao gồm: Quá mẫn với thuốc. Bệnh nhân có tiền sử hen do sử dụng salicylat hoặc các thuốc có cơ chế tác dụng tương tự bao gồm NSAID. Phụ nữ ở 3 tháng cuối của thai kỳ và đang cho con bú. Bệnh nhân có loét dạ dày tá tràng giai đoạn tiến triển. Các bệnh liên quan đến rối loạn yếu tố đông máu, suy gan nặng, suy giảm chức năng thận, suy tim không kiểm soát. Bệnh nhân sử dụng methotrexat ở liều cao hơn 15 mg/tuần. Các thuốc chống đông đường uống khi đang dùng aspirin liều cao trong các bệnh lý về khớp. Lưu ý rằng aspirin không nên kết hợp với các thuốc chống đông đường uống (dù ở liều thấp), các NSAID khác, heparin và các thuốc tăng thải acid uric qua nước tiểu. Một lưu ý khác khi sử dụng Aspirin là có thể gây ra hội chứng Reye. Hội chứng này tuy rất hiếm gặp nhưng có nguy cơ xuất hiện ở trẻ em có dấu hiệu nhiễm virus (đặc biệt là thủy đậu, cúm) khi dùng aspirin. Hội chứng này có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ nôn và buồn ngủ đến liệt, thậm chí tử vong. Do đó, aspirin chỉ nên dùng cho những trẻ em với sự tư vấn của bác sĩ khi các biện pháp khác đã thất bại. Trường hợp xảy ra nôn liên tục, bị mất ý thức hay có hành vi bất thường, cần ngừng điều trị bằng aspirin. Các NSAID không phải loại salicylat NSAIDs Các thuốc nhóm này được sử dụng đầu tay với liều cao để đạt hiệu quả chống viêm và liều thấp hơn trong các trường hợp điều trị đau nhẹ và trung bình: đau răng, đau đầu, đau nửa đầu, chấn thương nhẹ, đau vùng tai mũi họng. Kết hợp các thuốc này với các thuốc giảm đau mạnh thậm chí có thể tăng hiệu quả trong điều trị đau do ung thư. Liều dùng cần hiệu chỉnh theo: Tuổi của người bệnh, cần cân nhắc đến nguy cơ giảm đào thải thuốc ở người cao tuổi; Một số tình trạng sinh lý (chú ý trên phụ nữ có thai và người có tiền sử dị ứng); Cường độ và độ lặp lại của cơn đau. Các thuốc nhóm NSAID có nhiều chống chỉ định cần được kiểm tra nghiêm ngặt, bao gồm: Quá mẫn, dị ứng với các thuốc trong nhóm. Loét dạ dày tá tràng tiến triển. Suy tế bào gan, suy thận nặng, suy tim, tiền sử mới mắc viêm ruột và chảy máu trực tràng, Người mất nước hoặc suy dinh dưỡng. Trẻ em dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai (từ tháng thứ 6) và cho con bú. Thuốc chống viêm không steroid có thể gây tăng kali máu. Nguy cơ này tăng lên khi sử dụng đồng thời với: muối kali, thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali, thuốc ức chế men chuyển, thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II, heparin (khối lượng phân tử thấp hay heparin không phân đoạn), các thuốc ức chế miễn dịch (ciclosporin, tacrolimus) và trimethoprim. Floctafenin Floctafenin là thuốc được sử dụng thuần túy với tác dụng giảm đau và chỉ dùng theo đường uống dưới dạng viên nén 200 mg. Liều dùng của thuốc là 1 viên/lần, có thể uống liều tiếp theo nếu cần, nhưng không vượt quá 4 viên/ngày. Cần tuân thủ khoảng cách tối thiểu giữa hai lần dùng là 4-6 giờ. Trong trường hợp đau nặng, có thể uống luôn 2 viên, sau đó khi đảm bảo khoảng cách tối thiểu, uống tiếp 1 viên nếu cần và không vượt quá 4 viên/ngày. Thuốc có một số phản ứng bất lợi với tần suất rất hiếm gặp nhưng nghiêm trọng, cần ngừng thuốc ngay. Thực tế đã ghi nhận một số trường hợp xảy ra các phản ứng dị ứng ở các mức độ khác nhau, từ mẩn ngứa trên da đến sốc. Các phản ứng này có thể xuất hiện sau các triệu chứng dị ứng nhẹ: ngứa ran ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, mẩn đỏ đột ngột ở da mặt hoặc cổ, phát ban, ngứa họng, cảm giác mệt mỏi. Nefopam Nefopam là một thuốc giảm đau dạng ống tiêm chứa 20 mg để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp để điều trị triệu chứng các cơn đau cấp tính, bao gồm cả đau sau phẫu thuật. Thuốc có cấu trúc hóa học khác với các thuốc giảm đau thông thường, không có tác dụng chống viêm hoặc hạ sốt và không gây ức chế hô hấp. Tuy nhiên, thuốc có hoạt tính kháng acetylcholin nên chống chỉ định cho người bệnh có tiền sử rối loạn co giật, nguy cơ bí tiểu liên quan đến tuyến tiền liệt, glaucom góc đóng và suy mạch vành. Phản ứng bất lợi thường gặp của nefopam là buồn nôn và nôn. Thuốc giảm đau nhóm II Các thuốc giảm đau nhóm II bao gồm các thuốc có cơ chế tương tự morphin nhưng tác dụng giảm đau yếu hơn. Đây là các opioid yếu, thường sử dụng kết hợp với paracetamol. Việc kết hợp này đem lại hiệu quả giảm đau tốt nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ tác dụng không mong muốn của cả hai hoạt chất liên quan. Thuốc giảm đau nhóm II được dành riêng cho những cơn đau trung bình đến dữ dội. Thuốc có thể thích hợp trong ít nhất ba tình huống: Điều trị thất bại hay không có hiệu quả khi dùng một thuốc giảm đau nhóm I; Điều trị tức thì trong các tình huống bệnh lý có cơn đau (sau chấn thương, phẫu thuật, ...); Điều trị thay thế bằng đường uống sau khi sử dụng morphin đường tiêm. Codein Thông tin thuốc: PanalganEffer Codein Codein là một opioid yếu, được chuyển hóa nhanh thành morphin trong cơ thể với tỷ lệ 10%. Do vậy, thuốc có thời gian tác dụng tương đối dài với hiệu lực bằng khoảng 1/5 so với morphin. Codein kết hợp với paracetamol hoặc aspirin trong nhiều trường hợp để tăng cường tác dụng giảm đau. Liều lượng sử dụng phải được tuân thủ nghiêm ngặt, đảm bảo khả năng dung nạp thuốc. Liều dùng của Codein: Người lớn 30-60 mg, lặp lại mỗi 4-6 giờ (với chỉ định điều trị ho, liều 10 mg mỗi 3-4 giờ). Trẻ em Codein trong các dạng siro có thể được sử dụng với liều 1-3 mg/kg/ngày, không vượt quá 6 mg/kg/ngày ở trẻ trên 1 tuổi. Khi sử dụng liều trên 10 mg/kg/ngày, trẻ có nguy cơ co giật. Opioid yếu này được kết hợp với paracetamol trong một số chế phẩm viên nén, có thể sử dụng cho trẻ ≥6 tuổi và cân nặng trên 14 kg. Chống chỉ định codein trong một số trường hợp: quá mẫn với thuốc, ho có đờm, nghiện ma túy, tình trạng phụ thuộc opioid, suy hô hấp, hen, suy tim nặng, thời kỳ mang thai và cho con bú. Ở liều điều trị, tác dụng không mong muốn của codein tương tự như các opioid khác, mặc dù hiếm gặp và nhẹ hơn: táo bón, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nôn. Đặc biệt đã ghi nhận được báo cáo về trường hợp co thắt phế quản, dị ứng hoặc suy hô hấp. Ngoài ra, thuốc còn có nguy cơ gây nghiện, hội chứng cai thuốc cho người dùng, kể cả trên trẻ sơ sinh khi sử dụng codein cho người mẹ trong giai đoạn mang thai. Tramadol Thông tin thuốc: Ultracet 37.5mg Tramadol được chỉ định trong các cơn đau mức độ trung bình đến nặng. Ở liều điều trị, đây là một thuốc giảm đau trung ương có hiệu quả dựa trên tác dụng hiệp đồng thông qua 2 cơ chế: Tác dụng tương tự các opioid thông qua việc gắn vào thụ thể μ của opioid. Tác dụng trên hệ thần kinh trung ương do ức chế tái thu hồi noradrenalin và serotonin, do đó kiểm soát được sự truyền tín hiệu đau về thần kinh trung ương. Khi sử dụng ở liều điều trị, thuốc ít tác động trên tiêu hóa, ít ức chế hô hấp hơn so với morphin. Các nghiên cứu trên động vật cho thấy thuốc ít gây phụ thuộc hơn so với morphin. Hiệu lực giảm đau của tramadol bằng khoảng 1/10 đến 1/6 morphin. Khi sử dụng kết hợp với các thuốc giảm đau nhóm I, hiệu lực giảm đau của thuốc được tăng cường. Liều dùng của tramadol: Dạng viên: Cơn đau cấp: liều tấn công 100 mg, liều duy trì 50 mg hoặc 100 mg mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 400 mg/24 giờ. Cơn đau mạn: liều tấn công 50 hoặc 100 mg, liều duy trì 50 mg hoặc 100 mg mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 400 mg/24 giờ. Dạng dung dịch tiêm: Tramadol có thể tiêm tĩnh mạch chậm (2-3 phút) hoặc pha trong dịch truyền. Cơn đau nặng: liều tấn công 100 mg. Trong vòng 1 giờ sau liều tần công, bổ sung 50 mg mỗi 10-20 phút, không vượt quá tổng liều 250 mg (bao gồm cả liều tấn công). Sau đó, có thể sử dụng 50 hoặc 100 mg mỗi 4-6 giờ, không vượt quá 600 mg/ngày. Cơn đau trung bình: 50 hoặc 100 mg trong giờ đầu tiên. Trường hợp đặc biệt: Khi sử dụng cho bệnh nhân trên 75 tuổi (dạng viên nang hoặc dung dịch tiêm), cần kéo dài khoảng cách giữa các lần dùng (9 giờ đối với dạng viên nang). Trường hợp suy gan, cần giảm liều mỗi lần đi một nửa hoặc tăng khoảng cách đưa liều lên 2 lần (12 giờ). Trường hợp suy thận, cần tăng khoảng thời gian giữa các lần dùng lên 2 lần (12 giờ) với bệnh nhân có độ thanh thải creatinin <30 ml/phút và tránh sử dụng cho bệnh nhân có độ thanh thải <10 ml/phút. Thuốc giảm đau nhóm III Trong một thời gian dài, các opioid mạnh, đặc biệt là morphin không được sử dụng đúng mức trong thực hành do lo ngại suy hô hấp và gây nghiện. Khi sử dụng theo đơn và với mục đích giảm đau, nguy cơ dung nạp và nguy cơ gây nghiện của các thuốc này được hạn chế. Các thuốc giảm đau nhóm III, còn gọi là opioid mạnh, được chia thành ba nhóm: chất chủ vận toàn phần (morphin), chất chủ vận từng phần (buprenorphin) và chất đối kháng (nalbuphin). Nguyên tắc chung là không bao giờ được kết hợp chất chủ vận từng phần và chất đối vận với chất chủ vận toàn phần do tác dụng đối kháng của các thuốc. Morphin Thông tin thuốc: Morphin 30mg Morphin được coi là thuốc tham chiếu trong nhóm thuốc giảm đau mạnh, mặc dù cường độ tác dụng của morphin không phải là mạnh nhất. Morphin thích hợp cho các trường hợp đau dai dẳng, dữ dội hay khó điều trị (đặc biệt là đau ung thư). Cần thay đổi một số quan niệm thường gặp về morphin, gây ra nỗi sợ hãi vô cớ cho bệnh nhân và cản trở tiếp cận điều trị. Thực tế, trong bối cảnh điều trị, thuốc không gây ảo giác, không gây phụ thuộc và không cần hạn chế sử dụng trên các bệnh nhân giai đoạn cuối. Tuy nhiên, sử dụng thuốc không hợp lý luôn kèm theo nguy cơ lệ thuộc thuốc. Liều dùng của Morphin: Nên ưu tiên sử dụng đường uống. Liều khởi đầu thông thường là 60 mg/ngày, tiếp theo cần dò liều để xác định mức liều thấp nhất có hiệu quả. Cách đơn giản nhất là sử dụng morphin dạng tác dụng nhanh mỗi 4 giờ và chỉnh liều mỗi 8 giờ bằng cách tăng liều từ 30% đến 50%. Giữa các lần dùng thuốc theo giờ cố định, có thể bổ sung liều trung gian hay liều dự phòng nếu vẫn có yêu cầu giảm đau. Ví dụ: trong thời gian đầu tiên, có thể đưa thuốc mỗi giờ. Liều dự phòng tương đương 10%-15% tổng liều 24 giờ. Chống chỉ định sử dụng morphin trong trường hợp: Quá mẫn với thuốc. Trẻ em dưới 6 tuổi, suy hô hấp mất bù, suy gan nặng (có hội chứng não gan). Người bị bệnh cấp tính (chấn thương sọ não, tăng áp lực nội sọ, không có thông khí kiểm soát), động kinh không kiểm soát. phụ nữ cho con bú và khi khôi phục hoặc tiếp tục một phác đồ điều trị kéo dài sau khi sinh con. Fentanyl Thông tin thuốc: Fentanyl - Hameln 50mcg/ml Đây là thuốc giảm đau mạnh có cơ chế tác dụng tương tự như morphin nhưng tác dụng nhanh và kéo dài. Tác dụng giảm đau của fentanyl mạnh hơn morphin 100 lần. Fentanyl được chỉ định cho cơn đau mạn tính và nghiêm trọng không thể giải quyết được bằng thuốc giảm đau opioid khác. Một số chế phẩm fentanyl giải phóng kéo dài từ dạng bào chế hấp thu qua da đã được phát triển để thay thế cho đường uống khi cơn đau ổn định và có ít tác dụng phụ hơn so với morphin. Khi bắt đầu sử dụng fentanyl, phải cân nhắc đến phác đồ opioid trước đó. Cần xem xét khả năng xuất hiện nguy cơ lệ thuộc thuốc, tình trạng bệnh nhân, và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Do đó, liều lượng không nên cố định mà được tính toán dựa vào tất cả các tiêu chí trên. Chống chỉ định dùng fentanyl trong các trường hợp: Quá mẫn cảm, đau cấp tính ngắn sau phẫu thuật (do không thể chỉnh liều trong một thời gian ngắn), Rối loạn nghiêm trọng hệ thần kinh và người bệnh chưa bao giờ dùng opioid. Nguồn thông tin: http://magazine.canhgiacduoc.org.vn/Magazine/Details/155
Giải đáp thắc mắc: Paracetamol nên dùng trước hay sau bữa ăn?

Giải đáp thắc mắc: Paracetamol nên dùng trước hay sau bữa ăn?

Có lẽ Paracetamol gần như đã được in sâu vào tiềm thức của người dân trên toàn thế giới với công dụng giúp bệnh nhân hạ sốt một cách cực kỳ hiệu quả. Không những vậy, paracetamol 500mg dạng sủi hay dạng viên, tiêm truyền,... còn được sử dụng trong điều trị giúp giảm các tình trạng đau do phẫu thuật, đau do ung thư, đau do các loại bệnh lý thông thường khác ở những mức độ vừa và nhẹ. Ở mỗi cấp độ, độ tuổi của bệnh nhân thì paracetamol được sử dụng với các liều dùng khác nhau, và cách sử dụng khác nhau. Tuy nhiên, câu hỏi mà Ung Thư TAP nhận được rất nhiều qua từng năm lại là câu “Paracetamol nên dùng trước hay sau bữa ăn?”. Vậy, Paracetamol nên được sử dụng trước hay sau bữa ăn để đạt hiệu quả cao? Dược sĩ Nguyễn Văn Quân: Trước hết tôi thay mặt cho Ung Thư TAP xin cảm ơn quí vị, bạn đọc đã đặt câu hỏi cho chúng tôi, và với câu hỏi “Paracetamol nên dùng trước hay sau bữa ăn?” ở trên tôi xin được trả lời như sau: Paracetamol là một loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến trên toàn thế giới, nó được phân chia ở nhiều dạng bào chế khác nhau như: siro, viên nén, viên nang, dung dịch tiêm truyền, bột,... và được dùng bằng nhiều đường khác nhau như đường uống, đường tiêm truyền, đặt hậu môn,... Paracetamol 500mg nên dùng trước hay sau bữa ăn? Hơn hết đối với paracetamol ở dạng uống thì có thể dùng trước hay sau bữa ăn đều được, cũng có nghĩa là khi đói hay no đều có thể sử dụng paracetamol, và thuốc này cũng không ảnh hưởng đến khu vực dạ dày và cũng không bị tác động nhiều do bữa ăn. Ngoài ra, một số dạng paracetamol đường tiêm truyền và đặt hậu môn thì chúng ta được khuyên nên sử dụng chỉ theo hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn, và được theo dõi kỹ càng. Như vậy, Dược sĩ Nguyễn Văn Quân đã giải đáp thắc mắc rằng: Paracetamol khi uống trước hay sau bữa ăn đều tốt và mang lại hiệu quả cao khi sử dụng đúng mục đích, bạn nhé! Tìm hiểu thêm: Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?
Giải đáp thắc mắc: Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?

Giải đáp thắc mắc: Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?

Như các bạn đã biết, Paracetamol 500mg là một trong những thuốc được biết đến cực kỳ nhiều với công dụng giúp cho bệnh nhân, người bị đau từ nhẹ đến trung bình, và nó cũng là một trong những sự lựa chọn hàng đầu với tác dụng giúp hạ sốt nhanh, từ đó khiến bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và tránh khỏi những cơn đau gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Cũng từ đó mà rất nhiều người quan tâm đến tác động đến cơ thể bằng cách nào, nhất là đối với các bà bầu và các ông chồng sắp được làm bố hiện nay. Chính vì vậy mà câu hỏi “Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?” đang là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất. Cùng Ung Thư TAP tìm hiểu về câu hỏi này nhé! Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không? Mang bầu là một quá trình hết sức tự nhiên và cũng là một điều thiêng liêng giành cho các cặp vợ chồng, chính bởi vậy nên không thể không tránh khỏi những lo toan trong suốt khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày. Trong thời gian này hầu như bà bầu nào cũng va phải nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, đến dinh dưỡng, và thường thấy nhất chính là những cơn đau từ nhẹ cho đến nặng như đau đầu, mệt mỏi, đau nhức toàn thân,…  Ngoài những cơn đau nhẹ kể trên thì hầu như phụ nữ trong thời kỳ mang thai thường có thời điểm suy nhược cơ thể và mắc phải nhiều căn bệnh khác nhau, đặc biệt phải kể đến là sốt, cảm cúm,… Lúc này Paracetamol chính là một trong những từ được nghĩ đến đầu tiên để có thể giúp giảm đau, hạ sốt nhanh chóng. Sơ dĩ như vậy là vì Paracetamol 500 đã được định hình ngay từ đầu là thuốc có thể giảm đau và hạ sốt ngay sau khi dùng những liều đầu tiên và nó khắc phục các tình trạng đau một cách hiệu quả. Trong một số nghiên cứu thì việc sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt paracetamol 500mg trong thời gian mang bầu thường không có hiện tượng gây dị tật tới thai nhi, hoặc gây sảy thai trong vòng 3 tháng đổ lại. Cùng với đó thì thuốc này cũng không trực tiếp hay gián tiếp gây ra hiện tượng sinh non trong vòng 3 thái cuối của thời kỳ mang thai. Paracetamol 500mg - Thuốc giảm đau, hạ sốt của Mediplantex​ Vậy Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không? Và câu trả lời là có thể dùng được: paracetamol ở dạng viên nén, gói, siro, viên sủi, cốm sẽ là phương pháp hữu hiệu mà Bà mẹ trong suốt thời gian mang bầu có thể uống thuốc,… So với thuốc aspirin và ibuprofen thì paracetamol được đánh giá là thuốc giảm đau, hạ sốt an toàn nhất cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ việc sử dụng thuốc paracetamol có thể mang lại một số tác dụng phụ nhất định, và bà bầu cũng như các ông chồng cần phải hết sức chú ý. Một số lưu ý khi dùng thuốc paracetamol 500mg cho bà bầu Việc sử dụng paracetamol 500 ắt sẽ mang lại một vài những tác dụng không mong muốn nhất định bởi vậy nên các bà bầu nếu có mong muốn sử dụng thuốc cần nhớ hoặc lưu lại một số lưu ý dưới đây: Chủ động thông báo ngay với bác sĩ rằng mình đang mang bầu để được bác sĩ điều chỉnh lượng thuốc phù hợp. Khi bị sốt ở mức 38,5 độ C trở nên, mẹ bầu có thể được bác sĩ chỉ định dùng 1 viên Paracetamol có hàm lượng 500mg. Chỉ nên dùng liều tiếp theo sau đó khoảng 4 – 6 giờ và không sử dụng quá 6 viên/ ngày. Sử dụng thuốc Paracetamol 500mg đúng liều rất an toàn Đặc biệt là bà bầu không được dùng thuốc paracetamol 500mg liên tục quá 3 ngày liền nhau, trừ khi có yêu cầu từ phía bác sĩ điều trị. Nếu phụ nữ đang mang bầu mà vướng phải một số tình trạnh lên quan mật thiết tới sức khỏe như suy, suy thận hạy bị thiếu máu thì cần đặc biệt lưu ý và nghe theo ý kiến bác sĩ vì paracetamol có thể gây nhiễm độc ở gan và đe dọa tới sức khỏe của người sử dụng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về để uống mà phải tuyệt đối nghe theo ý kiến bác sĩ vì nếu tự ý dùng thuốc mà quá liều dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc gây dị tật. Giữ tâm lý được thoải mái khi dùng thuốc paracetamol và bổ sung vitamin đầy đủ, trong quá trình thường xuyên trao đổi các vấn đề với bác sĩ để có thể được tư vấn kịp thời. Như vậy Ung Thư TAP đã phần nào giúp cho bạn đọc, các bà mẹ đang mang bầu, những ông chồng sắp làm bố hay bất kỳ ai đang thắc mắc có thể có một cái nhìn tổng quan hơn về câu hỏi “Paracetamol 500mg có dùng được cho bà bầu không?”. Ung Thư TAP xin cảm ơn vì mọi người đã đọc tới đây!
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biết

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biết

Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn khác nhau bao gồm: Ung thư vòm họng giai đoạn 1 (hay còn gọi là giai đoạn đầu): Biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Các triệu chứng xuất hiện với tần số xác suất liên tục và thường xuyên, dữ dội hơn. Ung thư vòm họng giai đoạn 3: Triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn, liên tục và dữ dội kèm theo triệu chứng của các bộ phận bị ung thư di căn sang. Ung thư vòm họng giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối cùng của bệnh, bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe trầm trọng. Ở bài viết này, mời các bạn cùng Ung Thư TAP tìm hiểu về Ung thư vòm họng giai đoạn cuối nhé. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là gì? Ung thư vòm họng giai đoạn cuối (hay còn gọi là ung thư vòm họng giai đoạn 4) là bệnh khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn, bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm sức khỏe một cách trầm trọng, mọi hoạt động hay nhất cử nhất động đều cảm thấy khó khăn, những triệu chứng ảnh hưởng xảy ra một cách thường xuyên và kéo dài, gây cho người bệnh một cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Dấu hiệu,biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn cuối (giai đoạn 4) Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có những biểu hiện rõ ràng và các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, mật độ dày lên và gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sống của bệnh nhân. Một vài biểu hiện lâm sàng được ghi nhận của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối như là: Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối (internet) Một số dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn 3 được biết đến sau đây như: Đau đầu: Thường đau nửa đầu dữ dội, càng ở giai đoạn sau, khối u càng tiến triển, cơn đau đầu càng rõ và xảy ra thường xuyên hơn, có thể đau thành từng cơn xuất hiện đột ngột. Đau dùng thuốc giảm đau không thấy thuyên giảm nhiều. Nói khó, khàn tiếng, nuốt vướng có thể nuốt đau. Ù tai liên tục, nghe kém, một số trường hợp bị nặng có biểu hiện điếc. Soi tai có thể thấy hiện tượng viêm tai có mủ, mùi hôi khó chịu. Ngạt mũi, chảy nhầy mũi, có thể kèm chảy máu, mủ và các tổ chức bị hoại tử. Nổi hạch: Thường gặp nhất là hạch góc hàm và hạch cổ. Ban đầu hạch nhỏ, chắc, không đau. Sau dần các hạch cũng phát triển tăng dần về kích thước, hạch to gây chèn ép các vùng xung quanh, đau, chảy mủ, thậm chí có các tổ chức bị hoại tử, mùi hôi khó chịu. Có dấu hiệu tổn thương của các dây thần kinh sọ não như liệt hay tê bì nửa mặt, lác mắt, liệt cơ... Ung thư vòm họng giai đoạn cuối, các khối u ác tính lan tràn di căn đến các bộ phận khác như ung thư hạch, ung thư phổi,...Do đó trên lâm sàng còn có thể thấy bệnh nhân có triệu chứng của các vùng tổn thương vùng khác.. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa được không? Các tế bào ung thư vòm họng ở giai đoạn 4 lúc này đã di căn sang các khu vực lân cận, và bắt đầu gây bệnh nên các khu vực khác trên cơ thể cho nên việc kiểm soát bệnh tình lúc này là rất khó khăn. Việc chữa khỏi ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối gần như là không thể, lúc này việc điều trị ung thư vòm họng nhằm làm giảm các triệu chứng, ảnh hưởng do khối u ung thư gây ra mà thôi. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Ở giai đoạn đầu: là giai đoạn mầm mống ung thư vừa mới hình thành nên nếu được điều trị kịp thời số người sống qua 5 năm chiếm khoảng 83,7 %. Một số trường hợp bệnh nhẹ, có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp xạ trị tại chỗ. Với giai đoạn 2 và 3: tế bào ung thư xâm lấn sang các mô gần và các hạch cổ, hạch bạch huyết. Nếu được phát hiện và điều trị, tiên lượng sống qua 5 năm chiếm khoảng 65%. Giai đoạn cuối: tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể (nguy hiểm nhất là não bộ) nên lúc này các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm tốc độ bội nhiễm lây lan sang tế bào lành. Tỷ lệ tái phát di căn sau điều trị chiếm gần như 100%. Vì vậy số người có thể sống sót sau 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối rất thấp, chỉ chiếm từ 10% – 38%. Những trường hợp quá nặng có thể tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện bệnh. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn sang các khu vực nào? Một số loại ung thư khác có khối u có thể di căn ra khắp cơ thể, tuy nhiên ung thư vòm họng chủ yếu di căn sang các bộ phận ở khu vực đầu và cổ như: Khoang tai, khoang mũi, hạch cổ và não bộ. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang tai Ung thư vòm họng khiến bệnh nhân bị ù tai, đau tai và khả năng nghe giảm sút. Ở giai đoạn cuối di căn ung thư vòm họng, các khối u xâm lấn lên vòi nhĩ làm tắc vòi nhĩ khiến chứng ù tai đau tai trầm trọng hơn rất nhiều. Người bệnh có hiện tượng viêm tai giữa, chảy mủ tai, thậm chí mất khả năng nghe. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang mũi Tế bào ung thư di căn lên khoang mũi và bội nhiễm thành khối u. Ở giai đoạn cuối, kích thước khối u phát triển to chèn vào các khoang mũi gây khó thở, ngạt thở, chảy mủ mũi hoặc chảy mủ kèm theo máu ở trường hợp nặng. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới các hạch cổ Theo khảo sát cho thấy có tới 60% – 90% ung thư vòm họng di căn tới các hạch cổ. Hạch cổ hoặc hạch bạch huyết nằm rất gần với khu vực vòm họng nên đây thường là bộ phận mà các tế bào ung thư vòm họng “chào hỏi” đầu tiên. Tế bào ung thư di căn và xâm lấn khiến vùng cổ nổi lên cách hạch tròn có thể nhìn bằng mắt thường, sờ nắn có cảm giác cứng. Cảm giác khó chịu, vướng víu sẽ xuất hiện ở cổ bệnh nhân. Nếu hạch bị vỡ sẽ gây đau đớn và chảy máu cho người bệnh. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới não bộ Ung thư vòm họng di căn tới não bộ là loại di căn nguy hiểm và dễ gây tử vong nhất cho người bệnh. Các tế bào ung thư di căn nên não bộ có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng như: Đau đầu: Cảm thấy đau đầu dữ dội, đau liên tục, các cơn đau lan từ nửa đầu bên này sang nửa đầu bên kia. Khối u phát triển và chèn vào các dây thần kinh sọ não làm gây ra một loạt các biến chứng như: lác mắt, lồi mắt, sụp mí, suy giảm thị lực nghiêm trọng, nhìn lóa thành 2 cảnh, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt, nôn ói hoặc thậm chí tử vong. Ngoài các biến chứng di căn, ung thư vòm họng giai đoạn cuối còn gây ra một số dấu hiệu như: chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, da xanh xao, sụt cân nhanh chóng, mất ngủ, đau đớn… Chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối Trong suốt quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc cho bệnh nhân là yếu tố vô cùng quan trọng để hỗ trợ cho hiệu quả điều trị. Đối với các bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối cần phải lưu ý: Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý Nên có một chế độ ăn riêng đặc biệt cho những bệnh nhân bị ung thư vòm họng đặc biệt ở giai đoạn cuối, cách chế biến dễ ăn nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để có thể tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, giúp quá trình trị liệu và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân được tốt hơn. Nên chọn những thực phẩm hay món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tăng khả năng hấp thu thức ăn. Thực hiện chế độ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nên tránh các chất kích thích như rượu bia. Tránh sử dụng thuốc lá. Nếu bệnh nhân là người nghiện thuốc thì nên cai thuốc. Tránh sử dụng thuốc lá, các chất kích thích. Để bệnh nhân có tư tưởng thoải mái Động viên tinh thần, củng cố tâm lý, khích lệ động viên người bệnh có nghị lực để vượt qua bệnh tật. Giai đoạn này, gia đình người thân vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân. Để bệnh nhân có tư tưởng thoải mái, tránh stress căng thẳng, lo lắng quá độ có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Điều trị đúng phương pháp Cho bệnh nhân sử dụng thuốc và điều trị theo đúng phương pháp cũng như quá trình trị liệu bác sĩ đã đưa ra. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường rất khó điều trị. Việc có thể làm chỉ là hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng, giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân và ngăn chặn sự tiến triển tiếp của bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng như Ghv Ksol, Fucoidan Xanh Okinawa, King Fucoidan & Agaricus cũng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vòm họng vì những sản phẩm này nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, và giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể bệnh nhân. Như vây, Ung Thư TAP đã có một số chia sẻ về Ung thư vòm họng giai đoạn cuối, hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ nắm được kiến thức để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Xem thêm>>>> Ung thư vòm họng và những điều cần biết Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết Ung thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?    
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB