Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biết

Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biết

Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn khác nhau bao gồm: Ung thư vòm họng giai đoạn 1 (hay còn gọi là giai đoạn đầu): Biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Các triệu chứng xuất hiện với tần số xác suất liên tục và thường xuyên, dữ dội hơn. Ung thư vòm họng giai đoạn 3: Triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn, liên tục và dữ dội kèm theo triệu chứng của các bộ phận bị ung thư di căn sang. Ung thư vòm họng giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối cùng của bệnh, bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe trầm trọng. Ở bài viết này, mời các bạn cùng Ung Thư TAP tìm hiểu về Ung thư vòm họng giai đoạn cuối nhé. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là gì? Ung thư vòm họng giai đoạn cuối (hay còn gọi là ung thư vòm họng giai đoạn 4) là bệnh khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn, bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm sức khỏe một cách trầm trọng, mọi hoạt động hay nhất cử nhất động đều cảm thấy khó khăn, những triệu chứng ảnh hưởng xảy ra một cách thường xuyên và kéo dài, gây cho người bệnh một cảm giác khó chịu, mệt mỏi. Dấu hiệu,biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn cuối (giai đoạn 4) Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có những biểu hiện rõ ràng và các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, mật độ dày lên và gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sống của bệnh nhân. Một vài biểu hiện lâm sàng được ghi nhận của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối như là: Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối (internet) Một số dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn 3 được biết đến sau đây như: Đau đầu: Thường đau nửa đầu dữ dội, càng ở giai đoạn sau, khối u càng tiến triển, cơn đau đầu càng rõ và xảy ra thường xuyên hơn, có thể đau thành từng cơn xuất hiện đột ngột. Đau dùng thuốc giảm đau không thấy thuyên giảm nhiều. Nói khó, khàn tiếng, nuốt vướng có thể nuốt đau. Ù tai liên tục, nghe kém, một số trường hợp bị nặng có biểu hiện điếc. Soi tai có thể thấy hiện tượng viêm tai có mủ, mùi hôi khó chịu. Ngạt mũi, chảy nhầy mũi, có thể kèm chảy máu, mủ và các tổ chức bị hoại tử. Nổi hạch: Thường gặp nhất là hạch góc hàm và hạch cổ. Ban đầu hạch nhỏ, chắc, không đau. Sau dần các hạch cũng phát triển tăng dần về kích thước, hạch to gây chèn ép các vùng xung quanh, đau, chảy mủ, thậm chí có các tổ chức bị hoại tử, mùi hôi khó chịu. Có dấu hiệu tổn thương của các dây thần kinh sọ não như liệt hay tê bì nửa mặt, lác mắt, liệt cơ... Ung thư vòm họng giai đoạn cuối, các khối u ác tính lan tràn di căn đến các bộ phận khác như ung thư hạch, ung thư phổi,...Do đó trên lâm sàng còn có thể thấy bệnh nhân có triệu chứng của các vùng tổn thương vùng khác.. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa được không? Các tế bào ung thư vòm họng ở giai đoạn 4 lúc này đã di căn sang các khu vực lân cận, và bắt đầu gây bệnh nên các khu vực khác trên cơ thể cho nên việc kiểm soát bệnh tình lúc này là rất khó khăn. Việc chữa khỏi ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối gần như là không thể, lúc này việc điều trị ung thư vòm họng nhằm làm giảm các triệu chứng, ảnh hưởng do khối u ung thư gây ra mà thôi. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu? Ở giai đoạn đầu: là giai đoạn mầm mống ung thư vừa mới hình thành nên nếu được điều trị kịp thời số người sống qua 5 năm chiếm khoảng 83,7 %. Một số trường hợp bệnh nhẹ, có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp xạ trị tại chỗ. Với giai đoạn 2 và 3: tế bào ung thư xâm lấn sang các mô gần và các hạch cổ, hạch bạch huyết. Nếu được phát hiện và điều trị, tiên lượng sống qua 5 năm chiếm khoảng 65%. Giai đoạn cuối: tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể (nguy hiểm nhất là não bộ) nên lúc này các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm tốc độ bội nhiễm lây lan sang tế bào lành. Tỷ lệ tái phát di căn sau điều trị chiếm gần như 100%. Vì vậy số người có thể sống sót sau 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối rất thấp, chỉ chiếm từ 10% – 38%. Những trường hợp quá nặng có thể tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện bệnh. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn sang các khu vực nào? Một số loại ung thư khác có khối u có thể di căn ra khắp cơ thể, tuy nhiên ung thư vòm họng chủ yếu di căn sang các bộ phận ở khu vực đầu và cổ như: Khoang tai, khoang mũi, hạch cổ và não bộ. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang tai Ung thư vòm họng khiến bệnh nhân bị ù tai, đau tai và khả năng nghe giảm sút. Ở giai đoạn cuối di căn ung thư vòm họng, các khối u xâm lấn lên vòi nhĩ làm tắc vòi nhĩ khiến chứng ù tai đau tai trầm trọng hơn rất nhiều. Người bệnh có hiện tượng viêm tai giữa, chảy mủ tai, thậm chí mất khả năng nghe. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang mũi Tế bào ung thư di căn lên khoang mũi và bội nhiễm thành khối u. Ở giai đoạn cuối, kích thước khối u phát triển to chèn vào các khoang mũi gây khó thở, ngạt thở, chảy mủ mũi hoặc chảy mủ kèm theo máu ở trường hợp nặng. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới các hạch cổ Theo khảo sát cho thấy có tới 60% – 90% ung thư vòm họng di căn tới các hạch cổ. Hạch cổ hoặc hạch bạch huyết nằm rất gần với khu vực vòm họng nên đây thường là bộ phận mà các tế bào ung thư vòm họng “chào hỏi” đầu tiên. Tế bào ung thư di căn và xâm lấn khiến vùng cổ nổi lên cách hạch tròn có thể nhìn bằng mắt thường, sờ nắn có cảm giác cứng. Cảm giác khó chịu, vướng víu sẽ xuất hiện ở cổ bệnh nhân. Nếu hạch bị vỡ sẽ gây đau đớn và chảy máu cho người bệnh. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới não bộ Ung thư vòm họng di căn tới não bộ là loại di căn nguy hiểm và dễ gây tử vong nhất cho người bệnh. Các tế bào ung thư di căn nên não bộ có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng như: Đau đầu: Cảm thấy đau đầu dữ dội, đau liên tục, các cơn đau lan từ nửa đầu bên này sang nửa đầu bên kia. Khối u phát triển và chèn vào các dây thần kinh sọ não làm gây ra một loạt các biến chứng như: lác mắt, lồi mắt, sụp mí, suy giảm thị lực nghiêm trọng, nhìn lóa thành 2 cảnh, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt, nôn ói hoặc thậm chí tử vong. Ngoài các biến chứng di căn, ung thư vòm họng giai đoạn cuối còn gây ra một số dấu hiệu như: chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, da xanh xao, sụt cân nhanh chóng, mất ngủ, đau đớn… Chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối Trong suốt quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc cho bệnh nhân là yếu tố vô cùng quan trọng để hỗ trợ cho hiệu quả điều trị. Đối với các bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối cần phải lưu ý: Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý Nên có một chế độ ăn riêng đặc biệt cho những bệnh nhân bị ung thư vòm họng đặc biệt ở giai đoạn cuối, cách chế biến dễ ăn nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để có thể tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, giúp quá trình trị liệu và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân được tốt hơn. Nên chọn những thực phẩm hay món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt. Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tăng khả năng hấp thu thức ăn. Thực hiện chế độ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Nên tránh các chất kích thích như rượu bia. Tránh sử dụng thuốc lá. Nếu bệnh nhân là người nghiện thuốc thì nên cai thuốc. Tránh sử dụng thuốc lá, các chất kích thích. Để bệnh nhân có tư tưởng thoải mái Động viên tinh thần, củng cố tâm lý, khích lệ động viên người bệnh có nghị lực để vượt qua bệnh tật. Giai đoạn này, gia đình người thân vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân. Để bệnh nhân có tư tưởng thoải mái, tránh stress căng thẳng, lo lắng quá độ có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn. Điều trị đúng phương pháp Cho bệnh nhân sử dụng thuốc và điều trị theo đúng phương pháp cũng như quá trình trị liệu bác sĩ đã đưa ra. Ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường rất khó điều trị. Việc có thể làm chỉ là hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng, giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân và ngăn chặn sự tiến triển tiếp của bệnh. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng như Ghv Ksol, Fucoidan Xanh Okinawa, King Fucoidan & Agaricus cũng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vòm họng vì những sản phẩm này nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, và giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể bệnh nhân. Như vây, Ung Thư TAP đã có một số chia sẻ về Ung thư vòm họng giai đoạn cuối, hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ nắm được kiến thức để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Xem thêm>>>> Ung thư vòm họng và những điều cần biết Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết Ung thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?    
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư đang được tìm hiểu nhiều nhất hiện nay, đây là một bệnh nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao nếu như không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ung thư vòm họng được chia làm 4 giai đoạn và giai đoạn 3 là giai đoạn bắt đầu gây ảnh hưởng mạnh đến sức khỏe của bệnh nhân. Tìm hiểu ung thư vòm họng giai đoạn 3 Ung thư vòm họng giai đoạn 3 là giai đoạn mà các tế bào ung thư ở khu vực họng, hầu bắt đầu di căn và xâm lấn sang những bộ phận lân cận. Giai đoạn 3 của ung thư vòm họng khác với ung thư vòm họng giai đoạn đầu và ung thư vòm họng giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện những triệu chứng rõ rệt, và trực tiếp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, các triệu chứng này xuất hiện liên tục, dữ dội và thường xuyên hơn và kèm theo triệu chứng của các bộ phận bị ung thư di căn sang. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 được chia làm 2 giai đoạn gồm: Ung thư vòm họng giai đoạn 3 A: lúc này tế bào ung thư thường di căn tới hầu, hốc mũi và chưa di căn tới các hạch cổ Ung thư vòm họng giai đoạn 3 B: thời điểm mà các tế bào ung thư có khả năng di căn đến cổ họng với các hạch cổ và không di động. Dấu hiệu, triệu chứng ,biểu hiện,ung thư vòm họng giai đoạn 3 Ung thư vòm họng giai đoạn 3 được các chuyên gia nhận định là giai đoạn mà các triệu chứng biểu hiện rõ rệt nhất, đại đa số những bệnh nhân phát hiện ra bệnh đều đã ở giai đoạn 3 của ung thư vòm họng. Nguyên nhân chủ yếu là ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thì các triệu chứng của ung thư vòm họng không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Một số dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn 3 được biết đến sau đây như: Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn 3 (sưu tầm) Thường bị đau nửa đầu, đôi khi bị đau một cách dữ dội. Đau trong hốc mắt. Cổ họng bị viêm xưng, nghẹt, đau và không thể nuốt nổi thức ăn, thậm chí là việc uống nước cũng trở nên khó khăn. Vì khối u lúc này đã lớn, chúng sẽ chèn ép thực quản và gây ra các biểu hiện trên. Cổ họng bị nổi khối u, nổi hạch. Lúc đầu nó chỉ có kích thước nhỏ, nhưng càng về sau chúng càng to ra. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn 3, khối u, hạch này sẽ đạt kích thước lớn từ 5 – 6 cm trở lên. Đau rát vùng họng, mất tiếng, khàn tiếng. Do ở giai đoạn này, các hạch bạch huyết đã xâm lấn sang các bộ phận khác, trong đó có thanh quản. Ho ra máu, thường xuyên bị chảy máu cam. Lượng máu chảy ra nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Nếu máu chảy nhiều, nó còn có thể làm cho người bệnh bị thiếu máu, gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. Thường xuyên bị ù tai, khả năng nghe bị suy giảm, thậm chí là gây điếc. Bởi khi bước sang giai đoạn 3, khối u ung thư to ra, làm ảnh hưởng đến vòi nhĩ và gây ra các vấn đề về thính giác. Xuất hiện hạch dưới hàm. Nếu những hạch này bị vỡ, chúng có thể gây nhiễm trùng, khiến người bệnh đau đớn. Cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh một cách bất thường. Hay bị chóng mặt, đau đầu. Có thể bị sốt nhẹ do bội nhiễm. Ngoài ra, tùy vào thể trạng của mỗi người mà bệnh có thể gây ra nhiều biểu hiện khám mà không được chúng tôi đề cập trên đây. Bạn có thể liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn rõ hơn về vấn đề này. Ung thư vòm họng giai đoạn 3 có chữa được không? Ở giai đoạn 3 của ung thư vòm họng nếu được phát hiện kịp thời (tức là giai đoạn 3A) thì bênh nhân có tỉ lệ điều trị thành công cao hơn giai đoạn 3B. Tuy nhiên, để chữa khỏi hoàn toàn thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Cụ thể: Ung thư vòm họng giai đoạn 3A là khi các khối u mới bắt đầu di căn và chưa mang lại ảnh hưởng nhiều, tỉ lệ điều trị được rơi vào khoảng 50% -6 0% Ung thư vòm họng giai đoạn 3B là thời điểm mà các tế bào ung thư đã di chuyển đến các hạch ở cổ, lúc này việc xác định có thể loại bỏ khối u này còn phụ thuốc vào vị trí mà nó nằm ở khu vực nào, từ đó đưa ra quyết định người bệnh có thể chữa trị bệnh được hay không? Hình ảnh minh họa ung thư vòm họng có chữa được không? (internet) Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu? Tiên lượng của ung thư vòm họng giai đoạn 3 còn phụ thuộc và nhiều yếu tố khác nhau như thời điểm, vị trí khối u, mức độ và kích thước của khối u. Ngoài ra còn dựa trên sự tích cực trong suy nghĩ của người bệnh và mong muốn chữa trị bệnh. Dựa trên một số thống kê của thập kỷ gần đây thì tiên lượng bệnh như sau: Ung thư vòm họng được phát hiện sớm và được điều trị kịp thời, tỉ lệ số người có thể sót sau 5 năm (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) chiếm khoảng 60%. Ung thư vòm họng nếu được phát hiện ở giai đoạn muộn – ung thư vòm họng giai đoạn 3B và tiến hành điều trị nhanh chóng, tỉ lệ người bệnh sống sót sau 5 năm (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) đạt khoảng 40%. Ung thư vòm họng phát triển đến giai đoạn 4 thì tiên lượng sống của người bệnh giảm xuống chỉ còn chiếm từ 10% – 38%. Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 Ở giai đoạn 3 của ung thư vòm họng thì các khối u bắt đầu di căn nên sử dụng phương pháp phẫu thuật ít được lựa chọn hơn do tỉ lệ loại bỏ sạch các tế bào ung thư dường như là không thể, trong khi đó một ca phẫu thuật không thể thực hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Lúc này hóa trị và xạ trị và điều trị trúng đích là những phương thức chính được sử dụng trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3. Do giai đoạn 3 các khối ung thư vòm họng đã bắt đầu di căn nên phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u ít được lựa chọn do có các hạn chế như: tỉ lệ loại bỏ sót tế bào ung thư vòm họng cao, một ca phẫu thuật không thể thực hiện trên nhiều vị trí ung thư… Vì vậy, xạ trị và hóa trị và liệu pháp nhắm mục tiêu là những phương pháp chính được lựa chọn trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3. Xạ trị kết hợp hóa trị trong điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 Đây là phương thức được sử dụng phổ biến hiện nay trong việc điều trị ung thư vòm họng nói riêng và điều trị các loại bệnh ung thư khác nói chung. Xạ trị kết hợp với hóa trị được thược hiện theo cơ chế: Ban đầu bác sĩ điều trị sử dụng các tia X có năng lượng cao hoặc các tia proton, tia gamma hoặc các hạt nguyên tử tiêu diệt các tế bào ung thư di căn và khối u chính. Sau đó tiếp tục sử dụng phương pháp hóa trị bằng cách tiêm hóa chất điều trị vào cơ thể bệnh nhân nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư vòm họng còn sót lại sau xạ trị hoặc các tế bào ung thư đã di căn trên toàn cơ thể bệnh nhân nhưng do kích thước quá nhỏ nên các thiết bị không phát hiện ra. Từ đó giúp ức chế sự xâm lấn và phân chia nhanh chóng của các tế bào ung thư, kìm hãm sự phát triển của bệnh ung thư vòm họng. Trước đây 2 phương pháp này được sử dụng tách biệt, tức là phương pháp xạ trị được sử dụng điều trị tại chỗ với các khối u chính còn phương pháp hóa trị chỉ được áp dụng khi tế bào ung thư đã di căn. Nhưng hiện nay sự tiến bộ của Y khoa đã kết hợp cả 2 phương pháp này vào trong điều trị bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc điều trị bệnh. Hình ảnh minh họa điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 (internet) Liệu pháp nhắm trúng đích cho bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn 3 Đây là liệu pháp sử dụng các loại thuốc hóa trị nhằm tấn công trúng mục tiêu vào các tế bào ung thư vòm họng (mục tiêu). Khi được đưa vào cơ thể, các loại thuốc này sẽ phân tán và có khả năng phát hiện các tế bào ung thư. Chúng chủ động gắn vào các tế bào ung thư nhằm tiêu diệt và ngăn chặn sự phân chia của các tế bào ung thư, kìm hãm sự lan rộng của chúng. So với phương pháp xạ trị và hóa trị liệu pháp nhắm mục tiêu ít gây tác động ảnh hưởng đến các tế bào lành xung quanh hơn. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng như Ghv Ksol, Fucoidan Xanh Okinawa, King Fucoidan & Agaricus cũng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vòm họng vì những sản phẩm này nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, và giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể bệnh nhân. Như vây, Ung Thư TAP đã có một số chia sẻ về Ung thư vòm họng giai đoạn 3, hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ nắm được kiến thức để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia đình. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào bất thường xảy ra, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để có thể khám hoặc điều trị kịp thời. Xem thêm>>> Ung thư vòm họng và những điều cần biết Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết Ung thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị
Ung thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị

Ung thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị

Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là gì? Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là thời điểm mà các tế bào ung thư ở khu vực vòm họng đã bắt đầu bước đến giai đoạn khư chú, lúc này kích thước khối u ở vòm họng đã bắt đầu tăng lên 5cm -6cm. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 cũng được coi là một phần của ung thư vòm họng giai đoạn đầu, ở giai đoạn này, tiên lượng sống trên 5 năm của bệnh nhân rơi vào khoảng từ 65% - 85%. Một số dấu hiệu, biểu hiện ung thư vòm họng giai đoạn 2 Giai đoạn 2 của ung thư vòm họng có những triệu chứng rõ ràng hơn, lúc này bệnh nhân bắt đầu càm nhận được sự khó chịu do sự phát triển của các tế bào ung thư vùng họng, hay vùng hầu. Một số triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn 2 thường có biểu hiện rõ hơn so với ung thư vòm họng giai đoạn 1 với các dấu hiệu như sau: Bị cảm giác đau họng dữ dội, các cơn ho kéo dài hơn và có xuất hiện đờm trắng, thỉnh thoảng là đờm có máu. Bị ngạt mũi, tắc mũi thường xuyên (thường xuất hiện ở 1 bên). nguyên nhân do những tế bào ung thư ảnh hưởng lên niêm mạc mũi, trong khoảng ấy làm chất nhầy bị kích thích tiết ra và gây tắc mũi. Người bệnh bị ù tai một bên, có thể bị kèm nghe không rõ. không những thế triệu chứng này có thể thuyên giảm hoặc “tự biến mất” sau vài ngày vài tái phát chỉ mất khoảng ngắn sau ấy. Giọng nói trở lên khàn, hoặc có thể bị mất tiếng nếu như các khối u chèn lấn lên dây thanh quản. Xuất hiện hiện tượng chảy máu mũi. mới đầu lượng máu chảy ra ít nhưng càng về sau lượng máu sẽ chảy càng nhiều hơn. Có cảm giác chán ăn, mệt mỏi. Bị sụt cân nhanh nhưng không biết lý do. Lúc người bệnh thăm khám cận lâm sàng bằng các chuẩn đoán hình ảnh như: chụp CT, chụp MRI mang thể thấy kích thước khối ung thư vòm họng ở quá trình hai khoảng từ 5 – 6 cm. tương tự so với kích thước ban sơ của khối u vòm họng (nhỏ hơn 2cm ở thời kỳ đầu) sở hữu thể thấy kích thước khối u đã tăng mau chóng. Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 (Sưu tầm) Mặc dù các biểu hiện cũng như dấu hiệu của bệnh đã rõ ràng hơn, nhưng nhìn chung các triệu chứng của ung thư vòm họng giai đoạn 2 vẫn có nhiều những điểm giống với các loại bệnh lý về đường hô hấp khác như: viêm họng, viêm amidan, tắc mũi, viêm mũi, ù tai… khiến cho người bệnh dễ nhầm lẫn, và cũng “lười” đi khám bệnh, tự động tìm mua thuốc uống điều trị tại nhà. Chính sự chủ quan không khám bệnh khi thấy các dấu hiệu bệnh tái đi tái lại nhiều lần (trong từng khoảng thời gian khác nhau) là yếu tố khiến ung thư vòm họng giai đoạn 2 có cơ hội phát triển lên các giai đoạn bệnh nặng hơn. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn 2 Hỏi thăm bệnh nhân và khám cụ thể: Người bệnh ung thư vòm họng thường đi khám vì xuất hiện 1 khối u ở cổ. nếu như bạn sở hữu các dấu hiệu và nghi ngờ ung thư vòm họng, đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi về lịch sử bệnh của cá nhân và gia đình. Tiếp theo, bác sĩ sẽ tìm kiếm những dấu hiệu của ung thư vòm họng hoặc các vấn đề sức khỏe khác khi người bệnh sở hữu những dấu hiệu sức khỏe lạ. Trong đấy, chú ý đến khu vực đầu và cổ bao gồm: mũi, mồm, họng, các cơ mặt và những hạch bạch huyết ở cổ. nếu như bác sĩ nghi ngờ mang một khối u hoặc các vấn đề khác trong mũi hoặc cổ họng, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh như chụp CT hoặc MRI. Kiểm tra vòm họng Mũi họng nằm sâu bên trong và không thuận lợi để quan sát, cho nên, cần mang 1 phương pháp đặc trưng để kiểm tra khu vực này. những bác sĩ sử dụng một ống sáng và đặt vào miệng hoặc mũi để quan sát vòm họng (gọi là nasopharyngoscopy). Bằng cách thức này, bác sĩ sẽ kiểm tra được những khu vực tăng trưởng bất thường, chảy máu hoặc các vấn đề khác. Nếu một khối u bắt đầu dưới niêm mạc mũi họng, có thể rất khó để quan sát, bởi vậy người bệnh với thể cần thêm các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT. Sinh thiết Triệu chứng và những kết quả của các xét nghiệm cho biết người bệnh có thể bị ung thư vòm họng. Tuy nhiên, để khẳng định chắc chắn, những bác sĩ sẽ lấy 1 số loại mô tại những khu vực bất thường ở cổ và quan sát dưới kính hiển vi (sinh thiết). Sinh thiết bao gồm sinh thiết qua nội soi, chọc hút bằng kim. Chẩn đoán hình ảnh Chụp CT là 1 trong những bí quyết chẩn đoán ung thư vòm họng, giúp xác định mức độ lan rộng của ung thư. không những thế, những bí quyết chẩn đoán hình ảnh có thể giúp xác định vị trí ung thư và mức độ lan rộng. những bí quyết chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng: chụp X – quang, chụp CT, chụp MRI, siêu thanh cổ. Chẩn đoán ung thư vòm họng công đoạn hai bằng cách thức siêu thanh vùng cổ Chẩn đoán thời kỳ 2 bằng bí quyết siêu âm vùng cổ Xét nghiệm máu Xét nghiệm máu không được dùng để chẩn đoán ung thư vòm họng, nhưng nó với thể được thực hiện vì những lý do khác, chả hạn như để giúp xác định xem ung thư đã lan sang các bộ phận khác trên thân thể chưa. Những xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm công thức máu và xét nghiệm sinh hóa máu, xét nghiệm virus Epstein-Barr. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 có chữa được không Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là giai đoạn bắt đầu phát triển, lúc này việc điều trị là khó hơn rất nhiều so với ung thư vòm họng giai đoạn 1. Tuy nhiên, thông qua tìm hiểu thì giai đoạn 2 của ung thư vòm họng vẫn còn nhiều hy vọng có thể điều trị được nhưng phải kiên trì, không được nản trí trong quá trình điều trị. Sở dĩ như vậy là do trong giai đoạn 2 của ung thư vòm họng thì khối u ác tính vẫn còn nhỏ, chưa đủ lớn nên vẫn còn khả năng tách các tế bào ung thư ra khỏi khối u chính. Nhờ đó mà tỉ lệ người bệnh bị ung thư giai đoạn 2 mà chưa di căn có khả năng tiêu diệt sạch các tế bào cao hơn rất nhiều so với ung thư vòm họng ở các giai đoạn muộn hơn. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 sống được bao lâu? Những số liệu báo cáo trong các năm vừa qua cho thấy thời gian, thời cơ sống sót (hay còn gọi là tiên đoán sống) của người bệnh ung thư vòm họng sở hữu sự đổi thay khác nhau phụ thuộc vào vào việc phát hiện và điều trị bệnh ở từng thời kỳ bệnh khác nhau. Theo Thống kê năm 2010 của Uỷ ban liên Mỹ về bệnh ung thư (AJCC) cho thấy tỉ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng có thể sống sót sau 5 (tính từ thời điểm phát hiện bệnh) thay đổi như sau: Người bệnh mắc ung thư vòm họng giai đoạn 2 được phát hiện và điều trị kịp thời sở hữu tỉ lệ sống qua 5 năm là 65%. Lúc phát hiện và điều trị ung thư vòm họng ngay từ giai đoạn đầu, tỉ lệ trung bình người có thể sống sót sau 5 năm chiếm tới 83,7%. Nhưng bệnh ung thư vòm họng được phát hiện và điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 3 thì tiên đoán sống sót sau 5 năm trung bình giảm còn 60%. Bệnh ung thư vòm họng lúc phát hiện ở thời kỳ cuối (giai đoạn 4) thì tiên lượng sống sót sau 5 năm chiếm khoảng 10% – 38%. Ngoài thời gian được phát hiện và điều trị, một số yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng đến tiên lượng sống trung bình của bệnh nhân như: thể trạng sức khỏe, tâm lý và ý chí của bệnh nhân, sự thích hợp của thuốc điều trị, nam nữ (tiên lượng sống của nữ giới thường cao hơn nam giới)… Các phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2 Đối với điều trị ung thư vòm họng ở giai đoạn 2, hiện nay có một số phương pháp phổ biến như những bệnh ung thư khác như là: Phẫu thuật cắt bỏ tế bào ung thư, xạ trị, và hóa trị. Phẫu thuật điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2 Phẫu thuật cắt bỏ vùng bị ung thư nhằm ngăn chặn bệnh phát triển nhanh và di căn sang các bộ phận khác vẫn là một trong những cân nhắc của bác sĩ khi điều trị bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2. Một số hình thức phẫu thuật thường áp dụng như: Phẫu thuật cắt một phần thanh quản. Phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật cắt hạch bạch huyết (bóc tách cổ). Phẫu thuật nội soi loại bỏ khối ung thư vòm họng Xạ trị ung thư vòm họng giai đoạn 2 Hình ảnh xạ trị ung thư vòm họng giai đoạn 2 (internet) Xạ trị được coi là là phương pháp phổ biến nhất hiện này và thường được sử dụng để điều trị với nhiều loại bệnh ung thư đối với nhiều giai đoạn bệnh khác nhau trong đó có ung thư vòm họng giai đoạn 2. Khi điều trị xạ trị, bác sĩ điều trị tiến hành dùng tia X năng lượng cao hoặc các loại phóng xạ như tia gamma, proton… tác động trực tiếp lên khối u ung thư nhằm tiêu diệt tế bào ung thư hoặc làm chúng không phát triển, hoặc phát triển chậm hơn. Hóa trị điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 2 Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là giai đoạn các tế bào ung thư chưa di căn nên thường bác sĩ sẽ ít lựa chọn phương pháp hóa trị. Tuy nhiên, đối với một số ít trường hợp bệnh tiến triển nhanh hơn, tế bào ung thư bắt đầu di căn nên các hạch bạch huyết thì bác sĩ điều trị sẽ cân nhắc kết hợp dùng phương pháp hóa trị sau khi xạ trị nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại, kìm hãm sự phân chia tế bào và xâm lấn của các tế bào ung thư với tế bào lành. Người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 cần làm gì để tránh việc tái phát ung thư Định kỳ thời gian khám sức khỏe đều từ 3-6 tháng/lần trong vòng 2 năm đầu tiên. Việc khám định kỳ này có thể giúp bệnh nhân nằm được tình trạng sức khỏe của cơ thể và từ đó có được phương pháp phòng tránh tốt nhất. Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu, hay triệu chứng nào bệnh quay lại, cần tiến hành các phương thức xét nghiệm như: Chụp CT, siêu âm, chụp X – quang, chụp MRI để phát hiện có phải ung thư vòm họng tái phát hay không. Thông báo với bác sĩ về những dấu hiệu nghi ngờ ung thư vòm họng tái phát. Cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa hoc, hợp lý. Tránh xa những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh ung thư vòm họng. Thường xuyên luyện tập, thể dục thể thao đều đặn phù hợp với thể trạng người. Do trong giai đoạn này, các tế bào ung thư mới xuất hiện và chưa có sự xâm lấn, di căn tới các bộ phận và cơ quan khác trong cơ thể, nhờ vậy mà quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Theo số liệu thống kê của các chuyên gia, nếu được xạ trị sớm hoặc xạ trị kết hợp với các phương pháp khác thì tỷ lệ điều trị ung thư vòm họng thành công có thể lên tới 70%. Cách chăm sóc sức khỏe cho người bệnh ung thư vòm họng giai đoạn 2 Không sử dụng thuốc lá, bia rượu. Không ăn đồ ăn mặn, quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn lên men. Khám tai mũi họng thường xuyên khi xảy ra triệu chứng lạ. Tập thể dụng thường xuyên, ăn uống điều đồ, ngủ nghỉ đúng giờ giấc. Ngoài ra, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thực phẩm chức năng giúp cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu vào cơ thể, và đồng thời tăng cường sức đề kháng giúp bảo vệ sức khỏe như: King Fucoidan & Agaricus, Ghv Ksol, Okinawa Fucoidan Xanh Trên đây là những tổng hợp mà Ung Thư TAP đem đến cho các bạn nhằm giúp các bạn hiểu rõ về ung thư vòm họng giai đoạn 2. Nếu có bất kì thắc mắc gì liên hệ với chúng tôi 0973.998.288 để được chuyên gia tư vấn! Xem thêm>>>>>>>>  Ung thư vòm họng và những điều cần biết Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết

Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết

Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, mang lại tỷ lệ tử vong cao nếu như nó không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Bệnh này phát triển theo từng giai đoạn, và giai đoạn đầu là giai đoạn được coi là có thể chữa khỏi bệnh. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ung thư vòm họng giai đoạn đầu ngay nhé! Ung thư vòm họng giai đoạn đầu là gì? Ung thư vòm họng giai đoạn đầu còn được gọi là ung thư vòm họng giai đoạn 1, là giai đoạn mà bệnh có biểu hiện không rõ rệt, không khác gì một số bệnh lý khác của đường hô hấp, cho nên việc phát hiện rất khó. Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm. Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng ung thư vòm họng giai đoạn đầu Giai đoạn đầu của bệnh ung thư vòm họng hay còn gọi là giai đoạn ủ bệnh, lúc này khối u bắt đầu hình thành một cách chậm rãi, sau đó dần dần xuất hiện các triệu chứng giống các bệnh đường hô hấp như viêm họng, cảm cúm thông thường làm người bệnh chủ quan. Một số biểu hiện của bệnh như: Đau rát họng, khản tiếng. Ngạt mũi. Ho có đờm. Đau đầu. Ù tai. Nổi hạch. Hình ảnh dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn đầu Nguyên nhân ung thư vòm họng Nguyên nhân gây bệnh ung thư vòm họng vẫn chưa được xác định chính xác, chỉ có tồn tại một số các yếu tố được coi là làm tăng nguy cơ gây bệnh như: Nhiễm virus EBV hoặc HPV. Môi trường sống bị ô nhiễm. Thói quen ăn uống (ăn nhiều thực phẩm muối như trứng muối, cá muối, dưa cà muối). Uống nhiều bia rượu. Hút thuốc lá. Yếu tố di truyền. Tuổi tác (càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao). Ung thư vòm họng giai đoạn đầu có chữa được không? Có thể nói rằng, ung thư vòm họng giai đoạn đầu là giai đoạn mà người bệnh có nhiều khả năng chữa khỏi nhất. Do trong giai đoạn này, các tế bào ung thư mới xuất hiện và chưa có sự xâm lấn, di căn tới các bộ phận và cơ quan khác trong cơ thể, nhờ vậy mà quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Theo số liệu thống kê của các chuyên gia, nếu được xạ trị sớm hoặc xạ trị kết hợp với các phương pháp khác thì tỷ lệ điều trị ung thư vòm họng thành công có thể lên tới 70%. Chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu Khi theo dõi bệnh phát hiện các dấu hiệu với tính chất đặc trưng được nêu ở trên thì nên đi khám và tầm soát kiểm tra ung thư vòm họng. Khi đi khám cần nói rõ các triệu chứng đặc biệt là các triệu chứng phân biệt liên quan đến ung thư vòm họng để bác sĩ dễ dàng hơn trong việc phát hiện và đưa ra chỉ định điều trị. Thăm khám: Bác sĩ lúc này sẽ tiến hành quan sát từ đầu tới cổ để kiểm tra xem các hạch. Sau đó, bệnh nhân được đề nghị há miệng ra để thăm khám các cơ quan trong miệng như lưỡi, vòm họng. Nội soi họng: Sử dụng các dụng cụ nội soi chuyên dụng để phát hiện các bất thường trong vòm họng. Khối u phát triển lớn thường gây ra tổn thương cho các tế bào khỏe mạnh, làm các tế bào này sưng lên. Nội soi cổ họng có thể giúp phát hiện vị trí và kích thước khối u. Chụp X-Quang: Từ hình ảnh chụp X-quang có thể xác định các chi tiết liên quan đến khối u như kích thước, hình dạng và mức độ tác động tới các mô mềm. Ngoài ra, để giúp xác định chính xác hơn, các chỉ định chụp CT cắt lớp, siêu âm có thể được đưa ra. Hình ảnh chuẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu Điều trị ung thư vòm họng giai đoạn đầu Một số phương pháp điều trị ung thư vòm họng giai đoạn 1 được biết đến hiện nay là: Xạ trị: Xạ trị là dùng các tia năng lượng cao để phá hủy tế bào ung thư. Đối với một số khối u vòm họng nhỏ, xạ trị bằng chiếu tia ngoài có thể là liệu pháp duy nhất cần phải thực hành. Hóa trị: Hóa trị là việc sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị có thể là thuốc dạng viên, tiêm tĩnh mạch hoặc cả hai. Hóa trị còn được dùng để điều trị ung thư vòm họng bằng ba phương pháp: Hóa trị được thực hiện cùng lúc với xạ trị: khi kết hợp với xạ trị, hóa trị có thể khiến cho nâng cao hiệu quả của xạ trị. không những thế tác dụng phụ của hóa trị cùng thêm tác dụng phụ của xạ trị có thể thể quá sức chịu chứa của nhiều bệnh nhân. Hóa trị sau xạ trị: Hóa trị sau xạ trị có mục đích tiêu diệt những tế bào ung thư còn lại trong cơ thể, kể cả tế bào ung thư đã di căn. Hóa trị trước xạ trị: Hóa trị hỗ trợ được thực hành trước xạ trị đơn giản hoặc trước liệu pháp song song. phương pháp này cần được nghiên cứu đa dạng hơn để xác định hiệu quả điều trị. Phẫu thuật: Vì tính nguy hiểm của giải phẫu tại vòm họng nên nó thường không được sử dụng trong ung thư vòm họng. đông đảo, phẫu thuật được chỉ định để cắt bỏ các hạch bạch huyết ung thư ở cổ, một số trường hợp được tiêu dùng để cắt bỏ một khối u ở vòm họng. Điều trị ung thư là tốn kém, người bệnh cần kiên nhẫn và quyết tâm phần đông để vượt qua những chướng ngại tâm lý trong công đoạn điều trị. Việc điều trị kết hợp mang chế độ ăn đa dạng dưỡng chất mang thể giúp bình phục sức khỏe tốt hơn. Người bệnh cũng cần tuân thủ những lưu ý mà thầy thuốc đã căn dặn sau những đợt hóa trị và xạ trị để khiến cho chậm quá trình tái phát bệnh trở lại. Cách cải thiện sức khỏe cho người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn đầu Kiêng hoàn toàn thuốc lá, rượu bia và những đồ uống mang cồn, mang gas Không ăn thức ăn mặn, thức ăn muối như thịt muối, cá muối, thức ăn lên men như dưa muối, cà muối Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh Tập thể dục thể thao để nâng cao sức sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể Như vây, Ung Thư TAP đã có một số chia sẻ về Ung thư vòm họng giai đoạn đầu, qua bài viết này, chúng tôi khuyên bạn không nên chủ quan với các biến đổi bất thường xảy ra trên cơ thể. Nếu gặp phải bất kỳ vấn đề nào bất thường xảy ra, bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để có thể khám hoặc điều trị kịp thời.
Ung thư vòm họng và những điều cần biết

Ung thư vòm họng và những điều cần biết

Ung thư vòm họng thường xuất hiện ở những đối tượng có lối sống bê tha, thiếu lành mạnh và nó cũng có tỉ lệ mắc phải cao ở những bệnh nhân mà có tiền sử người thân trong gia định bị ung thư vòm họng. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người trong gia đình, hãy cùng trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này ngay nhé! Ung thư vòm họng là gì? Ung thư vòm họng có nhiều tên gọi khác nhau như ung thư mũi, ung thư vòm hầu, hay một tên gọi khác là ung thư biểu mô vòm họng, và nó xuất hiện ở khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng. Ung thư vòm họng là sự phát triển không kiểm soát được của các mô ở vòm họng. Sự phát triển bất thường ở các mô này được gọi là một khối u, chúng được hình thành khi các tế bào trong vòm họng phân chia không kiểm soát và sản sinh ra mô thừa. Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh này có biểu hiện không rõ ràng ở khu vực họng, nên dễ khiến bệnh nhân nhầm tưởng thành những bệnh lý thông thường khác liên quan đến hô hấp. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng chiếm 12%, là một tỷ lệ tương đối so với các bệnh ung thư khác. Các giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng: Ung thư vòm họng giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm. Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm. Ung thư vòm họng giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn. Ung thư vòm họng giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết. Triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu của ung thư vòm họng Một số dấu hiệu của ung thư vòm họng Ung thư vòm họng rất khó để phát hiện sớm vì vùng vòm họng không dễ dàng để kiểm tra và triệu chứng của ung thư vòm họng gần giống với những triệu chứng của bệnh lý khác. Thông thường khi được phát hiện thì ung thư vòm hầu đã phát triển đến giai đoạn muộn, tuy nhiên một số triệu chứng của ung thư vòm họng được biết đến như là: Nghẹt mũi. Đờm có dính máu từ mũi và họng. Nhìn mờ. Nói khó hoặc khó thở. Khó nuốt. Đau tai hoặc chảy nước tai. Mệt mỏi. Mất thính lực hoặc ù tai, thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai. Khàn tiếng. U ở cổ hoặc trên mũi. Đau họng kéo dài. Đau đầu thường xuyên. Chảy máu mũi thường xuyên. Sụt cân không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân ung thư vòm họng Ung thư bắt đầu khi có một hoặc nhiều đột biến gen xảy ra khiến cho những tế bào bình thường tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn những cấu trúc xung quanh và thậm chí lan đến (di căn) những cơ quan khác của cơ thể. Trong ung thư vòm họng, tiến trình này bắt đầu xảy ra ở những tế bào vảy, phủ trên bề mặt mũi họng. Hiện nay người ta vẫn chưa xác định chính xác điều gì gây đột biến gen dẫn đến ung thư vòm họng, nhưng việc nhiễm vi rút Epstein-Barr được xem là có liên quan đến sự phát triễn của ung thư vòm họng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vì sao một số người có đủ mọi yếu tố nguy cơ lại không bị ung thư vòm họng, trong khi đó, có người không có những yếu tố nguy cơ rõ ràng lại bị ung thư. Yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng Ung thư vòm họng ít gặp ở nữ giới hơn nam giới Cho đến nay vẫn chưa một nhà khoa học nào có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, có một vài yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng hình thành ung thư vòm họng: Giới tính. Ung thư vòm họng thường gặp ở nam hơn ở nữ. Chủng tộc. Đây là loại ung thư thường xảy ra với người châu Á và Bắc Phi Tuổi. Ung thư vòm họng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nhưng hầu hết được chẩn đoán ở người trưởng thành từ 30 đến 50 tuổi. Thực phẩm ướp muối. Các hóa chất được phóng thích thành hơi khi nấu những thức ăn có ướp muối như cá muối và rau quả bảo quản, hơi này có thể đi vào khoang mũi làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Tiếp xúc với những hóa chất này từ khi còn nhỏ tuổi có thể thậm chí làm tăng nguy cơ nhiều hơn. Vi rút Epstein-Barr. Loại vi rút phổ biến này thường gây ra những dấu hiệu và triệu chứng nhẹ, như những dấu hiệu và triệu chứng của cảm lạnh. Đôi khi vi rút này có thể gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Vi rút Epstein-Barr cũng có liên quan đến vài loại ung thư hiếm gặp, trong đó có ung thư vòm họng. Tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có một người bị ung thư vòm họng thì nguy cơ bị bệnh này cũng tăng. Các biến chứng của bệnh ung thư vòm họng Ung thư vòm họng phát triển xâm lấn những cấu trúc lân cận. Ung thư vòm họng giai đoạn muộn có thể gây ra biến chứng nếu ung thư phát triển đủ lớn để xâm lấn những cấu trúc lân cận như họng, xương và não. Ung thư vòm họng có thể lan sang những khu vực khác của cơ thể. Ung thư vòm họng thường lan (di căn) xa hơn mũi họng. Hầu hết những người bị ung thư vòm  họng đều có di căn vùng. Có nghĩa là các tế bào ung thư trong khối u ban đầu di chuyển sang những khu vực kế cận như hạch bạch huyết ở cổ. Tế bào ung thư có thể lan đến những phần khác của cơ thể (di căn xa) thường là di căn đến xương, phổi, và  gan. Xét nghiệm và chẩn đoán ung thư vòm cổ họng Nội soi và sinh thiết vòm họng Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán giai đoạn Bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư vòm họng phải được kiểm tra bằng gương soi vòm họng hoặc nội soi và sinh thiết tổn thương nếu có. Sinh thiết mở các hạch vùng cổ không nên được thực hiện ngay từ đầu (xem Khối ở cổ ), mặc dù sinh thiết bằng kim có thể chấp nhận được và thường được khuyến cáo. MRI có tiêm thuốc đối quang từ Gadolinium (với xung xóa mỡ) vùng đầu, lưu ý vùng vòm họng và nền sọ. phát hiện khoảng 25% bệnh nhân. Chụp CT cũng được thực hiện để đánh giá chính xác các thay đổi xương nền sọ, mà ít nhìn thấy được trên MRI. Chụp PET cũng thường được thực hiện để đánh giá mức độ lan tràn của bệnh cũng như hạch bạch huyết vùng cổ. Chẩn đoán ung thư vòm họng Xác định giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng Khi đã chẩn đoán xác định ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm những xét nghiệm khác để xác định mức độ (giai đoạn) ung thư, chẳng hạn như các xét nghiệm hình ảnh. Xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp quét cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp xạ hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) và X quang. Khi bác sĩ đã xác định được mức độ ung thư, thì giai đoạn ung thư sẽ được biểu thị bằng một chữ số La Mã. Giai đoạn ung thư và nhiều yếu tố khác được dùng để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Nếu chữ số La Mã thấp có nghĩa là ung thư còn nhỏ và chỉ giới hạn trong mũi họng. Chữ số lớn hơn có nghĩa là ung thư đã lan rộng ra khỏi mũi họng đến hạch bạch huyết ở cổ hoặc những khu vực khác của cơ thể. Các giai đoạn của ung thư vòm họng được xếp từ I đến IV. Điều trị ung thư vòm hầu Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị: Dùng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị. Phẫu thuật: Thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng. Ngoài các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như trên, hiện nay các phương pháp điều trị mới như công nghệ gen, miễn dịch học… cũng cho thấy hiệu quả điều trị tích cực. Tiên lượng ung thư vòm họng Bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn sớm thường có kết quả tốt (tỷ lệ sống 5 năm là 60-75%), trong khi đó bệnh nhân giai đoạn IV có tiên lượng khá xấu (tỷ lệ sống trên 5 năm < 40%). Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích. Điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm ở đường mũi. Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khi có các biểu hiện bất thường. Tập luyện thể dục, ăn uống điều độ. Không ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men. Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Như vậy Ung Thư TAP đã cùng các bạn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến bệnh ung thư vòm họng, nếu còn vấn gì thắc mắc, hãy đặt câu hỏi và chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn!
Ung thư phổi có chữa được không?

Ung thư phổi có chữa được không?

Ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ hai hiện nay. Chính bởi vậy mà nhiều người khi được chuẩn đoán ung thư phổi thường tâm lý nảy sinh ra rất nhiều suy nghĩ, họ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan về ung thư phổi. Và câu hỏi thường gặp nhất là “ung thư phổi có chữa được không?” Việc chữa trị ung thư phổi còn phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phá hiện ra bệnh, thể trạng của bệnh nhân, cũng như các yếu tố đáp ứng của cơ thể, liệu pháp điều trị ung thư phổi mà bác sĩ đưa ra. Ung thư phổi có chữa được không? Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm, song khi được chuẩn đoán thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, nếu ung thư phổi ở giai đoạn muộn thì việc điều trị ung thư phổi lúc này chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống, giúp cơ thể giảm bớt khó chịu. Tuy nhiên, nếu như phát hiện ra ung thư phổi ở giai đoạn sớm thì việc chữa khỏi là hoàn toàn có thể. Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không? Ung thư phổi giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) nếu như phát hiện ra ung thư phổi thì thời điểm này khối u trong phổi mới được hình thành, còn khá nhỏ, chưa có biểu hiệu lây lan sang các mô máu, hạch bạch huyết, nếu như phẫu thuật điều trị, sau 5 năm mà không thấy có dấu hiệu, triệu chứng nào của ung thư xuất hiện, lúc này được xem là chữa khỏi bệnh ung thư phổi. Tuy vậy, có rất ít trường hợp có thể phát hiện ra ung thư phổi ở giai đoạn sớm. Hiệu quả của việc điều trị bệnh ung thư phổi còn phụ thuộc vào các yếu tố như: Giai đoạn của bệnh. Phương pháp điều trị bệnh Sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân. Đây được xem là 3 yếu tố chính để bác sĩ có thể đưa ra tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi là bao lâu. Ung thư phổi giai đoạn 2 có chữa được không? Cũng như ung thư phổi giai đoạn đầu, ung thư phổi ở giai đoạn 2 rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 là khối u bắt đầu lây lan sang các mô lân cận, nếu như khối u vẫn còn khá nhỏ, có thể phẫu thuật thì vẫn có khả năng chữa khỏi. Với ung thư phổi giai đoạn 2 mà khối u còn nhỏ thì tỉ khả năng sống sót trên 5 năm là 35 - 45%. Tuy nhiên, mức độ thành công còn phải phụ thuốc rất nhiều vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong y học, và cách điều trị. Ung thư phổi giai đoạn 3 có chữa được không? Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi khối u bắt đầu xâm lấn cục bộ, di căn ra các khu vực khác. Lúc này khả năng chữa khỏi là rất thấp, việc phẫu thuật loại bỏ khối u vẫn có thể xót lại các tế bào ung thư trong cơ thể, nguy cơ tái phát lại khá cao, lúc này cần kết hợp với xạ trị, hoặc hóa trị để điều trị triệu chứng, và ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư. Liệu pháp điều trị đích sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hoặc điều trị triệu chứng ở giai đoạn này. erlotinib (Tarceva), Gefitinib(Geftib) được cho là sử dụng hiệu quả để kéo dài sự sống cho người bệnh. Liệu pháp miễn dịch cũng đem lại kết quả khả quan giúp người bệnh có thể sống lâu hơn. Pembrolizumab (Keytruda), Nivolumab (Opdivo) là hai thuốc miễn dịch phổ biến được sử dụng. Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không? Ung thư phổi giai đoạn 4 là khi khối u đã di căn ra khắp các bộ phận trên cơ thể. Lúc này việc chữa khỏi hoàn toàn là không thể, việc điều trị chỉ giúp kéo dài sự sống và làm giảm triệu chứng mắc phải Sử dụng thuốc để điều trị được ưu tiên sử dụng khi ung thư phổi đã ở giai đoạn cuối. Osimertinib (Osimert,Tagrisso,Tagrix), Gefitinib(Iressa 250mg) được cho là sự dụng hiệu quả ở giai đoạn này. Tóm lại. Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu như bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Càng phát hiện bệnh muộn thì tiên lượng càng xấu, người bệnh cần hết sức chú ý đến các triệu chứng của bệnh. Theo: Ung Thư TAP
Giải đáp thắc mắc: Ung thư phổi có lây không?

Giải đáp thắc mắc: Ung thư phổi có lây không?

Bạn Tô Văn Vịnh, Hà Nội có hỏi: Bố em được chuẩn đoán bị ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ. Gần đây sức khỏe bắt đầu yếu dần đi, con cháu thường xuyên phải có người túc trực. Bố biết thế nhưng mỗi lần mà lên cơn ho là lại kêu mọi người lùi ra xa vì sợ lây bệnh sang những người xung quanh. Em muốn hỏi là bệnh ung thư phổi có lây không ạ? Và nếu có thì bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không ạ? Hoặc bệnh ung thư phổi có di truyền không ạ? Mong Dược Sĩ giải đáp thắc mắc này giúp em với ạ! Trả lời Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Ung Thư TAP. Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có lây không? bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không? bệnh ung thư phổi có di truyền không” này thì tôi xin được giải đáp như sau: Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu hiện nay, nó là sự phát triển đột biến và mất kiểm soát của các tế bào ung thư khu vực phổi. Các tế bào này tạo thành những khối u, phát triển lớn mạnh và xâm lấn, lây lan ra các cơ quan khác. Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng một số nguy cơ gây bệnh bao gồm, hút thuốc, viêm phổi, bệnh lao, tiếp xúc với phóng xạ. Bệnh ung thư phổi có lây không? Câu trả lời là Không. Bệnh ung thư phổi không được coi là bệnh truyền nhiễm, cho nên không lây nhiễm từ người ngày sang người khác. Những yếu tố tiếp xúc cơ thể như nói chuyện, bắt tay, thậm trí là ôm hôn cũng không gây lây nhiễm từ bệnh nhân sang người khác. Bệnh ung thư phổi không lây từ người này qua người khác (internet) Bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không? Chắc hẳn câu trả lời ở trên đã giải đáp thắc mắc này cho bạn. Xin nhấn mạnh lại rằng câu trả lời là Không. Đến cả ôm hôn còn không bị sao thì bạn cứ yên tâm nhé. Ngoài những câu hỏi trên thì chúng tôi cũng nhận được một số câu hỏi tương tự khác chẳng hạn như “ung thư phổi giai đoạn 4 có lây không? ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?” Câu trả lời là Không cho bạn đọc nào vẫn còn đang thắc mắc. Điều trị ung thư phổi bằng thuốc gì? Ung thư phổi ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh đều có những phương pháp điều trị, và không thể thiếu phương pháp sử dụng thuốc điều trị ung thư phổi. Một số thuốc được dùng trong điều trị ung thư phổi đang phổ biến có thể kể đến như: Thuốc điều trị đích:  ví dụ như Bevacizumab (Avastin), Alectinib(Alecnib), Gefitinib(Iressa), Osimertinib (Osimert), Afatinib(Giotrif). Thuốc hóa trị:  ví dụ như Nintedanib(Ofev), Pemetrexed(Pemnat). Thuốc ức chế miễn dịch: ví dụ như Pembrolizumab(Keytruda). Với câu hỏi: “Bệnh ung thư phổi có lây không? bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không? bệnh ung thư phổi có di truyền không” của bạn Tô Văn Vịnh, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như trên. Chúc bạn và gia đình luôn bình an và khỏe mạnh. Theo ungthutap.com
Ung thư phổi giai đoạn cuối và những điều cần biết?

Ung thư phổi giai đoạn cuối và những điều cần biết?

Chắc hẳn mọi người đều không quá xa lạ gì với bệnh ung thư phổi, đây được coi là một bệnh ung thư nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao, nằm trong nhóm những bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay. Mặc dù bệnh ung thư phổi nguy hiểm vậy nhưng phần lớn những người phát hiện ra mắc bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Đây là thời điểm mà bệnh có khả năng chữa trị khỏi gần là không thể, tiên lượng cực kỳ thấp. Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì? Theo các bác sĩ Bệnh của viện đa khoa Medlatec chia sẻ thì: Ung thư phổi là tình trạng những tế bào bất thường ở phổi đột nhiên xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát trong các lá phổi. Ung thư phổi giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư phổi giai đoạn 4 là khi các tế bào ung thư phát triển ở khu vực phổi hình thành khối u ác tính. Khối u ác tính ở phổi phát triển và xâm lấn, lây lan sang các hạch bạch huyết, các bộ phận lân cận, và các cơ quan xa khác ở trên cơ thể. Ung thư phổi giai đoạn cuối gây ra những thương tổn cực kỳ nghiêm trọng đối với cơ thể. Không chỉ vậy mà nó còn ảnh hưởng đến tin thần người bệnh. Ngoài việc đối mặt với những cơn đau kéo thành đợt, tỷ lệ chữa khỏi bệnh vô cùng thấp cũng khiến những bệnh nhân mắc phải cảm thấy tuyệt vọng và thiếu đi sức sống. Ung thư phổi giai đoạn 4 có mấy loại? Ung thư phổi giai đoạn 4 phát triển muộn nhất của ung thư phổi. Lúc này, tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, các khu vực xung quanh phổi và một số cơ quan xa của cơ thể. Ung thư phổi giai đoạn 4 được chia thành 2 giai đoạn chính: Ung thư phổi giai đoạn 4A: Tế bào ung thư phát triển ở cả 2 phổi, nằm trong màng phổi, tế bào ung thư lan sang cơ quan gần như ngực, gan, xương,… Ung thư phổi giai đoạn 4B: Tế bào ung thư đã lan sang khu vực xa hơn, cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tuyến thượng thận,…   Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối Ung thư phổi khác với những bệnh ung thư khác, nó phát triển âm thầm sâu bên trong phổi của những bệnh nhân, cho nên rất khó để phát hiện.. Ung thư phổi giai đoạn cuối lúc này không chỉ có dấu hiệu ở đường hô hấp mà nó còn bộc phát trên toàn bộ cơ thể. Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 4 rất phức tạp, nó bao gồm nhiều các triệu chứng khác nhau, xuất phát từ các bị trí như xương, gan, não,… và một số bộ phận khác. Cùng Ung Thư TAP tìm hiểu một số triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn cuối: Ho ra máu:  Do khối u lây lan vào thực quản làm tắc nghẽn thực quản. Đau tức ngực, khó thở: Rất thường xuyên xảy ra với bệnh nhân ở giai đoạn này. Đau khi nuốt thức ăn, nước bọt: Do khối u chèn ép đến thực quản. Đau vùng xương sống, xương sườn, các chi, xương giòn, yếu, và dễ gãy: Do khối u di căn sang xương. Đau đầu dữ dội, đau dây thần kinh, ù tai, suy giảm thể lực, co giật: Do khối u di căn đến não. Vàng da, vàng mắt, bụng to, nổi mẩn, phát ban, gan to: Do khối u di căn đến gan. Da xanh xao, cơ thể yếu, giảm cân, trầm cảm, dễ kích động tâm lý: Do sức đề kháng kém, suy nghĩ nhiều, là biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối Các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, da xanh xao, cơ thể gầy yếu, sụt cân nhanh, tâm lý dễ bị kích động, trầm cảm… rất đặc trưng ở giai đoạn bệnh này. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối có thể áp dụng Ung thư phổi giai đoạn cuối có tiên lượng rất xấu, bởi các tế bào ung thư phổi đã di căn ra khắp các bộ phận khác, bởi vậy phẫu thuật gần như là không có tác dụng ở giai đoạn này. Thay vào đó là các phương pháp điều trị nhằm ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư, làm giảm sự đau đớn của người bệnh, cụ thể: Hóa trị Là việc sử dụng thuốc hóa trị ung thư để làm cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư ở toàn bộ cơ thể nên, do vậy đây là phương pháp thích hợp cho người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn cuối. Xạ trị Xạ trị có tác dụng làm giảm các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối, cụ thể gồm: Giảm đau xương, ngăn chặn chảy máu phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn, không bị ù tai,… Liệu pháp miễn dịch Phương pháp này tác động và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy mạnh khả năng triệt tiêu tế bào ung thư. Nhưng bù lại giá thành của các loại thuốc này khá cao so với mặt bằng chung nên ít người có khả năng chi trả. Thuốc điều trị miễn dịch được sử dụng phổ biến hiện nay là: Pembrolizumab (Keytruda). Nivolumab (Opdivo). Liệu pháp điều trị đích Bằng việc sử dụng các loại thuốc nhắm mục tiêu, tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư ở khu vực phổi, nó sẽ góp phần làm ngăn chặn hiệu quả sự phát triển không kiểm soát của các tế bào ung thư. Một số thuốc điều trị đích phổ biến hiện nay như: Bevacizumab (Avastin) Gefitinib(Iressa)) Osimertinib (Osimert,Tagrisso) Afatinib(Giotrif) Ung thư phổi giai đoạn cuối (ung thư phổi giai đoạn 4) là giai đoạn mà bệnh đã không thể chữa khỏi hoàn toàn, thời điểm này người bệnh cần có một tinh thần thoải mái để đối mặt với bệnh. Như vậy sẽ giúp hiệu quả trong việc điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối và cho kết quả tốt hơn.  Xem thêm >>> Ung thư phổi giai đoạn 3 và những điều cần biết? Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết? Ung thư phổi giai đoạn đầu và những điều cần biết?
Ung thư phổi giai đoạn 3 và những điều cần biết?

Ung thư phổi giai đoạn 3 và những điều cần biết?

Ung thư phổi hiện nay là một bệnh nguy hiểm hàng đầu trong số nhóm bệnh ung thư cần đặc biệt lưu ý. Bệnh này gây tử vong cao và được phổ biết gồm 2 loại, ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 40% số những người được phát hiện ung thư phổi thì có đến 1/3 số lượng bệnh nhân mắc căn bệnh này đã ở giai đoạn 3 của ung thư phổi. Mặc dù ung thư phổi giai đoạn 3 cũng có thể chữa trị. Tuy nhiên, để điều trị khỏi thì tỉ lệ rất thấp, tiên lượng của bệnh thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân và kế hoạch điều trị. Ung thư phổi giai đoạn 3 là gì? Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang các cơ quan lân cận, hoặc các hạch bạch huyết ở xa. Giai đoạn này thì bệnh bắt đầu có những biểu hiện rõ nét và ngày càng khó điều trị hơn. Ung thư phổi giai đoạn 3 được chia nhỏ thành 3 giai đoạn gồm: Ung thư phổi giai đoạn 3A: Giai đoạn tiến triển tại chỗ. Các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn cục bộ ở cùng một bên ngực, nhưng chưa di chuyển ra các cơ quan ở xa khác. Ung thư phổi giai đoạn 3B: Giai đoạn này bắt đầu nặng hơn. Các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển ra các hạch bạch huyết ở xương, hoặc các hạch ở ngực bên phía đối diện tính từ vị trí khối u. Ung thư phổi giai đoạn 3C: Giai đoạn này thì bệnh đã lây lan đến một phần hoặc toàn bộ khu vực thành ngực, lớp lót ngực, màng túi quanh tim và các dây thần kinh hoành. Ung thư phổi ở giai đoạn 3B và 3C là khi bệnh đã bắt đầu di căn đến cơ quan khác. Lúc này một phần phổi hoặc toàn bộ phổi bắt đầu có triệu chứng xẹp hoặc viêm. Ngoài ra có một số triệu trứng bên ngoài mà thường gặp khác. Các dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 3 thường gặp? Cũng giống các giai đoạn khác, một số biểu hiện, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 3 cũng có thể bắt gặp ở các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên mức độ và mật độ đã có sự thay đổi rõ rệt. Một số triệu trứng ung thư phổi giai đoạn 3 thường gặp nhất có thể kể đến như là: Xuất hiện những cơn ho mới. Ho dai dẳng hoặc kéo dài. Thay đổi cách ho (ho sâu, thường xuyên, có đờm, có máu). Khó thở, thở gấp. Thở khò khè. Đau ở vùng ngực, vai. Sụt cân không rõ nguyên nhân. Giọng nói trở nên khàn hơn, trầm. Đau xương (thường đau ở lưng và cơn đau mạnh mẽ hơn vào ban đêm) Đau đầu. Nhiễm trùng hô hấp lặp đi lặp lại  Ngoài ra có một số triệu trứng ít gặp khác mà không phải bệnh nhân nào cũng gặp không được liệt kê ở đây. Điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 có những cách điều trị nào? Những phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 phổ biến hiện nay có thể kể đến như là Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị trúng đích. Phẫu thuật điều ung thư phổi giai đoạn 3: Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi khối u đã lớn, các tế bài di căn ra các khu vực khác. Bởi vậy, phẫu thuật thường không được áp dụng ở giai đoạn này. Xạ trị ung thư phổi giai đoạn 3 Sau khi chuẩn đoán không thể phẫu thuật ở giai đoạn 3, thì xạ trị có thể được sử dụng đến, xạ trị giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, giảm các cơn đau cho bệnh nhân, và giảm sự lây lan của tế bào ung thư. Hóa trị Là phương pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư nhằm mục đích tiêu diệt, hoặc ngăn cản sự phát triển và xâm lấn ra xa của các tế bào ung thư. Điều trị trúng đích Là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc đích. Cũng giống hóa trị là sử dụng thuốc, tuy nhiên thuốc điều trị đích có khả năng trực tiếp ngăn chặn sự phát triển của khối u trong phổi. Một số thuốc điều trị đích thường gặp như: Gefitinib (Iressa,Geftib,Geftinat) Osimertinib (Osimert,Tagrisso,Tagrix) Bevacizumab (Avastin) Bạn đang đọc những điều cần biết về ung thư phổi giai đoạn 3 tại chuyên mục của Ung Thư TAP. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn về điều trị, thuốc điều trị ung thư phổi. Tin liên quan: Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu Ung thư phổi có uống được sữa ensure không? Giá thuốc điều trị đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết

Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết

Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết Ung thư phổi được chia làm 2 loại gồm ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư phổi giai đoạn 2 được biết đến là ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC), ở thời điểm này các khối u xuất hiện ở khu vực phổi bắt đầu di căn ra các hạch bạch huyết khu vực gần đó. Ung thư phổi giai đoạn 2 cũng được chia thành 2 giai đoạn nhỏ khác: Giai đoạn 2A: Khối u ở phổi phổi phát triển và có kích thước từ 4cm - 5cm, tuy nhiên, lúc này lại không có tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết. Giai đoạn 2B: Lúc này kích thước khối u phổi đã lớn hơn 5 cm và xuất hiện trong hạch bạch huyết. Ung thư phổi giai đoạn 2 khác hẳn với ung thư phổi giai đoạn 1, lúc này những triệu chứng bệnh không còn mơ hồ khó phân biệt mà bắt đầu trở lên rõ ràng hơn. Kéo theo đó là điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 là gì? Điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 bằng cách nào? Mời bạn cùng Ung Thu TAP tìm hiểu bài viết dưới đây. Dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 Hầu hết ung thư phổi thường rất ít được phát hiện ở giai đoạn 1 bởi triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Ung thư phổi giai đoạn 2 là thời điểm mà các tế bào ung thư phát triển đột biết bắt đầu xâm lấn và lây lan sang nhiều tế bào lành tính, dần dần phát triển thành các khối u ác tính ở trong phổi. Chính vì vậy mà những dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện với tần xuất thường xuyên hơn.  Đau lưng, vai là một triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 Người bệnh cần lưu ý nếu gặp phải những triệu chứng sau: Ho thường xuyên, kéo dài, mật độ ngày càng nhiều. Ho có đờm trắng, xuất hiện máu kèm theo đờm. Khó thở, thờ phát ra âm thanh khò khè, hơi thở yếu (gần giống với Lao phổi). Các cơn đau khu vực lưng, vai, cơn tức ngực xuất hiện với tần xuất ngày một nhiều. Hít thở sâu hoặc cười to sẽ cảm thấy tức ngực. Nổi hạch bất thường và sưng tấy ở vùng cổ, bẹn, hoặc nách. Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 có hạch bạch huyết nổi cục bất thường ở cổ. Giọng khàn đi và trầm. Do các khối u phát triển lớn dần và gây ảnh hưởng đến dây thanh quản. Sức đề kháng kém đi, sức khỏe yếu, dễ ốm vặt, hay sốt, thường xuyên mệt mỏi. Da dẻ xanh xao, thiếu sức sống do chán ăn, ăn không ngon, biếng ăn. Bị sụt cân nhanh nhanh chóng nhưng không rõ lý do. Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 ngày một rõ ràng hơn, tuy nhiên thì đa số chúng cũng giống với các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu hoặc các căn bệnh thông thường khác. Nhưng bởi vậy mà bệnh nhân dễ nảy sinh tâm lý chủ quan và tự mình đến các hiệu thuốc để kê thuốc tự điều trị tại nhà. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phát triển sang cái giai đoạn nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng. Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 hiện nay Ngày nay, khoa học tiên tiến, các nhà nghiên cứu ngành Y khoa ngày càng tìm ra nhiều phương pháp có thể áp dụng trong điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 2. Một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 phổ biến hiện nay gồm: Điều trị trúng đích ung thư phổi giai đoạn 2 Điều trị trúng đích vẫn là một liệu pháp tương đối mới, tuy nhiên, qua thực nghiệm cho thấy thì nó mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 2, góp phần giúp bệnh nhân có thể nuôi hi vọng chữa bệnh. Liệu pháp điều trị trúng đích là sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư phổi hoặc các chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các khối u, đồng thời can thiệp vào các tế bào phân tử có trong người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn 2, từ đó ức chế sự xâm lấn và phát triển của các tế bào ung thư và làm giảm thiểu tối đa sự đau đớn của người bệnh. Một số các thuốc điều trị đích ung thư phổi được dùng hiện nay như: Gefitinib (Geftinat 250mg, Geftib 250mg, Iressa 250mg) Bevacizumab0( Avastin 400mg/16ml) Afatinib (Alecensa, Alecnib). Osimertinib (Tagrisso 80mg, Osimert 80mg) Phẫu thuật  Phẫu thuật là phương pháp thường xuyên được áp dụng nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả cực cao đối với những trường hợp bệnh nhân bị ở mức độ nhẹ, khi mà các tế bào ung thư còn chưa xâm lấn, di căn sang các bộ phận khác xung quanh. Tuy nhiên, khi mà khối u ung thư phổi phá triển lớn hơn và bắt đầu di căn ra xung quanh thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u không được coi là phương pháp ưu tiên nữa. Xạ trị Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, sử dụng các tia năng lượng cao hoặc là các loại tia phóng xạ nhằm làm kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung tư và triệt tiêu chúng. Xạ trị thường gây các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân như: mệt mỏi, nôn, buồn nôn, viêm da, rụng tóc,… Thường thì sau đợt xạ trị thì những triệu chứng trên cũng biến mất. Hóa trị Hóa trị cũng là một phương pháp sử dụng thuốc điều trị, gây tác động đến các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị. Hóa trị là phương pháp điều trị toàn bộ cơ thể, bởi lúc này các tế bào ung thư đã di căn ra các bộ phận khác ở trên cơ thể Như vậy. Ung Thư TAP đã cung cấp đến bạn đọc một số kiến thức cơ bản liên quan đến ung thư phổi giai đoạn 2. Gọi điện đến SĐT: 0973.998.288 nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp. Có thể bạn quan tâm: Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu Ung thư phổi có uống được sữa ensure không? Giá thuốc điều trị đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu

Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu

Ung thư phổi được coi là một bệnh ung thư thường xuyên gặp phải, và mức độ phổ biến của nó nằm ở phạm vi toàn cầu, không kể độ tuổi hay giới tính. Song ung thư phổi giai đoạn 1 lại có các dấu hiệu, biểu hiện không rõ rệt, thường giống với một vài triệu chứng của các bệnh lý khác, điển hình như là Lao phổi, vì vậy mà ung thư phổi giai đoạn 1 sẽ khó phát hiện hơn, và nếu không được phát hiện sớm, kịp thời, để bệnh phát triển sang giai đoạn muộn thì tiên lượng ung thư phổi giai đoạn đầu là rất thấp. Hiện nay, có một vài thống kê đưa ra ở người bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu hay ung thư phổi giai đoạn 1 thì tỉ lệ thành công khi điều trị ở giai đoạn này rơi vào khoảng 75% -80%. Tuy nhiên, vần phải duy trì những biện pháp khác để đảm bảo rằng các tế bào ung thư ác tính không quay trở lại. Mặc dù được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao, nhưng việc phát hiện ra được bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu thường gặp phải nhiều khó khăn, chính bởi vì ung thư phổi giai đoạn 1 có biểu hiện không rõ ràng, người bệnh thường lầm tưởng đến bệnh thông thường khác và chủ quan không đi khám. Hiện nay, trên thế giới, tỉ lệ người bệnh có thể phát hiện sớm chỉ rơi vào khoảng 15% - 20%. Do vậy, để phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn 1 thì phải nắm được một vài kiến thức như dấu hiệu, biểu hiện hay triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu. Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu Như trên có nói, ung thư phổi giai đoạn 1 rất khó phân biệt bởi các triệu chứng không rõ ràng, do vậy mà bạn cần phải đặc biệt chú ý, lưu ý về các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh. Ung thư phổi giai đoạn đầy thường xuất hiện tình trạng ho Dưới đây là một số những dấu hiệu, biểu hiện hay triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu: Xuất hiện tình trạng ho khan, ho có đờm kéo dài và liên tục. Lượng đờm và màu sắc của đờm bị thay đổi. Xảy ra các dấy hiệu như đau lưng, vai hoặc đau ngực. Thương xuyên khó thở, hoặc khi thở phát ra âm thanh khò khè. Thay đổi gióng nói, giọng trầm hơn hoặc khàn giọng. Việc nói chuyện khó khăn do hơi thở không tốt. Ho ra máu thường xuyên. Giảm cân không lý do, chán ăn, không muốn ăn, ăn không ngon miệng. Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sức đề khác kém, dễ cảm, sốt. Đau xương, đau khớp, xuất hiện phù nề, sưng ở cổ và mặt. Ngoài ra người bị ung thư phổi giai đoạn 1 còn có một vài dấu hiệu ít gặp như: Khi ăn uống, thường xuyên khó nuốt. Màu da thay đổi, nhất là ở khu vực bàn tay. Tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt. Một vài triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu có liên quan tới nội tiết tố như: Bị yếu bên trong cơ bắp Tê bì các ngón chân, ngón tay. Thường xuyên thấy buồn ngủ, thi thoải hơi lú lẫn. Sưng ngực ở nam giới. Điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu Đối với ung thư phổi giai đoạn 1, bác sĩ thường xác định điều trị bệnh với mục đích chữa khỏi bệnh. Phẫu thuật hay xạ trị thường là liệu pháp được lựa chọn để điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu. Ngoài ra, bệnh nhân còn cần phải sử dụng các liệu pháp hệ thống để bổ sung sau khi phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu hiện nay. Điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu Phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn 1 Đối với ung thư phổi giai đoạn 1 thì phẫu thuật là sự lựa chọn hàng đầu. Có nhiều loại phẫu thật khác nhau, và việc lựa chọn còn tùy thuộc và kích thước và vị trí mà khối u đang đứng. Phẫu thuật có thể lấy đi khối u và gây ít xâm lấn hơn, nhưng không phải khối u nào cũng sử dụng được phương pháp này để loại bỏ. Xạ trị ung thư phổi giai đoạn 1 Liệu phát xạ trị thường được sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu, Xạ trị được coi như là một phương pháp điều trị bổ trợ cho phẫu thật. Ngoài ra, xạ trị cũng được sử dụng khi những khối u ở giai đoạn đầu không thể phẫu thuật loại bỏ vì một số lý do khác. Hóa trị ung thư phổi giai đoạn 1 Hóa trị là phương pháp được sử dụng với mục đích bổ trợ cho người bệnh sau khi đã được phẫu thuật điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu. Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa trị ung thư phổi nhằm tấn công trực tiếp các tế bào có nguy cơ lan rộng ra khỏi khối u nhưng được phát hiện sớm thông qua việc xét nghiệm bằng hình ảnh. Một số thuốc hóa trị ung thư phổi phổ biến hiện nay như: Cisplatin. Carboplatin. Paclitaxel. Pemetrexed. Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 1 Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư phổi Các nghiên cứu mức độ phân tử sẽ giúp các bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết được liệu có bất kỳ đột biến gen (gien) hoặc xảy ra sự sắp xếp lại gen nào có thể nhắm trúng. Các thuốc tác động trúng mục tiêu sẽ gây ra những thay đổi di truyền trong khối u, và qua đó trực tiếp giúp cho quá trình điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu chính xác hơn rất nhiều. Các thuốc điều trị đích mà được ưu tiên hiện nay như: Gefitinib (Geftinat, Geftib, Iressa) Bevacizumab0( Avastin) Afatinib (Alecensa 150mg, Alecnib 150mg). Osimertinib (Tagrisso) Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu Liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư là một phương pháp điều trị còn khá là mới. Phương pháp này hoạt động bằng cách đưa và cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể trong việc có thể nhận biết cũng như tấn công vào các tế bào ung thư. Và thuốc điều trị miễn dịch trong ung thư phổi giai đoạn đầu phổ biến như: Pembrolizumab: (Keytruda) Như vậy, bài viết trên đây của Ung Thư TAP đã chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin về căn bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 như dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng hay một vài phương pháp điều trị,.... Nếu có vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, kính mời bạn đọc có thể liên hệ qua Call/Zalo: 0973.998.288.
Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U

Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U

Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U Mới đây, việc nữ diễn viên đình đám Angela Phương Trinh chia sẻ trên instagram một bài viết có nội dung liên quan đến việc chữa ung thư bằng cách niệm phật và nói chuyện với các khối u mà không cần dùng thuốc đang khiến cho dư luật dẫy lên một sự bức xúc không hề nhẹ.   Cụ thể, cô viết nguyên văn trên instagram rằng: "Đã có rất nhiều người đau khổ vì ung thư, nhưng khi nghe lời khuyên của Tăng Ni, về nhà chuyên cần lạy Phật sám hối, vậy mà bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, sống vui khỏe trở lại. Ta nên đặt tay vào khối u mà tụng Kinh hoặc trì chú của Phật, nói chuyện với khối u, khuyên khối u quy y Phật Pháp Tăng, rải lòng từ bi với khối u, cầu cho khối u siêu thoát. Vậy mà khối u sẽ dần dần biến mất. Nếu là ung thư máu, ung thư xương, ung thư phổi, ung thư gan… thì ta cứ lạy Phật sám hối mãi, cũng sẽ hết. Ta chỉ nên hỗ trợ bằng thuốc thảo mộc mà thôi, đừng dùng hóa dược phản ứng phụ nguy hiểm hơn. Người bệnh ung thư nên ăn chay để không chiêu oán thù với chúng sinh thêm nữa. Người này cũng nên đem cả cuộc đời còn lại của mình mà phụng sự cho mọi người, cho đất nước, cho thế giới, vì xem như mình đã chế/t rồi, bây giờ cuộc sống thêm này là của trời đất, không phải của mình nữa. Xin cầu nguyện cho pháp giới chúng sinh tiêu tai kiết tường và giác ngộ. Rất mong bạn cùng chung tay chia sẻ tài liệu bổ ích, quý giá này đến mọi người". Cư dân mạng đã có một phen tham gia bình luận rất sôi nổi trên topic mà Angela Phương Trinh đã chia sẻ, bao gồm cả những bình luận tích cực, tiêu cực hay những bình luận trái chiều khác nhau. Vậy bạn nghĩ sao về quan điểm trên ?
Tìm hiểu các giai đoạn ung thư vú phà phương pháp chữa trị từng giai đoạn

Tìm hiểu các giai đoạn ung thư vú phà phương pháp chữa trị từng giai đoạn

Chẩn đoán giai đoạn ung thư vú Ung thư vú là một bệnh nguy hiểm và có mức độ phổ biến trên thế giới, nó thường xuất hiện ở phụ nữ. Khi chuẩn đoán, bác sĩ thường sẽ chuẩn đoán bệnh dựa trên một số yếu tố sau: Khối u đã phát triển, di chuyển tới các mô khác của vú hay xâm lấn tại chỗ. Kích thước của khối U ác tính. Khối u có trong hạch bạch huyết không. Vị trí và số lượng của các hạch di căn. Khối u đã di căn tới các cơ quan khác ngoài vú hay chưa. Chuẩn đoán giai đoạn ung thư vú để có phương pháp điều trị phù hợp (internet) Việc phân chia các giai đoạn của bệnh nhằm mục đích: Giúp bệnh nhân và bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị. Giúp theo dõi tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh. Theo dõi và dự đoán kết quả của quá trình điều trị. Ở mỗi giai đoạn của ung thư vú đều có những đặc điểm và dấu hiệu khác nhau, và việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu tiên thì việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc điểm của các giai đoạn ung thư vú Ung thư vú hiện nay được chia thành 5 giai đoạn được đánh từ 0 đến 4 theo mức độ nguy hiểm và mức tiến triển của bệnh 1. Ung thư vú giai đoạn 0: Giai đoạn tiền ung thư Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư vú, ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển bất thường, không kiểm soát tại vị trí ống dẫn sữa. Nếu phát hiện và có cách điều trị phù hợp ngay ở giai đoạn này, các tế bào ung thư sẽ bị kiểm soát và không lan sang các mô khác ở vú hoặc các cơ quan khác trong cơ thể. Ở giai đoạn 0, ở giai đoạn này bệnh nhân thường sẽ nhận được lời khuyên điều trị bằng phương pháp xạ trị, không nhất thiết phải hóa trị. Cơ hội thành công ở giai đoạn 0 là khoảng 90-100% nếu như kịp thời phát hiện và điều trị. Ung thư vú phát hiện càng sớm càng tốt (internet) 2. Ung thư vú giai đoạn 1:  Gai đoạn xâm lấn Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư vú dần phát triển mạnh hơn và bắt đầu lan sang các mô vú khỏe mạnh xung quanh. Giai đoạn 1 chia làm 2 phần nhỏ: Giai đoạn 1A: Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm và không có vỏ. Các tế bào ung thư lúc này chưa lan ra các cơ quan khác ngoài vú. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ khó phát hiện các tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết. Giai đoạn 1B: Lúc này, các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở các hạch bạch huyết, khối u có kích thước dưới 2cm hoặc có thể không phát hiện ra khối u. Phương pháp điều trị ở giai đoạn I bao gồm: Điều trị ung thư vú giai đoạn 1 thường bằng phẫu thuật phẫu thuật Patey vú, giải phẫu lấy khối u ung thư và xạ trị loại bỏ những tế bào bất thường còn sót lại. Nếu khối u lớn hoặc khó can thiệp, hóa trị có thể được xem xét áp dụng. Nếu phát hiện kịp thời, cơ hội sống sót ở giai đoạn I là khoảng 80-90%. 3. Ung thư vú giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển Khối u ác tính ở vú giai đoạn này lớn hơn khối u vú giai đoạn 1, nhưng ung thư chưa lan tới phần xa của cơ thể. Nếu ung thư vú ở giai đoạn 2 thì phải có một trong các tiêu chuẩn sau: Khối u có đường kính 2 – 5 cm. Ung thư có thể hoặc có thể chưa lan tới các hạch bạch huyết ở bộ phận dưới cánh tay. Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm - nhưng ung thư chưa lan tới các hạch bạch huyết ở nách. Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm, nhưng ung đã thư lan tới không quá 3 hạch bạch huyết ở nách. Không có khối u nào được tìm thấy trong vú, tuy nhiên các tế bào ung thư vú được phát hiện thấy trong không quá 3 hạch bạch huyết ở nách của bệnh nhân. Bước qua giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã bắt đầu gia tăng số lượng nhưng vẫn lành tính, và vẫn chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Phương pháp điều trị trong giai đoạn này là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc vú. Sau đó, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo tiến hành thêm xạ trị, đặc biệt là ở trường hợp tế bào ung thư vú lớn. Phẫu thuật ung thư vú (internet) 4. Ung thư vú giai đoạn 3: Giai đoạn lan rộng Ở giai đoạn này các tế bào ung thư vú đã phát triển mạnh và di chuyển đến các hạch bạch huyết ở xung quanh. Giai đoạn 3 cũng được chia làm 3 giai đoạn nhỏ tùy theo khối u và số lượng các hạch bạch huyết di căn. Giai đoạn 3A: Các tế bào khối u được tìm thấy trong 4 đến 9 hạch bạch huyết gần đó hoặc khối u lớn hơn 50 mm và đã di căn đến 1 đến 3 hạch bạch huyết. Giai đoạn 3B: Các tế bào khối u đã lan đến thành ngực phía sau vú và cũng có thể lan đến hoặc vỡ qua da hoặc lan đến 9 hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc gần xương ức. Giai đoạn C: Ung thư hiện đã lan đến một trong những vị trí sau: 10 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết dưới cánh tay, các hạch bạch huyết trên hoặc dưới xương đòn, hỗn hợp các hạch bạch huyết dưới cánh tay và gần xương ức hoặc da. Ung thư vú viêm được phân loại là ung thư vú giai đoạn 3. Ở giai đoạn này, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ vú hoặc cắt bỏ khối u kết hợp xạ trị. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng hormone hoặc sử dụng các thuốc điều trị ung thư vú (hóa trị) trước để thu nhỏ kích cỡ khối u và loại bỏ hạch bạch huyết, sau đó mới cắt bỏ và xạ trị. 5. Ung thư vú giai đoạn 4: Giai đoạn di căn hay còn gọi là giai đoạn cuối ung thư vú giai đoạn cuối (internet) Đây chính là giai đoạn tiến triển nhất của ung thư vú. Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã lan (di căn) đến các khu vực khác trên cơ thể. Thường thì ung thư vú sẽ lây lan tới các xương, não, gan, và phổi. Ung thư vú giai đoạn 4 còn gọi là ung thư vú giai đoạn cuối Ung thư vú giai đoạn 4 là giai đoạn không thể chữa lành hoàn toàn, tuy nhiên do sự phát triển của y học hiện nay có thể giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ thêm vài năm. Và dĩ nhiên, khi đến giai đoạn nguy hiểm nhất, thuốc và các phương pháp xạ trị, hóa trị là giải pháp duy nhất được bác sĩ đưa ra. Kết Luận Như vậy, nếu bạn đọc thắc mắc ung thư vú có bao nhiêu giai đoạn thì Ung Thư TAP xin trả lời bạn con số cụ thể là 5. Ung thư vú nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Và ngược lại, ung thư vú giai đoạn càng muộn thì kích thước khối u càng lớn, mức độ di căn và lan rộng càng xa nên điều trị khó khăn hơn. Thường xuyên sàng lọc và xét nghiệm ung thư vú định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm hơn, và tăng tỉ lệ chữa khỏi.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Biểu hiện, triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Biểu hiện, triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối.

So với giai đoạn đầu khi mới hình thành ung thư dạ dày, các triệu chứng thường không rõ ràng thì ngược lại các biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất rõ ràng, biểu hiện và triệu chứng hoàn toàn có thể nhận ra chỉ bằng mắt thường. Các dậu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn cuối Tình trạng đau quặn bụng: Những cơn đau quặn bụng không phải thi thoảng mới xuất hiện, người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường phải chịu đừng cảm giác đau bụng âm ỉ, quặn lên theo từng cơn đến toát mồ. Các cơn đau bụng có thể đến vào trước hoặc sau mỗi bữa ăn tương tự khi bệnh mới khởi phát, thường thì khó có thể xác định được thời điểm mà các cơn đau bụng xuất hiện. Tần suất và mức độ của các cơn đau tăng dần theo thời gian, và còn có thể lan ra nhiều bộ phận khác. Sở dĩ các triệu triệu chứng này xảy ra được xác định là một phần do sự di chuyển của những khối u lớn và phát triển đến xương hoặc chèn ép lên dây thần kinh. Hình ảnh minh họa (internet) Đầy bụng, chán ăn và khô miệng Tình trạng này xảy ra một phần là do tác dụng phụ của thuốc điều trị, thuốc an thần, thuốc chống co thắt, thuốc xạ trị,…. Khi không ăn được, không thu nạp được dinh dưỡng vào cơ thể thì người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Nôn và buồn nôn Thực chất thì ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, dấu hiệu này cũng xuất hiện, nhưng phải đến giai đoạn cuối thì dấu hiệu này mới nghiêm trọng, trở thành triệu chứng của bệnh. Sở dĩ tình trạng này xảy ra có một số lý do sau: Do bên trong dạ dày luôn trong trạng thái đầy hơi dưới sự kích thích và chèn ép của khối u. Tác dụng phụ một số thuốc điều trị, tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị ung thư. Tình trạng tâm lí bất ổn thường thấy của người bệnh như hồi hộp, lo lắng… Một số bệnh lý khác cùng xuất hiện song song với ung thư dạ dày. Tình trạng táo bón và tiêu chảy xảy ra Người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối do biếng ăn các chất sơ, rau củ quả, ít hoạt động và uống ít nước. Vậy nên thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón. Người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ xảy ra tình trạng suy yếu của các cơ bụng và hệ lụy xảy ra là làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng Các thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị như thuốc giảm đau, thuốc kháng cholin, thuốc chống trầm cảm cũng có thể có thể gây liệt nhẹ và làm rối thần kinh của ruột. Trong khi đó, triệu chứng tiêu chảy là do rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột trong quá trình sử dụng thuốc hoặc các biện pháp trị liệu (hóa trị, xạ trị) điều trị ung thư dạ dày. Đi ngoài ra phân có màu đen Phân của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ có màu bất thường, cụ thể là màu đen sẫm, tình trạng này xảy ra là do các khối u trong cơ thể bị vỡ, gây xuất huyết. Lượng máu này chảy ra và đi vào các cơ quan đường tiêu hóa, rồi qua hậu môn và hình thành màu khác biệt so với bình thường. Sụt cân nghiêm trọng Sụt cân nghiêm trọng là hệ lụy của việc đầy bụng chán ăn, ăn không ngon miệng. Ngoài ra, tình trạng sụt cân này xảy ra là do các tế bào ung thư di chuyển, xâm lấn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ra tình trạng suy nhược cơ thể dẫn tới sụt cân. Hình ảnh minh hóa (internet) Thiếu máu cấp tính Việc các khối u vỡ ra và vô hình chung gây xuất huyết thì niêm mạc dạ dày cũng ảnh hưởng và đã có sự xuất huyết nhất định. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày có vẻ ngoài xanh xao do thiếu máu cấp tính. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu Ngoài các triệu chứng nổi bật, ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có một số biểu hiện chủ quan hơn như vàng da, sốt cao, cảm giác nghẹn khi nuốt v.v… Ngoài những biểu hiện cụ thể kể trên thì một vài bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn xuất hiện khối u to, cứng bên trong ổ bụng. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau.
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB