Ung thư vòm họng và những điều cần biết
Ung thư vòm họng thường xuất hiện ở những đối tượng có lối sống bê tha, thiếu lành mạnh và nó cũng có tỉ lệ mắc phải cao ở những bệnh nhân mà có tiền sử người thân trong gia định bị ung thư vòm họng. Để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người trong gia đình, hãy cùng trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về căn bệnh này ngay nhé!
Ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng có nhiều tên gọi khác nhau như ung thư mũi, ung thư vòm hầu, hay một tên gọi khác là ung thư biểu mô vòm họng, và nó xuất hiện ở khu vực phía sau khoang mũi và phần trên của họng.
Ung thư vòm họng là sự phát triển không kiểm soát được của các mô ở vòm họng. Sự phát triển bất thường ở các mô này được gọi là một khối u, chúng được hình thành khi các tế bào trong vòm họng phân chia không kiểm soát và sản sinh ra mô thừa.
Ung thư vòm họng là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh này có biểu hiện không rõ ràng ở khu vực họng, nên dễ khiến bệnh nhân nhầm tưởng thành những bệnh lý thông thường khác liên quan đến hô hấp. Ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vòm họng chiếm 12%, là một tỷ lệ tương đối so với các bệnh ung thư khác.
Các giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng:
- Ung thư vòm họng giai đoạn 1: Không có biểu hiện rõ ràng, khó phát hiện. Khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 3: Tế bào ung thư bắt đầu di căn.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 4: Ung thư di căn đến môi, miệng, phá hủy các hạch bạch huyết.
Triệu chứng, biểu hiện, dấu hiệu của ung thư vòm họng
Một số dấu hiệu của ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng rất khó để phát hiện sớm vì vùng vòm họng không dễ dàng để kiểm tra và triệu chứng của ung thư vòm họng gần giống với những triệu chứng của bệnh lý khác. Thông thường khi được phát hiện thì ung thư vòm hầu đã phát triển đến giai đoạn muộn, tuy nhiên một số triệu chứng của ung thư vòm họng được biết đến như là:
- Nghẹt mũi.
- Đờm có dính máu từ mũi và họng.
- Nhìn mờ.
- Nói khó hoặc khó thở.
- Khó nuốt.
- Đau tai hoặc chảy nước tai.
- Mệt mỏi.
- Mất thính lực hoặc ù tai, thường chỉ ảnh hưởng đến một bên tai.
- Khàn tiếng.
- U ở cổ hoặc trên mũi.
- Đau họng kéo dài.
- Đau đầu thường xuyên.
- Chảy máu mũi thường xuyên.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Nguyên nhân ung thư vòm họng
- Ung thư bắt đầu khi có một hoặc nhiều đột biến gen xảy ra khiến cho những tế bào bình thường tăng trưởng vượt mức kiểm soát, xâm lấn những cấu trúc xung quanh và thậm chí lan đến (di căn) những cơ quan khác của cơ thể. Trong ung thư vòm họng, tiến trình này bắt đầu xảy ra ở những tế bào vảy, phủ trên bề mặt mũi họng.
- Hiện nay người ta vẫn chưa xác định chính xác điều gì gây đột biến gen dẫn đến ung thư vòm họng, nhưng việc nhiễm vi rút Epstein-Barr được xem là có liên quan đến sự phát triễn của ung thư vòm họng. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ vì sao một số người có đủ mọi yếu tố nguy cơ lại không bị ung thư vòm họng, trong khi đó, có người không có những yếu tố nguy cơ rõ ràng lại bị ung thư.
Yếu tố nguy cơ ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng ít gặp ở nữ giới hơn nam giới
Cho đến nay vẫn chưa một nhà khoa học nào có thể xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư vòm họng. Tuy nhiên, có một vài yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng hình thành ung thư vòm họng:
- Giới tính. Ung thư vòm họng thường gặp ở nam hơn ở nữ.
- Chủng tộc. Đây là loại ung thư thường xảy ra với người châu Á và Bắc Phi
- Tuổi. Ung thư vòm họng có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nhưng hầu hết được chẩn đoán ở người trưởng thành từ 30 đến 50 tuổi.
- Thực phẩm ướp muối. Các hóa chất được phóng thích thành hơi khi nấu những thức ăn có ướp muối như cá muối và rau quả bảo quản, hơi này có thể đi vào khoang mũi làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng. Tiếp xúc với những hóa chất này từ khi còn nhỏ tuổi có thể thậm chí làm tăng nguy cơ nhiều hơn.
- Vi rút Epstein-Barr. Loại vi rút phổ biến này thường gây ra những dấu hiệu và triệu chứng nhẹ, như những dấu hiệu và triệu chứng của cảm lạnh. Đôi khi vi rút này có thể gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn. Vi rút Epstein-Barr cũng có liên quan đến vài loại ung thư hiếm gặp, trong đó có ung thư vòm họng.
- Tiền sử gia đình. Nếu trong gia đình có một người bị ung thư vòm họng thì nguy cơ bị bệnh này cũng tăng.
Các biến chứng của bệnh ung thư vòm họng
- Ung thư vòm họng phát triển xâm lấn những cấu trúc lân cận. Ung thư vòm họng giai đoạn muộn có thể gây ra biến chứng nếu ung thư phát triển đủ lớn để xâm lấn những cấu trúc lân cận như họng, xương và não.
- Ung thư vòm họng có thể lan sang những khu vực khác của cơ thể. Ung thư vòm họng thường lan (di căn) xa hơn mũi họng. Hầu hết những người bị ung thư vòm họng đều có di căn vùng. Có nghĩa là các tế bào ung thư trong khối u ban đầu di chuyển sang những khu vực kế cận như hạch bạch huyết ở cổ. Tế bào ung thư có thể lan đến những phần khác của cơ thể (di căn xa) thường là di căn đến xương, phổi, và gan.
Xét nghiệm và chẩn đoán ung thư vòm cổ họng
- Nội soi và sinh thiết vòm họng
- Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán giai đoạn
- Bệnh nhân nghi ngờ bị ung thư vòm họng phải được kiểm tra bằng gương soi vòm họng hoặc nội soi và sinh thiết tổn thương nếu có. Sinh thiết mở các hạch vùng cổ không nên được thực hiện ngay từ đầu (xem Khối ở cổ ), mặc dù sinh thiết bằng kim có thể chấp nhận được và thường được khuyến cáo.
- MRI có tiêm thuốc đối quang từ Gadolinium (với xung xóa mỡ) vùng đầu, lưu ý vùng vòm họng và nền sọ. phát hiện khoảng 25% bệnh nhân. Chụp CT cũng được thực hiện để đánh giá chính xác các thay đổi xương nền sọ, mà ít nhìn thấy được trên MRI. Chụp PET cũng thường được thực hiện để đánh giá mức độ lan tràn của bệnh cũng như hạch bạch huyết vùng cổ.
Chẩn đoán ung thư vòm họng
Xác định giai đoạn của bệnh ung thư vòm họng
- Khi đã chẩn đoán xác định ung thư, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm những xét nghiệm khác để xác định mức độ (giai đoạn) ung thư, chẳng hạn như các xét nghiệm hình ảnh. Xét nghiệm hình ảnh có thể bao gồm chụp quét cắt lớp điện toán (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp xạ hình cắt lớp bằng bức xạ positron (PET) và X quang.
- Khi bác sĩ đã xác định được mức độ ung thư, thì giai đoạn ung thư sẽ được biểu thị bằng một chữ số La Mã. Giai đoạn ung thư và nhiều yếu tố khác được dùng để quyết định kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Nếu chữ số La Mã thấp có nghĩa là ung thư còn nhỏ và chỉ giới hạn trong mũi họng. Chữ số lớn hơn có nghĩa là ung thư đã lan rộng ra khỏi mũi họng đến hạch bạch huyết ở cổ hoặc những khu vực khác của cơ thể. Các giai đoạn của ung thư vòm họng được xếp từ I đến IV.
Điều trị ung thư vòm hầu
- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị: Dùng thuốc viên hoặc thuốc truyền tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư. Người bệnh có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị.
- Phẫu thuật: Thường dùng để loại bỏ ung thư hạch bạch huyết ở cổ họng, không tiến hành phẫu thuật để điều trị ung thư vòm họng.
- Ngoài các phương pháp điều trị ung thư vòm họng như trên, hiện nay các phương pháp điều trị mới như công nghệ gen, miễn dịch học… cũng cho thấy hiệu quả điều trị tích cực.
Tiên lượng ung thư vòm họng
- Bệnh nhân mắc bệnh giai đoạn sớm thường có kết quả tốt (tỷ lệ sống 5 năm là 60-75%), trong khi đó bệnh nhân giai đoạn IV có tiên lượng khá xấu (tỷ lệ sống trên 5 năm < 40%).
Cách phòng ngừa bệnh ung thư vòm họng
- Không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, chất kích thích.
- Điều trị tích cực các bệnh viêm nhiễm ở đường mũi.
- Khám chuyên khoa Tai Mũi Họng khi có các biểu hiện bất thường.
- Tập luyện thể dục, ăn uống điều độ.
- Không ăn thức ăn mặn, thức ăn lên men.
- Không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Như vậy Ung Thư TAP đã cùng các bạn tìm hiểu một số thông tin liên quan đến bệnh ung thư vòm họng, nếu còn vấn gì thắc mắc, hãy đặt câu hỏi và chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn. Xin cảm ơn!
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biết
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối (giai đoạn 4) là gì? là bệnh khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn, bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm sức khỏe một cách trầm trọng.
Chi tiếtUng thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 là giai đoạn mà các tế bào ung thư bắt đầu di căn. bệnh được chia làm 2 giai đoạn là Ung thư vòm họng giai đoạn 3A, và giai đoạn 3B
Chi tiếtUng thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị
Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 có tiên lượng sống sau 5 năm là 65% - 85%
Chi tiếtUng thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu còn được gọi là ung thư vòm họng giai đoạn 1. Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm.
Chi tiếtUng thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi có chữa được không?. Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu như bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Càng phát hiện bệnh muộn thì tiên lượng càng xấu.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Ung thư phổi có lây không?
Ung thư phổi có lây k? Câu trả lời là không, ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây qua đường hô hấp cũng như không lây qua các đường khác.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này