Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biết
Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn khác nhau bao gồm:
- Ung thư vòm họng giai đoạn 1 (hay còn gọi là giai đoạn đầu): Biểu hiện lâm sàng không rõ ràng, dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Các triệu chứng xuất hiện với tần số xác suất liên tục và thường xuyên, dữ dội hơn.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 3: Triệu chứng xảy ra thường xuyên hơn, liên tục và dữ dội kèm theo triệu chứng của các bộ phận bị ung thư di căn sang.
- Ung thư vòm họng giai đoạn 4: Là giai đoạn cuối cùng của bệnh, bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe trầm trọng.
Ở bài viết này, mời các bạn cùng Ung Thư TAP tìm hiểu về Ung thư vòm họng giai đoạn cuối nhé.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là gì?
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối (hay còn gọi là ung thư vòm họng giai đoạn 4) là bệnh khi đã tiến triển đến giai đoạn muộn, bệnh nhân có dấu hiệu suy giảm sức khỏe một cách trầm trọng, mọi hoạt động hay nhất cử nhất động đều cảm thấy khó khăn, những triệu chứng ảnh hưởng xảy ra một cách thường xuyên và kéo dài, gây cho người bệnh một cảm giác khó chịu, mệt mỏi.
Dấu hiệu,biểu hiện của ung thư vòm họng giai đoạn cuối (giai đoạn 4)
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có những biểu hiện rõ ràng và các triệu chứng này xảy ra thường xuyên, mật độ dày lên và gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sống của bệnh nhân. Một vài biểu hiện lâm sàng được ghi nhận của bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối như là:
Hình ảnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối (internet)
Một số dấu hiệu ung thư vòm họng giai đoạn 3 được biết đến sau đây như:
- Đau đầu: Thường đau nửa đầu dữ dội, càng ở giai đoạn sau, khối u càng tiến triển, cơn đau đầu càng rõ và xảy ra thường xuyên hơn, có thể đau thành từng cơn xuất hiện đột ngột. Đau dùng thuốc giảm đau không thấy thuyên giảm nhiều.
- Nói khó, khàn tiếng, nuốt vướng có thể nuốt đau.
- Ù tai liên tục, nghe kém, một số trường hợp bị nặng có biểu hiện điếc. Soi tai có thể thấy hiện tượng viêm tai có mủ, mùi hôi khó chịu.
- Ngạt mũi, chảy nhầy mũi, có thể kèm chảy máu, mủ và các tổ chức bị hoại tử.
- Nổi hạch: Thường gặp nhất là hạch góc hàm và hạch cổ. Ban đầu hạch nhỏ, chắc, không đau. Sau dần các hạch cũng phát triển tăng dần về kích thước, hạch to gây chèn ép các vùng xung quanh, đau, chảy mủ, thậm chí có các tổ chức bị hoại tử, mùi hôi khó chịu.
- Có dấu hiệu tổn thương của các dây thần kinh sọ não như liệt hay tê bì nửa mặt, lác mắt, liệt cơ...
- Ung thư vòm họng giai đoạn cuối, các khối u ác tính lan tràn di căn đến các bộ phận khác như ung thư hạch, ung thư phổi,...Do đó trên lâm sàng còn có thể thấy bệnh nhân có triệu chứng của các vùng tổn thương vùng khác..
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa được không?
- Các tế bào ung thư vòm họng ở giai đoạn 4 lúc này đã di căn sang các khu vực lân cận, và bắt đầu gây bệnh nên các khu vực khác trên cơ thể cho nên việc kiểm soát bệnh tình lúc này là rất khó khăn.
- Việc chữa khỏi ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối gần như là không thể, lúc này việc điều trị ung thư vòm họng nhằm làm giảm các triệu chứng, ảnh hưởng do khối u ung thư gây ra mà thôi.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối sống được bao lâu?
- Ở giai đoạn đầu: là giai đoạn mầm mống ung thư vừa mới hình thành nên nếu được điều trị kịp thời số người sống qua 5 năm chiếm khoảng 83,7 %. Một số trường hợp bệnh nhẹ, có thể điều trị khỏi hoàn toàn bằng các phương pháp xạ trị tại chỗ.
- Với giai đoạn 2 và 3: tế bào ung thư xâm lấn sang các mô gần và các hạch cổ, hạch bạch huyết. Nếu được phát hiện và điều trị, tiên lượng sống qua 5 năm chiếm khoảng 65%.
- Giai đoạn cuối: tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác trong cơ thể (nguy hiểm nhất là não bộ) nên lúc này các phương pháp điều trị chỉ có thể làm giảm tốc độ bội nhiễm lây lan sang tế bào lành.
- Tỷ lệ tái phát di căn sau điều trị chiếm gần như 100%. Vì vậy số người có thể sống sót sau 5 năm khi phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối rất thấp, chỉ chiếm từ 10% – 38%. Những trường hợp quá nặng có thể tử vong chỉ sau vài tháng phát hiện bệnh.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn sang các khu vực nào?
Một số loại ung thư khác có khối u có thể di căn ra khắp cơ thể, tuy nhiên ung thư vòm họng chủ yếu di căn sang các bộ phận ở khu vực đầu và cổ như: Khoang tai, khoang mũi, hạch cổ và não bộ.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang tai
- Ung thư vòm họng khiến bệnh nhân bị ù tai, đau tai và khả năng nghe giảm sút. Ở giai đoạn cuối di căn ung thư vòm họng, các khối u xâm lấn lên vòi nhĩ làm tắc vòi nhĩ khiến chứng ù tai đau tai trầm trọng hơn rất nhiều. Người bệnh có hiện tượng viêm tai giữa, chảy mủ tai, thậm chí mất khả năng nghe.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới khoang mũi
- Tế bào ung thư di căn lên khoang mũi và bội nhiễm thành khối u. Ở giai đoạn cuối, kích thước khối u phát triển to chèn vào các khoang mũi gây khó thở, ngạt thở, chảy mủ mũi hoặc chảy mủ kèm theo máu ở trường hợp nặng.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới các hạch cổ
- Theo khảo sát cho thấy có tới 60% – 90% ung thư vòm họng di căn tới các hạch cổ. Hạch cổ hoặc hạch bạch huyết nằm rất gần với khu vực vòm họng nên đây thường là bộ phận mà các tế bào ung thư vòm họng “chào hỏi” đầu tiên.
- Tế bào ung thư di căn và xâm lấn khiến vùng cổ nổi lên cách hạch tròn có thể nhìn bằng mắt thường, sờ nắn có cảm giác cứng. Cảm giác khó chịu, vướng víu sẽ xuất hiện ở cổ bệnh nhân. Nếu hạch bị vỡ sẽ gây đau đớn và chảy máu cho người bệnh.
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối di căn tới não bộ
- Ung thư vòm họng di căn tới não bộ là loại di căn nguy hiểm và dễ gây tử vong nhất cho người bệnh. Các tế bào ung thư di căn nên não bộ có thể khiến người bệnh gặp phải các biến chứng như:
- Đau đầu: Cảm thấy đau đầu dữ dội, đau liên tục, các cơn đau lan từ nửa đầu bên này sang nửa đầu bên kia.
- Khối u phát triển và chèn vào các dây thần kinh sọ não làm gây ra một loạt các biến chứng như: lác mắt, lồi mắt, sụp mí, suy giảm thị lực nghiêm trọng, nhìn lóa thành 2 cảnh, tê mặt, vẹo lưỡi, muộn hơn có thể gặp dấu hiệu nuốt sặc, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt, nôn ói hoặc thậm chí tử vong.
- Ngoài các biến chứng di căn, ung thư vòm họng giai đoạn cuối còn gây ra một số dấu hiệu như: chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ, da xanh xao, sụt cân nhanh chóng, mất ngủ, đau đớn…
Chăm sóc bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối
Trong suốt quá trình điều trị ung thư, việc chăm sóc cho bệnh nhân là yếu tố vô cùng quan trọng để hỗ trợ cho hiệu quả điều trị. Đối với các bệnh nhân ung thư vòm họng giai đoạn cuối cần phải lưu ý:
Có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý
- Nên có một chế độ ăn riêng đặc biệt cho những bệnh nhân bị ung thư vòm họng đặc biệt ở giai đoạn cuối, cách chế biến dễ ăn nhưng vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể để có thể tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, giúp quá trình trị liệu và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân được tốt hơn.
- Nên chọn những thực phẩm hay món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày để tăng khả năng hấp thu thức ăn.
- Thực hiện chế độ cung cấp dinh dưỡng đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.
- Nên tránh các chất kích thích như rượu bia.
- Tránh sử dụng thuốc lá. Nếu bệnh nhân là người nghiện thuốc thì nên cai thuốc.
- Tránh sử dụng thuốc lá, các chất kích thích.
Để bệnh nhân có tư tưởng thoải mái
- Động viên tinh thần, củng cố tâm lý, khích lệ động viên người bệnh có nghị lực để vượt qua bệnh tật. Giai đoạn này, gia đình người thân vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân. Để bệnh nhân có tư tưởng thoải mái, tránh stress căng thẳng, lo lắng quá độ có thể khiến bệnh tình trở nên nặng hơn.
Điều trị đúng phương pháp
- Cho bệnh nhân sử dụng thuốc và điều trị theo đúng phương pháp cũng như quá trình trị liệu bác sĩ đã đưa ra.
- Ung thư vòm họng giai đoạn cuối thường rất khó điều trị. Việc có thể làm chỉ là hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân, nâng cao sức đề kháng, giúp bệnh nhân có đủ sức khỏe để chống lại bệnh tật, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân và ngăn chặn sự tiến triển tiếp của bệnh.
Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thực phẩm chức năng như Ghv Ksol, Fucoidan Xanh Okinawa, King Fucoidan & Agaricus cũng hiệu quả trong hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vòm họng vì những sản phẩm này nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, và giúp hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể bệnh nhân.
Như vây, Ung Thư TAP đã có một số chia sẻ về Ung thư vòm họng giai đoạn cuối, hy vọng thông qua bài viết này các bạn sẽ nắm được kiến thức để có thể chăm sóc sức khỏe cho bản thân cũng như người thân trong gia đình.
Xem thêm>>>>
Ung thư vòm họng và những điều cần biết
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết
Ung thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?
Ung thư vòm họng giai đoạn 3 là giai đoạn mà các tế bào ung thư bắt đầu di căn. bệnh được chia làm 2 giai đoạn là Ung thư vòm họng giai đoạn 3A, và giai đoạn 3B
Chi tiếtUng thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị
Ung thư vòm họng giai đoạn 2: Giai đoạn khu trú, kích thước khối u đã tăng đến 5 – 6 cm. Ung thư vòm họng giai đoạn 2 có tiên lượng sống sau 5 năm là 65% - 85%
Chi tiếtUng thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết
Ung thư vòm họng giai đoạn đầu còn được gọi là ung thư vòm họng giai đoạn 1. Ung thư vòm họng ở giai đoạn đầu có khối u rất nhỏ, không quá 2,5cm.
Chi tiếtUng thư vòm họng và những điều cần biết
Ung thư vòm họng là sự phát triển không kiểm soát được của các mô ở vòm họng. Ung thư vòm họng còn có tên gọi khác là ung thư mũi, ung thư vòm hầu,...
Chi tiếtUng thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi có chữa được không?. Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu như bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Càng phát hiện bệnh muộn thì tiên lượng càng xấu.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Ung thư phổi có lây không?
Ung thư phổi có lây k? Câu trả lời là không, ung thư phổi không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây qua đường hô hấp cũng như không lây qua các đường khác.
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này