Ung thư phổi tế bào nhỏ

Bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?

Ung thư phổi là tình trạng khi các tế bào phổi bắt đầu phát triển nhanh chóng không kiểm soát được. Ung thư có thể ảnh hưởng đến bất kỳ phần nào của phổi.

Ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) chiếm khoảng 10-15% của tất cả các trường hợp ung thư phổi. Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển nhanh và di căn sớm sang các cơ quan lân cận. Chính vì tốc độ phát triển và có xu hướng di căn sớm nên việc điều trị cho bệnh nhân bị SCLC thường khó khăn và gây ra nhiều đau đớn.

Ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 dạng:

  • Ung thư biểu mô tế bào nhỏ
  • Ung thư biểu mô tế bào nhỏ kết hợp

Các tế bào trong 2 dạng ung thư này đều phát triển và lây lan theo nhiều cách khác nhau. Tên của các ung thư này được đặt theo hình dạng của tế bào ung thư được quan sát dưới kính hiển vi.

Đặc điểm của ung thư phổi tế bào nhỏ 

  • Ung thư phổi tế bào nhỏ phát triển nhanh chóng
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ lây lan nhanh
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ đáp ứng tốt với hóa trị (sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư) và xạ trị (sử dụng tia X liều cao hoặc tia năng lượng cao khác để tiêu diệt tế bào ung thư).
  • Ung thư phổi tế bào nhỏ thường liên quan đến hội chứng cận ung thư.

Triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ

Những dấu hiệu và triệu chứng ung thư phổi tế bào nhỏ là gì?

Ung thư phổi tế bào nhỏ thường không có triệu chứng, có nghĩa là bệnh không gây ra triệu chứng. Một khi các triệu chứng xuất hiện, có nghĩa là ung thư đã xâm chiếm các bộ phận khác của cơ thể. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng thường tăng lên khi ung thư càng phát triển và lây lan. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Chất nhầy có máu ở phổi
  • Khó thở
  • Thở khò khè
  • Đau ngực hoặc khó chịu
  • Ho dai dẳng hoặc khàn khàn
  • Chán ăn
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi
  • Sưng mặt

Nguyên nhân gây ung thư phổi tế bào nhỏ

Những nguyên nhân nào gây ung thư phổi tế bào nhỏ?

Nguyên nhân gây ra bệnh này gồm:

  • Hút thuốc lá. Đây là nguyên nhân phổ biến gây ung thư phổi tế bào nhỏ.
  • Hút thuốc lá thụ động. Hút thuốc lá thụ động cũng là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Những người tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh tăng khoảng 30%.
  • Tiếp xúc với radon.
  • Tiếp xúc với amiang.
Liệu pháp điều trị đích trong ung thư phổi
24 Aug

Liệu pháp điều trị đích trong ung thư phổi

Khái quát về ung thư phổi Ung thư phổi là bệnh lý ác tính xảy ra ở phổi, có đến 80% số bệnh nhân ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá kể cả chủ động hay thụ động. Một thống kê chỉ ra rằng, mỗi năm trôi qua trên thế giới có khoảng 2,1 triệu người được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi mới và kèm theo là 1,8 triệu người tử vong do mắc bệnh ung thư phổi. Gần đây nhất là năm 2018, ở Việt Nam có đến hơn 23.000 người mắc bệnh ung thư phổi, và hàng năm, con số này vẫn ngày một tăng lên. Ung thư phổi chỉ xếp sau ung thư gan về tỉ lệ mắc phải cũng như tử vong, trong số các bệnh ung thư thường gặp. Ung thư phổi gồm ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ. Trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ chiếm đến 80% số ca mắc phải, và nó cũng được chia làm 3 dạng gồm: ung thư biểu mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư tế bào lớn. Khi phát hiện bệnh thì thường đã ở giai đoạn muộn nên tiên lượng khá thấp. Có đến hơn 50% bệnh nhân được chuẩn đoán mắc ung thư phổi thì bệnh đã phát triển sang giai đoạn di căn, các tế bào ung thư lúc này đã lan rộng ra các cơ quan xung quanh. Lúc này điều trị ung thư phổi nhằm mục đích làm giảm các cơn đau, và kéo dài sự sống cho bệnh nhân. Có nhiều phương pháp được nghiên cứu để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi, và một trong số đó là phương pháp điều trị đích trong ung thư phổi. Là phương pháp được sử dụng hiệu quả cho các bệnh nhân ung thư phổi đã ở giai đoạn di căn, phương pháp này không những giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng xảy ra do bệnh, mà còn làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư, từ đó giúp kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư phổi. Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích là gì? Ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng có một đặc điểm cơ bản nhấn là các tế bào ung thư phát triển một cách đột biến bởi các gen kích thích sự tăng trưởng đó (được gọi là oncogenes). Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích chính là phương pháp nhắm thẳng vào các phần tử đặc hiệu cần thiết trong quá trình sinh ung thư và quá trình phát triển khối u. Liệu pháp điều trị đích này sẽ tác động trực tiếp đến các tụ thể xuất hiện trên màng tế bào hoặc xuất hiện trong tế bào. Liệu pháp điều trị nhắm trúng đích trong điều trị ung thư có 2 nhóm. Kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies): Tác động phần ngoài màng tế bào. Thuốc phân tử nhỏ (small molecule medicines): Tác động từ bên trong tế bào. Các loại thuốc điều trị đích trong ung thư phổi? Kháng thể đơn dòng Bevacizumab (Avastin, Abevmy): là kháng thể đơn dòng gắn vào yếu tố tăng trưởng nội mạc mạch máu (VEGF) ngăn cản sự hoạt hóa các thụ thể tyrosine kinase thông qua VEGF cần thiết cho quá trình tái tạo mạch máu. Bevacizumab thường được sử dụng phối hợp với hóa trị, hoặc cũng có thể kết hợp với các thuốc đích khác, và nó cũng có thể dùng kết hợp với một số thuốc miễn dịch. Bevacizumab được chỉ định điều trị bước ung thư phổi không tế bào nhỏ, không vảy, không có tiền sử ho máu trước đó. Ramucirumab(Cyramza): là thuốc tái tổ hợp của kháng thể đơn dòng gắn vào thụ thể VEGF. Ramucirumab thường được dung trong điều trị bước 1 ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, có đột biến VEGF. Cetuximab: Là kháng thể  đơn dòng gắn vào EGFR. Cetuximab khi kết hợp với một số thuốc  hóa trị (Cisplatin/vinorebine) cũng giúp kéo dài tuổi thọ khá hiệu quả, tuy nhiên, sử dụng Cetuximab có độc tính hạ bạch cầu cao cho nên không khuyến cáo sử dụng rộng rãi. Các thuốc phân tử nhỏ Hiện nay, khoa học kỹ thuật phát triển, các nhà nghiên cứu có thể xác định được một số đột biến gen để có thể sử dụng thuốc nhắm đích phù hợp. Các gen đột biến này thường tác động làm ung thư phát triển cục bộ và di căn. Lúc này các loại thuốc đích sẽ ngăn chặn sự phát triển đó, cũng như làm thu nhỏ khối u. Một số đột biến gen phổ biến và thuốc được gắn để đặc trị các gen đó bao gồm: Đột biến EGFR: Đây là loại phổ biến và thường gặp nhất ở các bệnh nhân bị ung thư phổi, nhất là ở Châu Á, bệnh nhân nữ, không hút thuốc lá và tế bào ung thư phổi có nguồn gốc từ biểu mô tuyến. Khi đột biến gen EGFR xảy ra, các thụ thể tyrosine kinase (TKI) tự bản thân có khả năng kích hoạt con đường nội bào, dẫn đến quá trình tăng sinh một cách vô tổ chức của các tế bào ung thư. Nhóm thuốc giành cho EGFR-TKI hiện nay gồm: Nhóm thuốc thế hệ 1: Erlotinib: Erlocip, HYYR, BivoEro, Zyceva, Tarceva, Erlonat, Tarceva, Tyracan. Gefitinib: Geftinat, Gefticip, Geftib, Geastine, Matilda, Iressa Nhóm thuốc này giúp kéo dài sự sống từ 8 đến 10 tháng. Nhóm thuốc thế hệ 2 Afatinib: Giotrif, Alecensa, Alecnib. Dacomitinib: Nhóm thuốc này giúp kéo dài sự sống thêm không bệnh khoảng 11,1 tháng. Nhóm thuốc thế hệ 3 Osimertinib: Tagrix, Tagrisso. Nhóm thuốc này giúp kéo dài sự sống thêm không bệnh khoảng 19 tháng. Một số thuốc điều trị đích gắn liền với các đột biến khác thường gặp gồm: Crizotinib(Crizonix): là thuốc kháng ALK, ROS. Crizotinib giúp đat được thời gian sống thêm không bệnh là 15.9 tháng đến 19.2 tháng Ceritinib(Noxalk): là thuốc kháng ALK, ROS1. Ceritinib giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh là 16.6 tháng. Lorlatinib: là thuốc kháng TKI thế hệ 3 có thể nhắm trúng đích ALK và ROS1, có thể được sử dụng trên nhóm bệnh nhân đã kháng với điều trị đột biến ALK trước đó. Dabrafenib và Trametinib: ức chế kinases theo con đường RAS/RAF/MEK/ERK, ức chế đột biến BRAF. Giúp thời gian sống thêm không bệnh đạt được từ 9.7 tháng tới 10.9 tháng. Larotrectinib: Là thuốc kháng đột biến kết hợp gen NTRK. Larotrectinib có thể giúp đạt được thời gian sống thêm không bệnh là 1 năm. Các thuốc khác: Capmatinib cho đột biến MET, Selpercatinib, Cabozantinib và Vandetanib cho đột biến RET Kết luận: Ung thư phổi vẫn luôn là một căn bệnh nguy hiểm, và cũng là một thách thức lớn đối với các nhà nghiên cứu khoa học ngành y dược. Các loại thuốc điều trị đích ung thư phổi được sáng chế đã mở ra một kỷ nguyên mới trong công cuộc điều trị bệnh ung thư phổi không loại không phải tế bào nhỏ. Chúng giúp thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi được kéo dài thêm, và làm giảm các triệu chứng gây ra do ung thư phổi. Dù rằng, giá thành của các loại thuốc điều trị đích trong ung thư phổi vẫn là một trong những rào cản lớn để bệnh nhân có thể tiếp cận. Tuy nhiên, hi vọng trong thời gian tới, giá thành thuốc sẽ hạ để có nhiều bệnh nhân có cơ hội điều trị bệnh thêm nữa.
Ung thư phổi sống được bao lâu?
23 Aug

Ung thư phổi sống được bao lâu?

Trên thế giới có rất nhiều ca ung thư phổi, nhưng khi phát hiện ra bệnh thì đa phần bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, khi mà tiên lượng còn rất thấp. Và khi phát hiện mình mắc phải căn bệnh quái ác này, bệnh nhân và người nhà không khỏi đặt ra câu hỏi “ung thư phổi sống được bao lâu?” Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết thời gian sống cũng như tiên lượng ở bệnh nhân ung thư phổi trong các trường hợp. Những điều cơ bản về ung thư phổi Ung thư phổi là một loại bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ sau ung thư gan. Bệnh xảy ra khi tế bào ung thư ác tính ở khu vực phổi phát triển mạnh, khó kiểm soát, từ đó các tế bào này tạo thành khối u. Khối u ở phổi bắt đầu phát triển, xâm lấn cục bộ, di căn ra xa các bộ phận khác. Ung thư phổi gồm 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Triệu chứng thường gặp phổ biến của bệnh là ho, ho khan, ho có đờm, đau, tức ngực,… Nguyên nhân gây ung thư phổi đến nay vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên một số thống kê chỉ ra rằng có đến 70% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan tới thói quen hút thuốc lá, còn lại là do di chuyền, tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường,… Ung thư phổi sống được bao lâu? “Ung thư phổi sống được bao lâu?” luôn là câu hỏi được bệnh nhân, và người nhà bệnh nhân quan tâm nhiều nhất. Sở dĩ vậy là do tỉ lệ tử vong khi mặc bệnh ung thư phổi là rất cao. Tuy nhiên, đây cũng là một câu hỏi mà đến cả các nhà chuyên gia cũng khó có thể trả lời chính xác được. Thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư phổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chuẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, hay ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tế bào ung thư lành tính hay ác tính, đang phát triển cục bộ, hay đã di căn ra xa. Mặc dù khoa học phát triển, phương pháp điều trị ung thư phổi cũng đa dạng, nhưng để chữa khỏi hoàn toàn là rất khó, mục đích điều trị chủ yếu là để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư phổi đều có tiên lượng kém, đa số bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm và thời gian sống sót còn phụ thuộc vào các yếu tố sau: Giai đoạn bệnh Thể bệnh Đáp ứng điều trị Bệnh mắc kèm Di căn đến những bộ phận nào của cơ thể Đối với ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ: Với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thì được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có mức tiên lượng khác nhau, dưới đây là tỉ lệ thời gian sóng sót của bệnh: Giai đoạn 1: 60-80% người bệnh có thể sống được sau 5 năm. Giai đoạn 2: 30-50% người bệnh còn sống được sau 5 năm. Giai đoạn 3A: 10-30% người bệnh còn sống được sau 5 năm. Giai đoạn 3B: <5% người bệnh còn sống sau 5 năm. Giai đoạn 4: <2% người bệnh còn sống sau 5 năm. Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi di căn Với ung thư phổi tế bào nhỏ, bệnh phát triển nhanh, 60-70% bệnh nhân được chuẩn đoán khi ung thư đã lan rộng sang các bộ phận khác, cho nên việc điều trị hết sức khó khăn. Nếu duy trì tích cực việc điều trị thì cũng chỉ sống được thêm 10-18 tháng. Ngoài ra, tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi tính theo giai đoạn được chia như sau: Giai đoạn khu trú: 50% người bệnh sống được sau 5 năm. Giai đoạn ung thư lan sang hạch bạch huyết lân cận: 25% sống được sau 5 năm. Giai đoạn di căn: 4% người bệnh sống được sau 5 năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi Có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư phổi. Tuy nhiên một số yếu tố sau đây được coi là tác động lớn nhất đến tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi. Giới tính. Chủng tộc. Phương pháp điều trị. Tâm lý. Biến chứng của ung thư phổi. Hút thuốc. Các phương pháp điều trị giúp tăng tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư phổi Phẫu thuật điều trị ung thư phổi: Khi khối u còn nhỏ, chưa phát triển rộng, bác sĩ thường đưa ra phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối u. Cắt bỏ nêm để loại bỏ mảnh mô nhỏ hoặc thùy của phổi có chứa khối u cùng với một mô khỏe mạnh Cắt bỏ đoạn để loại bỏ một phần lớn hơn của phổi, nhưng không phải toàn bộ thùy. Cắt thùy để loại bỏ toàn bộ thùy của một phổi Phẫu thuật cắt bỏ phổi để loại bỏ toàn bộ phổi Xạ trị Là việc sử dụng các chùm tia năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị làm giảm kích thước khối u hỗ trợ việc phẫu thuật, hoặc loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị Là sử dụng các thuốc hóa chất làm triệt tiêu tế bào ung thư. Có thuốc dùng đường tiêm dưới cánh tay, hoặc cũng có thể dùn qua đường uống, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mỗi đợt điều trị. Cũng giống xạ trị, hóa trị giúp làm thu nhỏ kích thước khối u trước phẫu thuật, và triệu tiêu tế bào còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị có thể dùng một mình hoặc kết hợp với xạ trị. Điều trị bằng thuốc đích Là phương pháp điều trị nhắm mục tiêu vào những vị trí có các tế bào phát triển bất thường. nó ngăn chặn sự bất thường này, và triệt tiêu các tế bào ung thư. Nhiều loại thuốc điều trị đích ung thư phổi được nghiên cứu và đem vào sử dụng cho thấy hiệu quả khá tốt có thể kể đến như: Avastin, Alecensa, Alecnib, Geftinat, Iressa. Liệu pháp miễn dịch Là việc sử dụng các thuốc, tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên các tế bào ung thư, nhằm chống lại chúng. Một số thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi thường được đem ra sử dụng như là: Keytruda, Opdivo, Tecentriq, Imfinzi. Như vậy, Ung Thư TAP đã cùng bạn đọc tìm hiểu “Ung thư phổi sống được bao lâu?” ở bài viết trên. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi!
Ung thư phổi giai đoạn 3 và những điều cần biết?
17 Aug

Ung thư phổi giai đoạn 3 và những điều cần biết?

Ung thư phổi hiện nay là một bệnh nguy hiểm hàng đầu trong số nhóm bệnh ung thư cần đặc biệt lưu ý. Bệnh này gây tử vong cao và được phổ biết gồm 2 loại, ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 40% số những người được phát hiện ung thư phổi thì có đến 1/3 số lượng bệnh nhân mắc căn bệnh này đã ở giai đoạn 3 của ung thư phổi. Mặc dù ung thư phổi giai đoạn 3 cũng có thể chữa trị. Tuy nhiên, để điều trị khỏi thì tỉ lệ rất thấp, tiên lượng của bệnh thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân và kế hoạch điều trị. Ung thư phổi giai đoạn 3 là gì? Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang các cơ quan lân cận, hoặc các hạch bạch huyết ở xa. Giai đoạn này thì bệnh bắt đầu có những biểu hiện rõ nét và ngày càng khó điều trị hơn. Ung thư phổi giai đoạn 3 được chia nhỏ thành 3 giai đoạn gồm: Ung thư phổi giai đoạn 3A: Giai đoạn tiến triển tại chỗ. Các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn cục bộ ở cùng một bên ngực, nhưng chưa di chuyển ra các cơ quan ở xa khác. Ung thư phổi giai đoạn 3B: Giai đoạn này bắt đầu nặng hơn. Các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển ra các hạch bạch huyết ở xương, hoặc các hạch ở ngực bên phía đối diện tính từ vị trí khối u. Ung thư phổi giai đoạn 3C: Giai đoạn này thì bệnh đã lây lan đến một phần hoặc toàn bộ khu vực thành ngực, lớp lót ngực, màng túi quanh tim và các dây thần kinh hoành. Ung thư phổi ở giai đoạn 3B và 3C là khi bệnh đã bắt đầu di căn đến cơ quan khác. Lúc này một phần phổi hoặc toàn bộ phổi bắt đầu có triệu chứng xẹp hoặc viêm. Ngoài ra có một số triệu trứng bên ngoài mà thường gặp khác. Các dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 3 thường gặp? Cũng giống các giai đoạn khác, một số biểu hiện, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 3 cũng có thể bắt gặp ở các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên mức độ và mật độ đã có sự thay đổi rõ rệt. Một số triệu trứng ung thư phổi giai đoạn 3 thường gặp nhất có thể kể đến như là: Xuất hiện những cơn ho mới. Ho dai dẳng hoặc kéo dài. Thay đổi cách ho (ho sâu, thường xuyên, có đờm, có máu). Khó thở, thở gấp. Thở khò khè. Đau ở vùng ngực, vai. Sụt cân không rõ nguyên nhân. Giọng nói trở nên khàn hơn, trầm. Đau xương (thường đau ở lưng và cơn đau mạnh mẽ hơn vào ban đêm) Đau đầu. Nhiễm trùng hô hấp lặp đi lặp lại  Ngoài ra có một số triệu trứng ít gặp khác mà không phải bệnh nhân nào cũng gặp không được liệt kê ở đây. Điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 có những cách điều trị nào? Những phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 phổ biến hiện nay có thể kể đến như là Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị trúng đích. Phẫu thuật điều ung thư phổi giai đoạn 3: Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi khối u đã lớn, các tế bài di căn ra các khu vực khác. Bởi vậy, phẫu thuật thường không được áp dụng ở giai đoạn này. Xạ trị ung thư phổi giai đoạn 3 Sau khi chuẩn đoán không thể phẫu thuật ở giai đoạn 3, thì xạ trị có thể được sử dụng đến, xạ trị giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, giảm các cơn đau cho bệnh nhân, và giảm sự lây lan của tế bào ung thư. Hóa trị Là phương pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư nhằm mục đích tiêu diệt, hoặc ngăn cản sự phát triển và xâm lấn ra xa của các tế bào ung thư. Điều trị trúng đích Là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc đích. Cũng giống hóa trị là sử dụng thuốc, tuy nhiên thuốc điều trị đích có khả năng trực tiếp ngăn chặn sự phát triển của khối u trong phổi. Một số thuốc điều trị đích thường gặp như: Gefitinib (Iressa,Geftib,Geftinat) Osimertinib (Osimert,Tagrisso,Tagrix) Bevacizumab (Avastin) Bạn đang đọc những điều cần biết về ung thư phổi giai đoạn 3 tại chuyên mục của Ung Thư TAP. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn về điều trị, thuốc điều trị ung thư phổi. Tin liên quan: Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu Ung thư phổi có uống được sữa ensure không? Giá thuốc điều trị đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB