Ung thư phổi sống được bao lâu?
Trên thế giới có rất nhiều ca ung thư phổi, nhưng khi phát hiện ra bệnh thì đa phần bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, khi mà tiên lượng còn rất thấp. Và khi phát hiện mình mắc phải căn bệnh quái ác này, bệnh nhân và người nhà không khỏi đặt ra câu hỏi “ung thư phổi sống được bao lâu?”
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết thời gian sống cũng như tiên lượng ở bệnh nhân ung thư phổi trong các trường hợp.
Những điều cơ bản về ung thư phổi
Ung thư phổi là một loại bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ sau ung thư gan. Bệnh xảy ra khi tế bào ung thư ác tính ở khu vực phổi phát triển mạnh, khó kiểm soát, từ đó các tế bào này tạo thành khối u. Khối u ở phổi bắt đầu phát triển, xâm lấn cục bộ, di căn ra xa các bộ phận khác.
Ung thư phổi gồm 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Triệu chứng thường gặp phổ biến của bệnh là ho, ho khan, ho có đờm, đau, tức ngực,…
Nguyên nhân gây ung thư phổi đến nay vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên một số thống kê chỉ ra rằng có đến 70% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan tới thói quen hút thuốc lá, còn lại là do di chuyền, tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường,…
Ung thư phổi sống được bao lâu?
“Ung thư phổi sống được bao lâu?” luôn là câu hỏi được bệnh nhân, và người nhà bệnh nhân quan tâm nhiều nhất. Sở dĩ vậy là do tỉ lệ tử vong khi mặc bệnh ung thư phổi là rất cao. Tuy nhiên, đây cũng là một câu hỏi mà đến cả các nhà chuyên gia cũng khó có thể trả lời chính xác được.
Thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư phổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chuẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, hay ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tế bào ung thư lành tính hay ác tính, đang phát triển cục bộ, hay đã di căn ra xa.
Mặc dù khoa học phát triển, phương pháp điều trị ung thư phổi cũng đa dạng, nhưng để chữa khỏi hoàn toàn là rất khó, mục đích điều trị chủ yếu là để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư phổi đều có tiên lượng kém, đa số bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm và thời gian sống sót còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Giai đoạn bệnh
- Thể bệnh
- Đáp ứng điều trị
- Bệnh mắc kèm
- Di căn đến những bộ phận nào của cơ thể
Đối với ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ:
Với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thì được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có mức tiên lượng khác nhau, dưới đây là tỉ lệ thời gian sóng sót của bệnh:
- Giai đoạn 1: 60-80% người bệnh có thể sống được sau 5 năm.
- Giai đoạn 2: 30-50% người bệnh còn sống được sau 5 năm.
- Giai đoạn 3A: 10-30% người bệnh còn sống được sau 5 năm.
- Giai đoạn 3B: <5% người bệnh còn sống sau 5 năm.
- Giai đoạn 4: <2% người bệnh còn sống sau 5 năm.
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi di căn
Với ung thư phổi tế bào nhỏ, bệnh phát triển nhanh, 60-70% bệnh nhân được chuẩn đoán khi ung thư đã lan rộng sang các bộ phận khác, cho nên việc điều trị hết sức khó khăn. Nếu duy trì tích cực việc điều trị thì cũng chỉ sống được thêm 10-18 tháng. Ngoài ra, tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi tính theo giai đoạn được chia như sau:
- Giai đoạn khu trú: 50% người bệnh sống được sau 5 năm.
- Giai đoạn ung thư lan sang hạch bạch huyết lân cận: 25% sống được sau 5 năm.
- Giai đoạn di căn: 4% người bệnh sống được sau 5 năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi
Có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư phổi. Tuy nhiên một số yếu tố sau đây được coi là tác động lớn nhất đến tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi.
- Giới tính.
- Chủng tộc.
- Phương pháp điều trị.
- Tâm lý.
- Biến chứng của ung thư phổi.
- Hút thuốc.
Các phương pháp điều trị giúp tăng tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư phổi
Phẫu thuật điều trị ung thư phổi:
Khi khối u còn nhỏ, chưa phát triển rộng, bác sĩ thường đưa ra phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
- Cắt bỏ nêm để loại bỏ mảnh mô nhỏ hoặc thùy của phổi có chứa khối u cùng với một mô khỏe mạnh
- Cắt bỏ đoạn để loại bỏ một phần lớn hơn của phổi, nhưng không phải toàn bộ thùy.
- Cắt thùy để loại bỏ toàn bộ thùy của một phổi
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi để loại bỏ toàn bộ phổi
Xạ trị
Là việc sử dụng các chùm tia năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị làm giảm kích thước khối u hỗ trợ việc phẫu thuật, hoặc loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Hóa trị
Là sử dụng các thuốc hóa chất làm triệt tiêu tế bào ung thư. Có thuốc dùng đường tiêm dưới cánh tay, hoặc cũng có thể dùn qua đường uống, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mỗi đợt điều trị. Cũng giống xạ trị, hóa trị giúp làm thu nhỏ kích thước khối u trước phẫu thuật, và triệu tiêu tế bào còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị có thể dùng một mình hoặc kết hợp với xạ trị.
Điều trị bằng thuốc đích
Là phương pháp điều trị nhắm mục tiêu vào những vị trí có các tế bào phát triển bất thường. nó ngăn chặn sự bất thường này, và triệt tiêu các tế bào ung thư.
Nhiều loại thuốc điều trị đích ung thư phổi được nghiên cứu và đem vào sử dụng cho thấy hiệu quả khá tốt có thể kể đến như: Avastin, Alecensa, Alecnib, Geftinat, Iressa.
Liệu pháp miễn dịch
Là việc sử dụng các thuốc, tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên các tế bào ung thư, nhằm chống lại chúng.
Một số thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi thường được đem ra sử dụng như là: Keytruda, Opdivo, Tecentriq, Imfinzi.
Như vậy, Ung Thư TAP đã cùng bạn đọc tìm hiểu “Ung thư phổi sống được bao lâu?” ở bài viết trên. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi!
Fucoidan Nhật Bản - Tốp 4 sản phẩm chất lượng nhất
Tốp 4 dòng Fucoidan Nhật Bản tốt nhất hiện nay Fucoidan Xanh Nhật Bản Fucoidan Vàng của Nhật Okinawa Fucoidan Đỏ Nhật Bản King Fucoidan & Agaricus Nhật Bản
Chi tiếtThuốc AREPLIVIR là thuốc gì? Tại sao lại được tìm kiếm nhiều thế?
Thuốc AREPLIVIR là sản phẩm được sản xuất ra nhằm cho việc điều trị ở những bệnh nhân bị nhiễm coronavirus mới (COVID-19). Thuốc AREPLIVIR được sản xuất tại Nga.
Chi tiếtTư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Chế độ dịnh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đặc biệt quan trọng với bệnh nhân đang gặp phải căn bệnh này. Chế độ dịnh dưỡng giúp bệnh nhân có sức khỏe để điều trị bệnh.
Chi tiếtGiải đáp thắc mắc: Bệnh nhân bị ung thư phổi có ăn yến được không?
Một số tác dụng của yến sào đã được ghi nhận như là: Kích thích tiêu hóa Bổ phế, long đờm, giảm ho. An thần, bổ não,. Cải thiện hệ miễn dịch. Chống lão hóa.
Chi tiếtTìm hiểu ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì?
Ung thư phổi nên ăn các thực phẩm sau Các thức ăn nhạt Các loại trái cây và rau xanh Các loại thực phẩm giàu protein. Thịt và các loại trứng Các sản phẩm làm từ sữa
Chi tiếtBình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này