Ung thư máu

Tìm hiểu về ung thư máu là gì?

  • Ung thư máu là một loại ung thư nguy hiểm, nó còn có một tên gọi khác là Bệnh bạch cầu. Ung thư máu là hiện tượng số lượng bạch cầu gia tăng đột biến trong khoảng thời gian ngắn, không kiểm soát được. Nếu không được điều trị kịp thời thì nó sẽ ứ đọng lại trong tủy xương, làm ảnh hưởng đến quá trình tạo ra các tế bào máu bình thường tiếp theo.

Ung Thư Máu

Hình ảnh minh họa ung thư máu (internet)

Ung thư máu có những dấu hiệu, biểu hiện hay triệu chứng gì?

Ung thư máu là một trong những loại ung thư khó phát hiện sớm nhất, nhưng không phải không có dấu hiệu để nhận biết, một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận ra bệnh ung thư máu bao gồm:

  • Trên da xuất hiện những đốm đỏ hoặc tím, một phần do sự sụt giảm số lượng tiểu cầu trong cơ thể.
  • Hay xuất hiện những tỉnh trạng đau đầu dữ dội, cùng với đó có cả đổ mồ hôi, da xanh xao, do máu lên não kém khiến cho não không được cung cấp đủ oxy nên gây tình trạng đau đầu.
  • Đau xương là một trong những triệu chứng chính của ung thư máu. Các cơn đau có thể xuất hiện tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh và thường xuất hiện ở các khớp xương chân, đầu gối, cánh tay và lưng.
  • Tình trạng sưng hạch bạch huyết, đây là triệu chứng có thể thấy rõ nhất ở cách bệnh nhân bị ung thư máu, nhưng lại không gây cảm giác đau
  • Cơ thể thường xuyên cảm thấy mệt mỏi
  • Chảy máu cam: tình trạng chảy máu cam là hiện tượng khá thường gặp nhưng nếu trong trường hợp chảy máu nhiều, liên tục nhiều ngày thì ngay lập tức phải khám bệnh càng sớm càng tốt bởi đây có thể là hệ quả của việc suy giảm số lượng tiểu cầu – tế bào có tác dụng cầm máu.
  • Sốt cao: Triệu chứng này xảy ra thường xuyên, nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân mắc ung thư máu bị suy giảm trầm trọng khả năng miễn dịch
  • Đau bụng: Khi ung thư máu đã di căn đến gan và lá lách, nó có thể gây sưng tấy ở các bộ phận này. Do đó, bệnh nhân thường có cảm giác đau bụng, đầy hơi, mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn, hoặc ói mửa.

Chúng tôi khuyên các bạn nếu xảy ra các triệu chứng kể trên, hãy bỏ thời gian ra đi khám để biết rõ tình trạng sức khỏe.

Những nguyên nhân gây ung thư máu

Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra chính xác những nguyên nhân gây ra ung thư máu, tuy nhiên cũng đã tìm thấy một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư máu:

  • Do bệnh nhân ung thư thường sử dụng bằng hóa xạ trị hoặc thuốc.
  • Bệnh xảy ra có thể do yếu tố di truyền.
  • Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ nguy hiểm như nạn nhân, bom nguyên tử, rò rỉ phóng xạ hoặc bệnh nhân điều trị xạ trị.
  • Do thường xuyên phải làm việc trong các môi trường độc hại và phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều hóa chất độc hại như formaldehyde, benzene,…
  • Người mắc hội chứng, bệnh thay đổi gene như bệnh về máu, hội chứng di truyền, bệnh virus,…

Phòng bệnh ung thư máu hiệu quả

Ung thư máu là một trong những bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao nhất hiện nay. Dưới đây là một số cách có thể giúp bạn phòng tránh ung thư máu, mời bạn tham khảo:

  • Tránh tiếp xúc với hóa chất: hạn chế thấp nhất có thể, phòng, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, benzen,…
  • Tránh tiếp xúc với bức xạ
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, hiệu quả, khuyến khích ăn nhiều rau củ quả và đồng thời giảm việc tiêu thụ các chất béo, các chất chuyển hóa.
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Đi khám và Tầm soát ung thư định kỳ.

Thực phẩm phòng ngừa ung thư

Ăn rau củ quả giúp phòng ngừa ung thư (internet)

Điều trị ung thư máu bằng cách nào?

Điều trị ung thư máu còn phải phụ thuộc vào dạng ung thư bệnh nhân mắc phải, độ tuổi, giai đoạn của bệnh, vị trí xảy ra ung thư và một vài các yếu tố đánh giá khác. Một số phương pháp điều trị ung thư máu như:

  • Ghép tế bào gốc
    • Ghép tế bào gốc là phương pháp truyền các tế bào máu khỏe mạnh vào trong cơ thể. Các tế bào có thể được lấy từ tủy xương, hoặc máu lưu thông mạch máu và máu ở cuống rốn.
  • Hóa trị
    • Là phương pháp sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư máu để nhằm mục đích can thiệp và ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể. Thường thì trước khi cấy, ghép tế bào gốc, người bệnh thường được điều trị bằng hóa trị.
  • Xạ trị
    • Liệu pháp xạ trị được sử dụng để tiêu diệt tế bào ung thư, giảm đau hoặc giảm sự khó chịu. Điều trị bằng xạ trị cũng có thể được chỉ định trước khi ghép tế bào gốc.

Xạ Trị Ung Thư Máu

Xạ trị ung thư máu (internet)

Cảm ơn các bạn đã cùng Ung Thư TAP tìm hiểu một số triệu chứng, nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh ung thư máu. Nếu có vấn đề gì thắc mắc, mời bạn liên hệ tới số điện thoại hotline : Call/Zalo: 0973.998.288 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
27 Aug

Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Đối với hầu hết mọi người, một chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bình thường bao gồm: Nhiều trái cây, rau, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt Các sản phẩm thịt và sữa được sử dụng với số lượng vừa phải Chất béo, đường, rượu và muối sử dụng với số lượng ít Tuy nhiên, khi bạn bị ung thư, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn để giữ sức khỏe chống lại các tác dụng phụ của điều trị. Lợi ích của chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho bệnh nhân ung thư Chế độ dịnh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đặc biệt quan trọng trong các trường hợp bệnh nhân đang gặp phải căn bệnh này. Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư thường gây ra các vấn đề khác nhau liên quan đến dinh dưỡng cùng với đó là nhu cầu dinh dưỡng khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Các lợi ích của một chế độ dinh dưỡng tốt dành cho bệnh nhân bao gồm: Bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn. Giữ sức mạnh và năng lượng cho bệnh nhân . Duy trì cân nặng cho bệnh nhân. Giúp bệnh nhân chịu đựng tốt hơn các tác dụng phụ liên quan đến điều trị. Giảm nguy cơ nhiễm trùng. Chữa lành và phục hồi vết thương nhanh hơn. Sự ảnh hưởng của ung thư và điều trị ung thư đến dinh dưỡng Trong quá trình điều trị ung thư, thông thường cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình để giúp tăng cường sức mạnh của cơ thể và giảm bớt sự ảnh hưởng của ung thư và điều trị ung thư. Điều trị ung thư thường bao gồm các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp ngắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch, hoặc một số phương pháp điều trị kết hợp. Dinh dưỡng rất cần thiết trong điều trị ung thư Tất cả các phương pháp điều trị này đều có đặc điểm chung là phải sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư để nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng trong quá trình điều trị này, các tế bào khỏe mạnh cũng sẽ bị hư hại. Khi các tế bào khỏe mạnh bị thiệt hại sẽ gây ra tác dụng phụ do điều trị ung thư. Những tác dụng phụ phổ biến có thể ảnh hưởng đến ăn uống bao gồm: Chán ăn (chán ăn) Đau miệng hoặc đau vùng họng. Khô miệng. Các vấn đề về răng miệng. Thay đổi vị giác. Buồn nôn. Nôn mửa. Tiêu chảy. Táo bón. Mệt mỏi. Trầm cảm. Hướng dẫn ăn uống khi bắt đầu các liệu pháp điều trị ung thư Nhiều loại ung thư bệnh nhân sẽ được điều trị tốt hơn nếu những bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng tốt. Một số các mẹo cho bệnh nhân như sau: Đừng ngại thử những món ăn mới, vì một số món ăn bệnh nhân không thích trước đây lại có thể ăn ngon trong quá trình điều trị. Chọn các loại rau củ quả thực vật gồm nhiều loại khác nhau. Thử ăn các loại đậu khác nhau như đậu Hà Lan thay cho thịt trong một vài bữa ăn mỗi tuần. Cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày, trong thực đơn nên bao gồm các loại trái cây họ cam quýt, các loại rau có màu xanh đậm và vàng đậm. Rau và trái cây chứa nhiều chất tăng cường sức khỏe tự nhiên cũng như tăng cường hệ miễn dịch. Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm cũng như các loại đồ uống nhiều đường và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng,... Sự cần thiết của các bữa ăn nhẹ giúp bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Trong quá trình điều trị ung thư, cơ thể bệnh nhân thường cần thêm calo và protein để giúp bạn duy trì cân nặng và sức khỏe. Nếu bệnh nhân đang sụt ký, đồ ăn nhẹ hoặc snack có thể giúp bệnh nhân đáp ứng những nhu cầu đó, duy trì sức khỏe và năng lượng của bệnh nhân. Hãy thử một số các mẹo sau: Các bữa ăn nhẹ xen kẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Ăn các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính nhiều lần trong ngày. Chuẩn bị sẵn nhiều loại đồ ăn nhẹ giàu protein dễ ăn, ăn liền được và ít cần chế biến. Các loại đồ ăn này thường bao gồm sữa chua, ngũ cốc, sữa, bánh mì sandwich, súp, pho mát và bánh quy giòn. Một số loại thức ăn vặt có thể làm một số tác dụng phụ liên quan đến điều trị tệ hơn. Ví dụ, nếu bệnh nhân đang tiêu chảy, hãy tránh các thức ăn như bắp rang, trái cây và rau sống. Nếu bệnh nhân đau họng, không nên ăn những thức ăn vặt khô hoặc thức ăn có tính axit. Nếu bệnh nhân có thể ăn uống bình thường và không sụt ký thì không cần thiết phải ăn những thức ăn vặt cũng như thức ăn nhẹ xen giữa các bữa mỗi ngày. Một số món ăn nhẹ và ăn vặt có thể ăn xen giữa các bữa bao gồm các món sau đây: Bánh bông lan, rau câu, nước trái cây, sữa, Bắp rang bơ, bánh quy Ngũ cốc (nóng hoặc lạnh), bánh Granola, bánh pudding, bánh Custard,Phô mai. Sữa lắc, sinh tố, Bánh mì Sandwich, bánh mì phết bơ đậu phộng, kem lạnh, sữa chua, súp, Salad (sống hoặc chín) trộn với dầu ô liu hoặc nước sốt, cocktail trứng sữa loại ít béo, trái cây (tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô), hạt dẻ. Mẹo giúp tăng cường lượng Calo và Protein trong bữa ăn  Có thể chia tổng lượng ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn là sáng trưa và tối. Đối với những món ăn ưa thích của từng bệnh nhân thì có thể ăn bất cứ khi nào trong ngày chứ không nhất thiết phải chờ tới đúng bữa. Ăn vài giờ một lần chứ không cần chờ cho đến khi bệnh nhân cảm thấy đói. Cố gắng ăn thực phẩm giàu calo, giàu protein trong mỗi bữa ăn. Tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ trước bữa ăn để tăng cảm giác thèm ăn của bệnh nhân. Uống đồ uống có hàm lượng calo cao, protein cao như sữa và các dung dịch bổ sung dinh dưỡng đóng hộp. Một số thực phẩm giàu Protein có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư Các sản phẩm từ sữa Thêm pho mát bào vào khoai tây hầm nhừ, rau, súp, mì, thịt và trái cây. Dùng sữa thay nước khi nấu ngũ cốc và súp nóng. Thêm phô mai tươi vào sinh tố trái cây khi pha. Một số thực phẩm bổ sung protein cho bệnh nhân ung thư Các sản phẩm từ trứng Luộc chín trứng sau đó cắt lát và trộn chung với món salad bao gồm rau củ, thịt hầm và 1 phần súp. Thịt heo bò, thịt gà hoặc cá Thêm thịt đã nấu chín vào các món như súp, salad và trứng tráng. Đậu và các loại hạt Rắc thêm đậu hoặc các loại hạt lên các món tráng miệng như trái cây, kem, bánh pudding, rau, salad và mì ý. Phết thêm bơ đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân lên bánh mì nướng và trái cây hoặc trộn với sữa lắc. Bơ Phết bơ sau đó nấu nóng chảy với khoai tây, cơm, mì ý hoặc rau củ đã nấu chín. Trộn bơ đã nấu chảy vào súp, thịt hầm rồi phết lên bánh mì sandwich Salad Dùng sốt mayonnaise loại bình thường phết vào bánh mì sandwich và dùng để chấm với rau hoặc trái cây. Chất ngọt Phết mật ong vào bánh mì và bánh quy. Sử dụng thêm các loại mứt trái cây. Phết kem phủ lên trên bánh Đừng quên tập thể dục để đảm bảo sức khỏe Tập thể dục có nhiều lợi ích, giúp bệnh nhân duy trì khối lượng cơ, sức mạnh, sức chịu đựng và sức mạnh của xương. Tập thể dục cũng giúp giảm trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, buồn nôn và táo bón. Mọi thắc mắc cũng về bệnh lý u bướu ung thư cũng như khám, tầm soát ung thư vui lòng inbox trực tiếp hoặc liên hệ số đt (zalo): 0902075791 hoặc qua website: https://ungthutap.com/
Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U
21 Jul

Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U

Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U Mới đây, việc nữ diễn viên đình đám Angela Phương Trinh chia sẻ trên instagram một bài viết có nội dung liên quan đến việc chữa ung thư bằng cách niệm phật và nói chuyện với các khối u mà không cần dùng thuốc đang khiến cho dư luật dẫy lên một sự bức xúc không hề nhẹ.   Cụ thể, cô viết nguyên văn trên instagram rằng: "Đã có rất nhiều người đau khổ vì ung thư, nhưng khi nghe lời khuyên của Tăng Ni, về nhà chuyên cần lạy Phật sám hối, vậy mà bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, sống vui khỏe trở lại. Ta nên đặt tay vào khối u mà tụng Kinh hoặc trì chú của Phật, nói chuyện với khối u, khuyên khối u quy y Phật Pháp Tăng, rải lòng từ bi với khối u, cầu cho khối u siêu thoát. Vậy mà khối u sẽ dần dần biến mất. Nếu là ung thư máu, ung thư xương, ung thư phổi, ung thư gan… thì ta cứ lạy Phật sám hối mãi, cũng sẽ hết. Ta chỉ nên hỗ trợ bằng thuốc thảo mộc mà thôi, đừng dùng hóa dược phản ứng phụ nguy hiểm hơn. Người bệnh ung thư nên ăn chay để không chiêu oán thù với chúng sinh thêm nữa. Người này cũng nên đem cả cuộc đời còn lại của mình mà phụng sự cho mọi người, cho đất nước, cho thế giới, vì xem như mình đã chế/t rồi, bây giờ cuộc sống thêm này là của trời đất, không phải của mình nữa. Xin cầu nguyện cho pháp giới chúng sinh tiêu tai kiết tường và giác ngộ. Rất mong bạn cùng chung tay chia sẻ tài liệu bổ ích, quý giá này đến mọi người". Cư dân mạng đã có một phen tham gia bình luận rất sôi nổi trên topic mà Angela Phương Trinh đã chia sẻ, bao gồm cả những bình luận tích cực, tiêu cực hay những bình luận trái chiều khác nhau. Vậy bạn nghĩ sao về quan điểm trên ?
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB