Ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi là bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ hai hiện nay. Chính bởi vậy mà nhiều người khi được chuẩn đoán ung thư phổi thường tâm lý nảy sinh ra rất nhiều suy nghĩ, họ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi liên quan về ung thư phổi. Và câu hỏi thường gặp nhất là “ung thư phổi có chữa được không?”
Việc chữa trị ung thư phổi còn phụ thuộc rất nhiều vào giai đoạn phá hiện ra bệnh, thể trạng của bệnh nhân, cũng như các yếu tố đáp ứng của cơ thể, liệu pháp điều trị ung thư phổi mà bác sĩ đưa ra.
Ung thư phổi có chữa được không?
Ung thư phổi là bệnh nguy hiểm, song khi được chuẩn đoán thì bệnh đã ở giai đoạn muộn, nếu ung thư phổi ở giai đoạn muộn thì việc điều trị ung thư phổi lúc này chỉ nhằm mục đích kéo dài sự sống, giúp cơ thể giảm bớt khó chịu.
Tuy nhiên, nếu như phát hiện ra ung thư phổi ở giai đoạn sớm thì việc chữa khỏi là hoàn toàn có thể.
Ung thư phổi giai đoạn đầu có chữa được không?
Ung thư phổi giai đoạn đầu (giai đoạn sớm) nếu như phát hiện ra ung thư phổi thì thời điểm này khối u trong phổi mới được hình thành, còn khá nhỏ, chưa có biểu hiệu lây lan sang các mô máu, hạch bạch huyết, nếu như phẫu thuật điều trị, sau 5 năm mà không thấy có dấu hiệu, triệu chứng nào của ung thư xuất hiện, lúc này được xem là chữa khỏi bệnh ung thư phổi. Tuy vậy, có rất ít trường hợp có thể phát hiện ra ung thư phổi ở giai đoạn sớm.
Hiệu quả của việc điều trị bệnh ung thư phổi còn phụ thuộc vào các yếu tố như:
Giai đoạn của bệnh.
Phương pháp điều trị bệnh
Sức khỏe, thể trạng của bệnh nhân.
Đây được xem là 3 yếu tố chính để bác sĩ có thể đưa ra tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân ung thư phổi là bao lâu.
Ung thư phổi giai đoạn 2 có chữa được không?
Cũng như ung thư phổi giai đoạn đầu, ung thư phổi ở giai đoạn 2 rất khó để phát hiện. Tuy nhiên, ở giai đoạn 2 là khối u bắt đầu lây lan sang các mô lân cận, nếu như khối u vẫn còn khá nhỏ, có thể phẫu thuật thì vẫn có khả năng chữa khỏi.
Với ung thư phổi giai đoạn 2 mà khối u còn nhỏ thì tỉ khả năng sống sót trên 5 năm là 35 - 45%. Tuy nhiên, mức độ thành công còn phải phụ thuốc rất nhiều vào sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong y học, và cách điều trị.
Ung thư phổi giai đoạn 3 có chữa được không?
Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi khối u bắt đầu xâm lấn cục bộ, di căn ra các khu vực khác. Lúc này khả năng chữa khỏi là rất thấp, việc phẫu thuật loại bỏ khối u vẫn có thể xót lại các tế bào ung thư trong cơ thể, nguy cơ tái phát lại khá cao, lúc này cần kết hợp với xạ trị, hoặc hóa trị để điều trị triệu chứng, và ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư.
Liệu pháp điều trị đích sẽ giúp kéo dài tuổi thọ hoặc điều trị triệu chứng ở giai đoạn này. erlotinib (Tarceva), Gefitinib(Geftib) được cho là sử dụng hiệu quả để kéo dài sự sống cho người bệnh.
Liệu pháp miễn dịch cũng đem lại kết quả khả quan giúp người bệnh có thể sống lâu hơn. Pembrolizumab (Keytruda), Nivolumab (Opdivo) là hai thuốc miễn dịch phổ biến được sử dụng.
Ung thư phổi giai đoạn cuối có chữa được không?
Ung thư phổi giai đoạn 4 là khi khối u đã di căn ra khắp các bộ phận trên cơ thể. Lúc này việc chữa khỏi hoàn toàn là không thể, việc điều trị chỉ giúp kéo dài sự sống và làm giảm triệu chứng mắc phải
Sử dụng thuốc để điều trị được ưu tiên sử dụng khi ung thư phổi đã ở giai đoạn cuối. Osimertinib (Osimert,Tagrisso,Tagrix), Gefitinib(Iressa 250mg) được cho là sự dụng hiệu quả ở giai đoạn này.
Tóm lại. Ung thư phổi có thể chữa khỏi nếu như bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm. Càng phát hiện bệnh muộn thì tiên lượng càng xấu, người bệnh cần hết sức chú ý đến các triệu chứng của bệnh.
Theo: Ung Thư TAP
Giải đáp thắc mắc: Ung thư phổi có lây không?
Bạn Tô Văn Vịnh, Hà Nội có hỏi:
Bố em được chuẩn đoán bị ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ. Gần đây sức khỏe bắt đầu yếu dần đi, con cháu thường xuyên phải có người túc trực. Bố biết thế nhưng mỗi lần mà lên cơn ho là lại kêu mọi người lùi ra xa vì sợ lây bệnh sang những người xung quanh. Em muốn hỏi là bệnh ung thư phổi có lây không ạ? Và nếu có thì bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không ạ? Hoặc bệnh ung thư phổi có di truyền không ạ? Mong Dược Sĩ giải đáp thắc mắc này giúp em với ạ!
Trả lời
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Ung Thư TAP. Với câu hỏi “Bệnh ung thư phổi có lây không? bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không? bệnh ung thư phổi có di truyền không” này thì tôi xin được giải đáp như sau:
Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm hàng đầu hiện nay, nó là sự phát triển đột biến và mất kiểm soát của các tế bào ung thư khu vực phổi. Các tế bào này tạo thành những khối u, phát triển lớn mạnh và xâm lấn, lây lan ra các cơ quan khác.
Nguyên nhân gây bệnh ung thư phổi đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể, nhưng một số nguy cơ gây bệnh bao gồm, hút thuốc, viêm phổi, bệnh lao, tiếp xúc với phóng xạ.
Bệnh ung thư phổi có lây không?
Câu trả lời là Không. Bệnh ung thư phổi không được coi là bệnh truyền nhiễm, cho nên không lây nhiễm từ người ngày sang người khác.
Những yếu tố tiếp xúc cơ thể như nói chuyện, bắt tay, thậm trí là ôm hôn cũng không gây lây nhiễm từ bệnh nhân sang người khác.
Bệnh ung thư phổi không lây từ người này qua người khác (internet)
Bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không?
Chắc hẳn câu trả lời ở trên đã giải đáp thắc mắc này cho bạn.
Xin nhấn mạnh lại rằng câu trả lời là Không. Đến cả ôm hôn còn không bị sao thì bạn cứ yên tâm nhé.
Ngoài những câu hỏi trên thì chúng tôi cũng nhận được một số câu hỏi tương tự khác chẳng hạn như “ung thư phổi giai đoạn 4 có lây không? ung thư phổi giai đoạn cuối có lây không?”
Câu trả lời là Không cho bạn đọc nào vẫn còn đang thắc mắc.
Điều trị ung thư phổi bằng thuốc gì?
Ung thư phổi ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh đều có những phương pháp điều trị, và không thể thiếu phương pháp sử dụng thuốc điều trị ung thư phổi.
Một số thuốc được dùng trong điều trị ung thư phổi đang phổ biến có thể kể đến như:
Thuốc điều trị đích: ví dụ như Bevacizumab (Avastin), Alectinib(Alecnib), Gefitinib(Iressa), Osimertinib (Osimert), Afatinib(Giotrif).
Thuốc hóa trị: ví dụ như Nintedanib(Ofev), Pemetrexed(Pemnat).
Thuốc ức chế miễn dịch: ví dụ như Pembrolizumab(Keytruda).
Với câu hỏi: “Bệnh ung thư phổi có lây không? bệnh ung thư phổi có lây qua đường hô hấp không? bệnh ung thư phổi có di truyền không” của bạn Tô Văn Vịnh, chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc như trên.
Chúc bạn và gia đình luôn bình an và khỏe mạnh.
Theo ungthutap.com
Ung thư phổi giai đoạn cuối và những điều cần biết?
Chắc hẳn mọi người đều không quá xa lạ gì với bệnh ung thư phổi, đây được coi là một bệnh ung thư nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao, nằm trong nhóm những bệnh ung thư nguy hiểm nhất hiện nay.
Mặc dù bệnh ung thư phổi nguy hiểm vậy nhưng phần lớn những người phát hiện ra mắc bệnh thì đã ở giai đoạn muộn. Đây là thời điểm mà bệnh có khả năng chữa trị khỏi gần là không thể, tiên lượng cực kỳ thấp.
Ung thư phổi giai đoạn cuối là gì?
Theo các bác sĩ Bệnh của viện đa khoa Medlatec chia sẻ thì: Ung thư phổi là tình trạng những tế bào bất thường ở phổi đột nhiên xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, khó kiểm soát trong các lá phổi.
Ung thư phổi giai đoạn cuối hay còn gọi là ung thư phổi giai đoạn 4 là khi các tế bào ung thư phát triển ở khu vực phổi hình thành khối u ác tính. Khối u ác tính ở phổi phát triển và xâm lấn, lây lan sang các hạch bạch huyết, các bộ phận lân cận, và các cơ quan xa khác ở trên cơ thể.
Ung thư phổi giai đoạn cuối gây ra những thương tổn cực kỳ nghiêm trọng đối với cơ thể. Không chỉ vậy mà nó còn ảnh hưởng đến tin thần người bệnh. Ngoài việc đối mặt với những cơn đau kéo thành đợt, tỷ lệ chữa khỏi bệnh vô cùng thấp cũng khiến những bệnh nhân mắc phải cảm thấy tuyệt vọng và thiếu đi sức sống.
Ung thư phổi giai đoạn 4 có mấy loại?
Ung thư phổi giai đoạn 4 phát triển muộn nhất của ung thư phổi. Lúc này, tế bào ung thư đã di căn đến hạch bạch huyết, các khu vực xung quanh phổi và một số cơ quan xa của cơ thể.
Ung thư phổi giai đoạn 4 được chia thành 2 giai đoạn chính:
Ung thư phổi giai đoạn 4A: Tế bào ung thư phát triển ở cả 2 phổi, nằm trong màng phổi, tế bào ung thư lan sang cơ quan gần như ngực, gan, xương,…
Ung thư phổi giai đoạn 4B: Tế bào ung thư đã lan sang khu vực xa hơn, cơ quan quan trọng của cơ thể như não, tuyến thượng thận,…
Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
Ung thư phổi khác với những bệnh ung thư khác, nó phát triển âm thầm sâu bên trong phổi của những bệnh nhân, cho nên rất khó để phát hiện.. Ung thư phổi giai đoạn cuối lúc này không chỉ có dấu hiệu ở đường hô hấp mà nó còn bộc phát trên toàn bộ cơ thể.
Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn 4 rất phức tạp, nó bao gồm nhiều các triệu chứng khác nhau, xuất phát từ các bị trí như xương, gan, não,… và một số bộ phận khác.
Cùng Ung Thư TAP tìm hiểu một số triệu chứng của ung thư phổi giai đoạn cuối:
Ho ra máu: Do khối u lây lan vào thực quản làm tắc nghẽn thực quản.
Đau tức ngực, khó thở: Rất thường xuyên xảy ra với bệnh nhân ở giai đoạn này.
Đau khi nuốt thức ăn, nước bọt: Do khối u chèn ép đến thực quản.
Đau vùng xương sống, xương sườn, các chi, xương giòn, yếu, và dễ gãy: Do khối u di căn sang xương.
Đau đầu dữ dội, đau dây thần kinh, ù tai, suy giảm thể lực, co giật: Do khối u di căn đến não.
Vàng da, vàng mắt, bụng to, nổi mẩn, phát ban, gan to: Do khối u di căn đến gan.
Da xanh xao, cơ thể yếu, giảm cân, trầm cảm, dễ kích động tâm lý: Do sức đề kháng kém, suy nghĩ nhiều, là biểu hiện đặc trưng của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối
Các triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, da xanh xao, cơ thể gầy yếu, sụt cân nhanh, tâm lý dễ bị kích động, trầm cảm… rất đặc trưng ở giai đoạn bệnh này.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối có thể áp dụng
Ung thư phổi giai đoạn cuối có tiên lượng rất xấu, bởi các tế bào ung thư phổi đã di căn ra khắp các bộ phận khác, bởi vậy phẫu thuật gần như là không có tác dụng ở giai đoạn này. Thay vào đó là các phương pháp điều trị nhằm ngăn cản sự phát triển của các tế bào ung thư, làm giảm sự đau đớn của người bệnh, cụ thể:
Hóa trị
Là việc sử dụng thuốc hóa trị ung thư để làm cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư ở toàn bộ cơ thể nên, do vậy đây là phương pháp thích hợp cho người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn cuối.
Xạ trị
Xạ trị có tác dụng làm giảm các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối, cụ thể gồm: Giảm đau xương, ngăn chặn chảy máu phổi, giúp bệnh nhân dễ thở hơn, không bị ù tai,…
Liệu pháp miễn dịch
Phương pháp này tác động và hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch, đẩy mạnh khả năng triệt tiêu tế bào ung thư. Nhưng bù lại giá thành của các loại thuốc này khá cao so với mặt bằng chung nên ít người có khả năng chi trả.
Thuốc điều trị miễn dịch được sử dụng phổ biến hiện nay là:
Pembrolizumab (Keytruda).
Nivolumab (Opdivo).
Liệu pháp điều trị đích
Bằng việc sử dụng các loại thuốc nhắm mục tiêu, tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư ở khu vực phổi, nó sẽ góp phần làm ngăn chặn hiệu quả sự phát triển không kiểm soát của các tế bào ung thư.
Một số thuốc điều trị đích phổ biến hiện nay như:
Bevacizumab (Avastin)
Gefitinib(Iressa))
Osimertinib (Osimert,Tagrisso)
Afatinib(Giotrif)
Ung thư phổi giai đoạn cuối (ung thư phổi giai đoạn 4) là giai đoạn mà bệnh đã không thể chữa khỏi hoàn toàn, thời điểm này người bệnh cần có một tinh thần thoải mái để đối mặt với bệnh. Như vậy sẽ giúp hiệu quả trong việc điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối và cho kết quả tốt hơn.
Xem thêm >>>
Ung thư phổi giai đoạn 3 và những điều cần biết?
Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết?
Ung thư phổi giai đoạn đầu và những điều cần biết?
Ung thư phổi giai đoạn 3 và những điều cần biết?
Ung thư phổi hiện nay là một bệnh nguy hiểm hàng đầu trong số nhóm bệnh ung thư cần đặc biệt lưu ý. Bệnh này gây tử vong cao và được phổ biết gồm 2 loại, ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC).
Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong 40% số những người được phát hiện ung thư phổi thì có đến 1/3 số lượng bệnh nhân mắc căn bệnh này đã ở giai đoạn 3 của ung thư phổi.
Mặc dù ung thư phổi giai đoạn 3 cũng có thể chữa trị. Tuy nhiên, để điều trị khỏi thì tỉ lệ rất thấp, tiên lượng của bệnh thì còn phụ thuộc vào các yếu tố như giai đoạn bệnh, thể trạng bệnh nhân và kế hoạch điều trị.
Ung thư phổi giai đoạn 3 là gì?
Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn sang các cơ quan lân cận, hoặc các hạch bạch huyết ở xa. Giai đoạn này thì bệnh bắt đầu có những biểu hiện rõ nét và ngày càng khó điều trị hơn.
Ung thư phổi giai đoạn 3 được chia nhỏ thành 3 giai đoạn gồm:
Ung thư phổi giai đoạn 3A: Giai đoạn tiến triển tại chỗ. Các tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn cục bộ ở cùng một bên ngực, nhưng chưa di chuyển ra các cơ quan ở xa khác.
Ung thư phổi giai đoạn 3B: Giai đoạn này bắt đầu nặng hơn. Các tế bào ung thư bắt đầu di chuyển ra các hạch bạch huyết ở xương, hoặc các hạch ở ngực bên phía đối diện tính từ vị trí khối u.
Ung thư phổi giai đoạn 3C: Giai đoạn này thì bệnh đã lây lan đến một phần hoặc toàn bộ khu vực thành ngực, lớp lót ngực, màng túi quanh tim và các dây thần kinh hoành.
Ung thư phổi ở giai đoạn 3B và 3C là khi bệnh đã bắt đầu di căn đến cơ quan khác. Lúc này một phần phổi hoặc toàn bộ phổi bắt đầu có triệu chứng xẹp hoặc viêm. Ngoài ra có một số triệu trứng bên ngoài mà thường gặp khác.
Các dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 3 thường gặp?
Cũng giống các giai đoạn khác, một số biểu hiện, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 3 cũng có thể bắt gặp ở các bệnh lý thông thường. Tuy nhiên mức độ và mật độ đã có sự thay đổi rõ rệt.
Một số triệu trứng ung thư phổi giai đoạn 3 thường gặp nhất có thể kể đến như là:
Xuất hiện những cơn ho mới.
Ho dai dẳng hoặc kéo dài.
Thay đổi cách ho (ho sâu, thường xuyên, có đờm, có máu).
Khó thở, thở gấp.
Thở khò khè.
Đau ở vùng ngực, vai.
Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Giọng nói trở nên khàn hơn, trầm.
Đau xương (thường đau ở lưng và cơn đau mạnh mẽ hơn vào ban đêm)
Đau đầu.
Nhiễm trùng hô hấp lặp đi lặp lại
Ngoài ra có một số triệu trứng ít gặp khác mà không phải bệnh nhân nào cũng gặp không được liệt kê ở đây.
Điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 có những cách điều trị nào?
Những phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 3 phổ biến hiện nay có thể kể đến như là Phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch, điều trị trúng đích.
Phẫu thuật điều ung thư phổi giai đoạn 3:
Ung thư phổi giai đoạn 3 là khi khối u đã lớn, các tế bài di căn ra các khu vực khác. Bởi vậy, phẫu thuật thường không được áp dụng ở giai đoạn này.
Xạ trị ung thư phổi giai đoạn 3
Sau khi chuẩn đoán không thể phẫu thuật ở giai đoạn 3, thì xạ trị có thể được sử dụng đến, xạ trị giúp làm giảm nhẹ các triệu chứng, giảm các cơn đau cho bệnh nhân, và giảm sự lây lan của tế bào ung thư.
Hóa trị
Là phương pháp sử dụng các loại thuốc chống ung thư nhằm mục đích tiêu diệt, hoặc ngăn cản sự phát triển và xâm lấn ra xa của các tế bào ung thư.
Điều trị trúng đích
Là phương pháp điều trị bằng các loại thuốc đích. Cũng giống hóa trị là sử dụng thuốc, tuy nhiên thuốc điều trị đích có khả năng trực tiếp ngăn chặn sự phát triển của khối u trong phổi.
Một số thuốc điều trị đích thường gặp như:
Gefitinib (Iressa,Geftib,Geftinat)
Osimertinib (Osimert,Tagrisso,Tagrix)
Bevacizumab (Avastin)
Bạn đang đọc những điều cần biết về ung thư phổi giai đoạn 3 tại chuyên mục của Ung Thư TAP. Ngoài ra bạn cũng có thể liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn về điều trị, thuốc điều trị ung thư phổi.
Tin liên quan:
Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết
Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
Ung thư phổi có uống được sữa ensure không?
Giá thuốc điều trị đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết
Ung thư phổi giai đoạn 2 và những điều cần biết
Ung thư phổi được chia làm 2 loại gồm ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Ung thư phổi giai đoạn 2 được biết đến là ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC), ở thời điểm này các khối u xuất hiện ở khu vực phổi bắt đầu di căn ra các hạch bạch huyết khu vực gần đó.
Ung thư phổi giai đoạn 2 cũng được chia thành 2 giai đoạn nhỏ khác:
Giai đoạn 2A: Khối u ở phổi phổi phát triển và có kích thước từ 4cm - 5cm, tuy nhiên, lúc này lại không có tế bào ung thư trong các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 2B: Lúc này kích thước khối u phổi đã lớn hơn 5 cm và xuất hiện trong hạch bạch huyết.
Ung thư phổi giai đoạn 2 khác hẳn với ung thư phổi giai đoạn 1, lúc này những triệu chứng bệnh không còn mơ hồ khó phân biệt mà bắt đầu trở lên rõ ràng hơn. Kéo theo đó là điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 cũng trở nên khó khăn hơn. Vậy triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 là gì? Điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 bằng cách nào? Mời bạn cùng Ung Thu TAP tìm hiểu bài viết dưới đây.
Dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2
Hầu hết ung thư phổi thường rất ít được phát hiện ở giai đoạn 1 bởi triệu chứng không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường. Ung thư phổi giai đoạn 2 là thời điểm mà các tế bào ung thư phát triển đột biết bắt đầu xâm lấn và lây lan sang nhiều tế bào lành tính, dần dần phát triển thành các khối u ác tính ở trong phổi. Chính vì vậy mà những dấu hiệu, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện với tần xuất thường xuyên hơn.
Đau lưng, vai là một triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2
Người bệnh cần lưu ý nếu gặp phải những triệu chứng sau:
Ho thường xuyên, kéo dài, mật độ ngày càng nhiều.
Ho có đờm trắng, xuất hiện máu kèm theo đờm.
Khó thở, thờ phát ra âm thanh khò khè, hơi thở yếu (gần giống với Lao phổi).
Các cơn đau khu vực lưng, vai, cơn tức ngực xuất hiện với tần xuất ngày một nhiều.
Hít thở sâu hoặc cười to sẽ cảm thấy tức ngực.
Nổi hạch bất thường và sưng tấy ở vùng cổ, bẹn, hoặc nách.
Người bệnh ung thư phổi giai đoạn 2 có hạch bạch huyết nổi cục bất thường ở cổ.
Giọng khàn đi và trầm. Do các khối u phát triển lớn dần và gây ảnh hưởng đến dây thanh quản.
Sức đề kháng kém đi, sức khỏe yếu, dễ ốm vặt, hay sốt, thường xuyên mệt mỏi.
Da dẻ xanh xao, thiếu sức sống do chán ăn, ăn không ngon, biếng ăn.
Bị sụt cân nhanh nhanh chóng nhưng không rõ lý do.
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn 2 ngày một rõ ràng hơn, tuy nhiên thì đa số chúng cũng giống với các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu hoặc các căn bệnh thông thường khác. Nhưng bởi vậy mà bệnh nhân dễ nảy sinh tâm lý chủ quan và tự mình đến các hiệu thuốc để kê thuốc tự điều trị tại nhà. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh phát triển sang cái giai đoạn nặng và gây nguy hiểm đến tính mạng.
Các phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 hiện nay
Ngày nay, khoa học tiên tiến, các nhà nghiên cứu ngành Y khoa ngày càng tìm ra nhiều phương pháp có thể áp dụng trong điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 2.
Một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn 2 phổ biến hiện nay gồm:
Điều trị trúng đích ung thư phổi giai đoạn 2
Điều trị trúng đích vẫn là một liệu pháp tương đối mới, tuy nhiên, qua thực nghiệm cho thấy thì nó mang lại hiệu quả tích cực trong điều trị bệnh ung thư phổi giai đoạn 2, góp phần giúp bệnh nhân có thể nuôi hi vọng chữa bệnh.
Liệu pháp điều trị trúng đích là sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư phổi hoặc các chất có khả năng ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của các khối u, đồng thời can thiệp vào các tế bào phân tử có trong người bệnh bị ung thư phổi giai đoạn 2, từ đó ức chế sự xâm lấn và phát triển của các tế bào ung thư và làm giảm thiểu tối đa sự đau đớn của người bệnh.
Một số các thuốc điều trị đích ung thư phổi được dùng hiện nay như:
Gefitinib (Geftinat 250mg, Geftib 250mg, Iressa 250mg)
Bevacizumab0( Avastin 400mg/16ml)
Afatinib (Alecensa, Alecnib).
Osimertinib (Tagrisso 80mg, Osimert 80mg)
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp thường xuyên được áp dụng nhất hiện nay. Phương pháp này đem lại hiệu quả cực cao đối với những trường hợp bệnh nhân bị ở mức độ nhẹ, khi mà các tế bào ung thư còn chưa xâm lấn, di căn sang các bộ phận khác xung quanh.
Tuy nhiên, khi mà khối u ung thư phổi phá triển lớn hơn và bắt đầu di căn ra xung quanh thì phương pháp phẫu thuật cắt bỏ khối u không được coi là phương pháp ưu tiên nữa.
Xạ trị
Xạ trị là phương pháp điều trị tại chỗ, sử dụng các tia năng lượng cao hoặc là các loại tia phóng xạ nhằm làm kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung tư và triệt tiêu chúng. Xạ trị thường gây các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân như: mệt mỏi, nôn, buồn nôn, viêm da, rụng tóc,… Thường thì sau đợt xạ trị thì những triệu chứng trên cũng biến mất.
Hóa trị
Hóa trị cũng là một phương pháp sử dụng thuốc điều trị, gây tác động đến các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật hoặc xạ trị. Hóa trị là phương pháp điều trị toàn bộ cơ thể, bởi lúc này các tế bào ung thư đã di căn ra các bộ phận khác ở trên cơ thể
Như vậy. Ung Thư TAP đã cung cấp đến bạn đọc một số kiến thức cơ bản liên quan đến ung thư phổi giai đoạn 2. Gọi điện đến SĐT: 0973.998.288 nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc gì cần giải đáp.
Có thể bạn quan tâm:
Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
Ung thư phổi có uống được sữa ensure không?
Giá thuốc điều trị đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Những dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
Ung thư phổi được coi là một bệnh ung thư thường xuyên gặp phải, và mức độ phổ biến của nó nằm ở phạm vi toàn cầu, không kể độ tuổi hay giới tính. Song ung thư phổi giai đoạn 1 lại có các dấu hiệu, biểu hiện không rõ rệt, thường giống với một vài triệu chứng của các bệnh lý khác, điển hình như là Lao phổi, vì vậy mà ung thư phổi giai đoạn 1 sẽ khó phát hiện hơn, và nếu không được phát hiện sớm, kịp thời, để bệnh phát triển sang giai đoạn muộn thì tiên lượng ung thư phổi giai đoạn đầu là rất thấp.
Hiện nay, có một vài thống kê đưa ra ở người bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu hay ung thư phổi giai đoạn 1 thì tỉ lệ thành công khi điều trị ở giai đoạn này rơi vào khoảng 75% -80%. Tuy nhiên, vần phải duy trì những biện pháp khác để đảm bảo rằng các tế bào ung thư ác tính không quay trở lại.
Mặc dù được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi là rất cao, nhưng việc phát hiện ra được bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu thường gặp phải nhiều khó khăn, chính bởi vì ung thư phổi giai đoạn 1 có biểu hiện không rõ ràng, người bệnh thường lầm tưởng đến bệnh thông thường khác và chủ quan không đi khám.
Hiện nay, trên thế giới, tỉ lệ người bệnh có thể phát hiện sớm chỉ rơi vào khoảng 15% - 20%. Do vậy, để phát hiện ra ung thư phổi giai đoạn 1 thì phải nắm được một vài kiến thức như dấu hiệu, biểu hiện hay triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu.
Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu
Như trên có nói, ung thư phổi giai đoạn 1 rất khó phân biệt bởi các triệu chứng không rõ ràng, do vậy mà bạn cần phải đặc biệt chú ý, lưu ý về các dấu hiệu, biểu hiện của bệnh.
Ung thư phổi giai đoạn đầy thường xuất hiện tình trạng ho
Dưới đây là một số những dấu hiệu, biểu hiện hay triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu:
Xuất hiện tình trạng ho khan, ho có đờm kéo dài và liên tục.
Lượng đờm và màu sắc của đờm bị thay đổi.
Xảy ra các dấy hiệu như đau lưng, vai hoặc đau ngực.
Thương xuyên khó thở, hoặc khi thở phát ra âm thanh khò khè.
Thay đổi gióng nói, giọng trầm hơn hoặc khàn giọng.
Việc nói chuyện khó khăn do hơi thở không tốt.
Ho ra máu thường xuyên.
Giảm cân không lý do, chán ăn, không muốn ăn, ăn không ngon miệng.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, sức đề khác kém, dễ cảm, sốt.
Đau xương, đau khớp, xuất hiện phù nề, sưng ở cổ và mặt.
Ngoài ra người bị ung thư phổi giai đoạn 1 còn có một vài dấu hiệu ít gặp như:
Khi ăn uống, thường xuyên khó nuốt.
Màu da thay đổi, nhất là ở khu vực bàn tay.
Tắc nghẽn mạch máu ở vùng mặt.
Một vài triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu có liên quan tới nội tiết tố như:
Bị yếu bên trong cơ bắp
Tê bì các ngón chân, ngón tay.
Thường xuyên thấy buồn ngủ, thi thoải hơi lú lẫn.
Sưng ngực ở nam giới.
Điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu
Đối với ung thư phổi giai đoạn 1, bác sĩ thường xác định điều trị bệnh với mục đích chữa khỏi bệnh. Phẫu thuật hay xạ trị thường là liệu pháp được lựa chọn để điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu. Ngoài ra, bệnh nhân còn cần phải sử dụng các liệu pháp hệ thống để bổ sung sau khi phẫu thuật ở bệnh nhân ung thư giai đoạn đầu, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu một số phương pháp điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu hiện nay.
Điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu
Phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn 1
Đối với ung thư phổi giai đoạn 1 thì phẫu thuật là sự lựa chọn hàng đầu. Có nhiều loại phẫu thật khác nhau, và việc lựa chọn còn tùy thuộc và kích thước và vị trí mà khối u đang đứng. Phẫu thuật có thể lấy đi khối u và gây ít xâm lấn hơn, nhưng không phải khối u nào cũng sử dụng được phương pháp này để loại bỏ.
Xạ trị ung thư phổi giai đoạn 1
Liệu phát xạ trị thường được sử dụng sau khi thực hiện phẫu thuật điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu, Xạ trị được coi như là một phương pháp điều trị bổ trợ cho phẫu thật. Ngoài ra, xạ trị cũng được sử dụng khi những khối u ở giai đoạn đầu không thể phẫu thuật loại bỏ vì một số lý do khác.
Hóa trị ung thư phổi giai đoạn 1
Hóa trị là phương pháp được sử dụng với mục đích bổ trợ cho người bệnh sau khi đã được phẫu thuật điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu. Hóa trị là phương pháp sử dụng các loại thuốc hóa trị ung thư phổi nhằm tấn công trực tiếp các tế bào có nguy cơ lan rộng ra khỏi khối u nhưng được phát hiện sớm thông qua việc xét nghiệm bằng hình ảnh.
Một số thuốc hóa trị ung thư phổi phổ biến hiện nay như:
Cisplatin.
Carboplatin.
Paclitaxel.
Pemetrexed.
Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư phổi giai đoạn 1
Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư phổi
Các nghiên cứu mức độ phân tử sẽ giúp các bác sĩ có thể dễ dàng nhận biết được liệu có bất kỳ đột biến gen (gien) hoặc xảy ra sự sắp xếp lại gen nào có thể nhắm trúng. Các thuốc tác động trúng mục tiêu sẽ gây ra những thay đổi di truyền trong khối u, và qua đó trực tiếp giúp cho quá trình điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu chính xác hơn rất nhiều.
Các thuốc điều trị đích mà được ưu tiên hiện nay như:
Gefitinib (Geftinat, Geftib, Iressa)
Bevacizumab0( Avastin)
Afatinib (Alecensa 150mg, Alecnib 150mg).
Osimertinib (Tagrisso)
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư phổi giai đoạn đầu
Liệu pháp miễn dịch trong điều trị bệnh ung thư là một phương pháp điều trị còn khá là mới. Phương pháp này hoạt động bằng cách đưa và cơ thể và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của cơ thể trong việc có thể nhận biết cũng như tấn công vào các tế bào ung thư.
Và thuốc điều trị miễn dịch trong ung thư phổi giai đoạn đầu phổ biến như:
Pembrolizumab: (Keytruda)
Như vậy, bài viết trên đây của Ung Thư TAP đã chia sẻ cho bạn đọc một số thông tin về căn bệnh ung thư phổi giai đoạn 1 như dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng hay một vài phương pháp điều trị,.... Nếu có vấn đề gì thắc mắc cần giải đáp, kính mời bạn đọc có thể liên hệ qua Call/Zalo: 0973.998.288.
Ung thư phổi có uống được sữa ensure không?
Ensure là một dòng sữa có khả năng cung cấp rất nhiều các khoáng chất, vitamin cần thiết cho người già, những người bị bệnh, trẻ em, phụ nữ có thai và những người bị suy dinh dưỡng,… Sử dụng Ensure giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe, kích thích sự phát triển ở các khu vực mô, cơ, xương sụn, góp phần gỗ trợ cho người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe.
Thành phần dinh dưỡng có trong Ensure
Theo các nghiên cứu khoa học thì thành phần dinh dưỡng có trong sữa Ensure bao gồm:
Chất đạm
Chất béo
Acid α linolenic (omega 3)
Acid Linoleic (omega 6)
Acid Oleic (omega 9)
Carbohydrat
Lactose
Oligofructose
Cholin
CaHMB
HMB
Taurin
L-carnitin
VITAMIN
Vitamin A (palmitat)
Vitamin A (β - caroten)
Vitamin D3
Vitamin E
Vitamin K1
Vitamin C
Vitamin B1
Vitamin B2
Vitamin B6
Vitamin B12
KHOÁNG CHẤT
Niacin NE
Acid Folic
Biotin
Acid Pantothenic
Folate
Cholin
Biotin
Acid Pantothenic
Canxi
Phospho
Iod
Sắt
Clo
Magiê
Mangan
Kẽm
Đồng
Selen
Crôm
Molybden
Ung thư phổi có uống được sữa ensure không?
Trước khi trả lời câu hỏi "ung thư phổi có uống được sữa ensure không?" Chúng ta cùng tìm hiểu về việc dinh dưỡng có tác dụng như thế nào đối với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng:
Dinh dưỡng giúp người bệnh có sức khỏe, sức đề kháng để chống lại bệnh ung thư phổi
Đối với bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng thì sức khỏe của bệnh nhân sẽ dần trở nên suy yếu, kiệt sức, từ đó dẫn đến tinh thần bị ảnh hưởng. việc sữa ensure cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu phần nào giúp bệnh nhân ung thư phổi bổ sung năng lượng và có khả năng chống chọi lại ung thư.
Dinh dưỡng là một tiền đề cho các lần hóa trị xạ trị ung thư phổi
Dinh dưỡng là một tiền đề cho các lần hóa trị xạ trị ung thư phổi
Khi được chuẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi, bệnh nhân sẽ được đưa ra những lời khuyên trị liệu bằng phương pháp hóa xị, xạ trị. Các liệu pháp này đòi hỏi sự kiên trì, và có một chế độ dinh dưỡng cụ thể bởi quá trình này kéo dài sẽ làm bệnh nhân mất đi rất nhiều năng lượng. Đặc biệt hơn, hóa trị, xạ trị sẽ mang lại một vài tác dụng phụ, và chỉ khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người bệnh bị ung thư phổi mới có thể chịu đựng được trong một thời gian dài trị liệu.
Dinh dưỡng giúp tái tạo lại các tế bào hồng cầu đã bị phá hỏng hoặc đã mất
Số lượng hồng cầu có ở bên trong máu đóng một vai trò rất quan trọng và cấp thiết đối với cơ thể. Và quá trình tái thiết hồng cầu đặc biệt cần một lượng lớn các chất dinh dưỡng cực kì cần thiết để nhằm mục đích ngưa ngừa, phòng tránh quá trình ăn mòn các tế bào hồng cầu của các tế bào ung thư. Ngoài ra, các chất dinh dưỡng còn làm đẩy nhanh quá trình tái thiết cơ thể.
Dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, bảo vệ sức khỏe người bệnh ung thư
Người bệnh bị ung thư phổi sức đề kháng của cơ thể sẽ cực kỳ yếu. Lúc này cơ thể sẽ rất dễ chịu những tổn thương do các yếu tố như thời tiết hay nhiễm virus,.. Và chính những điều này đã góp phần làm ảnh hưởng tiêu cực cho bệnh nhân ung thư phổi. Do đó, Nếu như sức đề kháng không được đảm bảo sẽ có tác hại cực lớn đối với quá trình trị liệu về sau.
Vậy, ung thư phổi có uống được sữa ensure không?
Câu trả lời là có. Sữa ensure có tác động trực tiếp giúp cho người bị bệnh ung thư phổi có thể cải thiện được sức đề kháng, và nâng cao sức khỏe của bản thân. Thậm trí rất nhiều người còn cho rằng ensure là một loại sữa thiết thực, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng mà người bị ung thư phổi còn thiếu.
Sữa ensure rất tốt cho sức khỏe của người bệnh. Nó có nhiều tác dụng, chứa nhiều thành phần dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất, đảm bảo cung cấp đầy đủ cho người bệnh. Vì vậy đối với bệnh nhân ung thư phổi thì loại sữa này càng có tác dụng hiệu quả.
Sử dụng sữa ensure hằng ngày cũng là cách hiệu quả giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư phổi.
Một số thuốc điều trị ung thư phổi đang được tin dùng hiện nay
Chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhân ung thư phổi, song để điều trị trực tiếp và giúp làm cản trở sự phát triển của các tế bào ung thư thì không thể không nhắc tới các loại thuốc điều trị ung thư phổi. Một số thuốc điều trị ung thư phổi phổ biến hiện nay được các bác sĩ khuyên và cũng như các bệnh nhân tin tưởng sử dụng như là:
Avastin
Tarceva
Keytruda
Iressa
Geftib
Tagrisso
Osimert
Geftinat
Giải đáp thắc mắc: Giá thuốc điều trị đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Trước khi đến với câu hỏi thì mời bạn cùng tìm hiểu qua về bệnh ung thư này. Ung thư phổi là loại ung thư nằm trong tốp bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cực kỳ cao, nó là hệ quả của sự phát triển mất kiểm soát của các tế bào ung thư, các tế bào ung thư này phát triển thành khối U ác tính và lớn dần qua thời gian.
Ung thư phổi được chia làm 2 loại bao gồm: Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ và Ung thư phổi tế bào nhỏ. Các bệnh nhân mắc phải căn bệnh này thường được phát hiện khi bệnh đã ở giai đoạn tiến triển, cho nên tiên lượng tương đối xấu.
Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ chiếm đến 80% số ca mắc phải bệnh nguy hiểm này, nó được chia thành 3 loại khác nhau và được đặt tên là: Ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào vảy và ung thư tế bào lớn. Đối với những bệnh nhân mắc phải bệnh thuộc hệ ung thư biểu mô tuyến mà gen dương tính đột biến thì bác sĩ có thể khuyên sử dụng phương pháp điều trị ung thư phổi bằng thuốc đích – một phương pháp mới và được áp dụng hiệu quả ở nhiều bệnh nhân hiện nay.
Thuốc điều trị trúng đích có thể giúp bệnh nhân ung thư phổi kéo dài thời gian sống lên từ 3 đến 5 năm, tuy nhiên còn phải xem xét tình trạng của bệnh nhân. Bởi vì, không phải người bệnh nào cũng có thể được áp dụng các loại thuốc ung thư phổi để điều trị đích. Chỉ khi xét nghiệm đột biến gen mà phù hợp thì mới sử dụng được phương pháp điều trị trúng đích này.
Một số chuyên gia nhận định rằng việc sử sử dụng thuốc điều trị đích ung thư phổi vừa mang lại hiệu quả lại gây ít tác dụng phụ hơn so với việc sử dụng các hóa chất. Tỷ lệ phù hợp với thuốc cũng lên tới 75% - 80%, cao hơn hẳn so với việc điều trị bằng hóa chất (40% - 50%). Tuy nhiên, nếu như bệnh nhân mà xuất hiện một số tác dụng phụ tương đối nặng thì vẫn phải dùng các loại thuốc hỗ trợ điều trị ung thư.
Giá thuốc điều trị trúng đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Giá thuốc điều trị đích ung thư phổi là bao nhiêu?
Thực tế cho thấy, các loại thuốc đích điều trị ung thư phổi có giá tương đối đắt. Ví dụ như:
Avastin 400mg/16ml: Khoảng 30 triệu/ lọ 16ml
Tarceva 150mg: Khoảng 1,4 triệu/ 1 viên
Iressa 250mg: Khoảng 700.000đ/ 1 viên
Giotrif 40mg: Khoảng 1,4 triệu/ 1 viên
Tagrisso 80mg: 4,5 triệu/ viên
Hiện nay, chế độ bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ chi trả 50% số tiền mua các loại thuốc đích trong quá trình điều trị của bệnh nhân bị ung thư phổi. Với sự hỗ trợ này của bảo hiểm và quỹ hỗ trợ từ các hãng dược, thì các bệnh nhân ung thư phổi mà phải điều trị bằng thuốc đích sẽ tốn khoảng 10 đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
Ngoài ra, các thuốc điều trị đích ung thư phổi thế hệ 3 thường được áp dụng với người bệnh mà bệnh nhân sử dụng thuốc thế hệ 1 và 2 bị kháng thuốc. nên giá thành đặc biệt gấp nhiều lần và rất tốn kém. Một tháng rơi vào khoảng trên dưới 100 triệu đồng và thuốc còn chưa được sự hỗ trợ của bảo hiểm y tế.
Vậy, Ung Thư TAP đã phần nào giải đáp thắc mắc mà bạn đọc đang quan tâm, nếu còn thắc mắc gì, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0973 998 288 để được tư vấn kịp thời. Xin cảm ơn!
Hóa trị ung thư vú là gì và những điều cần lưu ý?
Nói đến ung thư vú, chắc hẳn mọi người đều liên tưởng đến một bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, một căn bệnh mà có nguy cơ tử vong cao, xếp tốp đầu những bệnh ung thư có tỉ lệ mắc phải. Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị bệnh ung thư vú, và một trong số đó không thể không kể đến hóa trị.
Vậy hóa trị ung thư vú là gì? Hóa trị ung thư vú được thực hiện khi nào? Hóa trị ung thư vú có tác dụng phụ không? Sau đây mời bạn đọc cùng Ung Thư TAP tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Hóa trị ung thư vú là gì?
Hóa trị ung thư vú là phương pháp sử dụng các loại thuốc trị ung thư vú mạnh để làm suy yếu, nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư vú nhằm ngăn cản sự phát triển của chúng và phá hủy, tiêu diệt các tế bào ung thư vú đã di căn ra một số cơ quan khác xung quanh.
Phương pháp này được coi là điều trị toàn thân bởi thuốc sẽ di chuyển theo máu đi khắp cơ thể. Hiện nay, có nhiều loại thuốc hóa trị khác nhau, và trong đó có thuốc được sử dụng đơn liều, cũng có nhiều loại thuốc hóa trị được chỉ định dùng kết hợp với các thuốc khác nhau nhằm mục đích tăng hiệu quả điều trị.
Nhìn chung, hóa trị ung thư vú được sử dụng để điều trị:
Ung thư vú xâm lấn giai đoạn sớm: vì thuốc có thể giúp loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật và giảm thiểu nguy cơ tái phát ung thư, giúp bệnh nhân sống lâu hơn.
Ung thư vú ở giai đoạn di căn: vì thuốc sẽ giúp triệt tiêu các tế bào ung thư ở nhiều nơi khác nhau.
Tùy vào từng thời điểm và giai đoạn của bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng thuốc hóa trị phù hợp với bệnh nhân ung thư vú.
Hóa trị ung thư vú được thực hiện khi nào?
Hóa trị ung thư vú dùng ở thời điểm nào?
Hiện nay, các bác sĩ thường lựa chọn sử dụng hóa trị ung thư vú ở thời điểm:
Sau khi phẫu thuật ung thư vú (nói cách khác là phương pháp hóa trị bổ trợ): Sau khi bệnh nhân phẫu thuật, sử dụng thuốc hóa trị sẽ có tác dụng tiêu diệt các tế bảo ung thư vẫn còn sót lại hoặc có thể đã di căn ra vị trí khác nhưng không được phát hiện ngay cả khi áp dụng các phương pháp xét nghiệm hình ảnh. Những tế bào này nếu không được phát hiện kịp thời và tiêu diệt thì sẽ sớm phát triển và tạo thành những khối u ác tính mới. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp hóa trị bổ trợ này sẽ làm giảm thiểu đáng kể các nguy cơ tái phát ung thư vú ở bệnh nhân.
Trước khi phẫu thuật ung thư vú (phương pháp hóa trị tân bổ trợ): Việc sử dụng thuốc hóa trị ở thời điểm này để làm tiêu khối u và thông qua đó, việc phẫu thuật loại bỏ khối u sẽ trở nên dễ dàng hơn. Phương pháp hóa trị tân bổ trợ này thường được dùng để điều trị ở bệnh nhân đang ở tình trạng ung thư nghiêm trọng mà được chuẩn đoán lần đầu rằng khó có thể phẫu thuật loại bỏ hoàn toàn khối u (được gọi là ung thư tiến triển tại chỗ). Việc thược hiện phương pháp hóa trị tân bổ trợ này có ưu điểm là: làm thu nhỏ khối u để hỗ trợ phẫu thuật dễ dàng và ít xâm lấn hơn, và qua việc sử dụng hóa trị ung thư vú trước khi phẫu thuật sẽ kiểm tra được phản ứng của các khối u xem có tương thích với một loại thuốc cụ thể hay không.
Thời điểm ung thư vú đã di căn: Hóa trị ung thư vú có thể được sử dụng như là một phương pháp điều trị ung thư vú chính cho người bệnh khi các tế bào ung thư đã di căn, lây lan ra các cơ quan ngoài vú và các vùng ở dưới cánh tay. Thời điểm này hóa trị ung thư vú được sử dụng kết hợp với liệu pháp điều trị đích hoặc liệu pháp hormon, và phải tùy thuộc vào loại ung thư vú. Giai đoạn này thì việc hóa trị ung thư vú nhằm mục đích cải thiện chất lượng sống và kéo dài sự sống chứ không được coi là để chữa bệnh.
Hóa trị ung thư vú giúp mang lại nhiều lợi ích. Nhưng cùng với đó, phương pháp này cũng mang lại một số tác dụng không mong muốn nhất định.
Hóa trị ung thư vú có thể gây ra những tác dụng không mong muốn gì?
Hóa trị ung thư vú gây rụng tóc
Việc sử dụng thuốc hóa trị ung thư vú có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn nhất định mà người bệnh có thể sẽ gặp phải. Tác dụng không mong muốn của thuốc hóa trị liệu còn phụ thuộc vào loại hóa chất được sử dụng, liều lượng sử dụng và thời gian điều trị của người bệnh.
Một số tác dụng không mong muốn xảy ra trong thời gian điều trị bằng hóa trị ung thư vú và sẽ biến mất sau khi ngừng hóa trị như:
Rụng tóc
Chán ăn
Lở miệng
Táo bón, tiêu chảy
Thay đổi da và móng tay
Buồn nôn và nôn mửa
Tăng khả năng nhiễm trùng (do các tế bào bạch cầu bị giảm)
Dễ bị bầm tím và dễ bị chảy máu hơn (bởi số lượng tiểu cầu trong máu thấp)
Một số tác dụng phụ lâu dài có thể xảy ra như:
Vô sinh.
Tổn thương dây thần kinh.
Loãng xương.
Suy giảm chức năng nhận thức.
Tổn thương tim.
Nguy cơ bị ung thư máu cao hơn.
Một số tác dụng phụ khác như:
Cảm giác buồn bã,
Lo âu, sợ hãi
Sự cô lập
Cảm giác buồn bã, lo âu, sợ hãi
Bệnh nhân cần xem xét tư vấn thêm với các bác sĩ, y tá hay các chuyên gia tâm thần hay các cơ sở y tế chuyên gia về bệnh ung thư, hoặc trao đổi, nói chuyện với những người cùng cảnh ngộ để có tinh thần ổn định giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.
Như vậy, Ung Thư TAP đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc về hóa trị ung thư vú. Nếu còn thắc mắc gì về bệnh ung thư vú bạn có thể liên hệ tới:
Website: https://ungthutap.com/
Facebook: https://www.facebook.com/ungthutap
Liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 0973 998 228
Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U
Angela Phương Trinh gây tranh cãi khi nói về việc chữa ung thư bằng cách…nói chuyện với khối U
Mới đây, việc nữ diễn viên đình đám Angela Phương Trinh chia sẻ trên instagram một bài viết có nội dung liên quan đến việc chữa ung thư bằng cách niệm phật và nói chuyện với các khối u mà không cần dùng thuốc đang khiến cho dư luật dẫy lên một sự bức xúc không hề nhẹ.
Cụ thể, cô viết nguyên văn trên instagram rằng: "Đã có rất nhiều người đau khổ vì ung thư, nhưng khi nghe lời khuyên của Tăng Ni, về nhà chuyên cần lạy Phật sám hối, vậy mà bệnh tình thuyên giảm rõ rệt, sống vui khỏe trở lại.
Ta nên đặt tay vào khối u mà tụng Kinh hoặc trì chú của Phật, nói chuyện với khối u, khuyên khối u quy y Phật Pháp Tăng, rải lòng từ bi với khối u, cầu cho khối u siêu thoát. Vậy mà khối u sẽ dần dần biến mất. Nếu là ung thư máu, ung thư xương, ung thư phổi, ung thư gan… thì ta cứ lạy Phật sám hối mãi, cũng sẽ hết. Ta chỉ nên hỗ trợ bằng thuốc thảo mộc mà thôi, đừng dùng hóa dược phản ứng phụ nguy hiểm hơn.
Người bệnh ung thư nên ăn chay để không chiêu oán thù với chúng sinh thêm nữa. Người này cũng nên đem cả cuộc đời còn lại của mình mà phụng sự cho mọi người, cho đất nước, cho thế giới, vì xem như mình đã chế/t rồi, bây giờ cuộc sống thêm này là của trời đất, không phải của mình nữa.
Xin cầu nguyện cho pháp giới chúng sinh tiêu tai kiết tường và giác ngộ.
Rất mong bạn cùng chung tay chia sẻ tài liệu bổ ích, quý giá này đến mọi người".
Cư dân mạng đã có một phen tham gia bình luận rất sôi nổi trên topic mà Angela Phương Trinh đã chia sẻ, bao gồm cả những bình luận tích cực, tiêu cực hay những bình luận trái chiều khác nhau.
Vậy bạn nghĩ sao về quan điểm trên ?
Top 5 thuốc chữa ung thư dạ dày hiện nay
Top 5 thuốc chữa ung thư dạ dày hiện nay
Top 5 thuốc chữa ung thư dạ dày sẽ giúp bệnh nhân bị ung thư dạ dày có thêm sự lựa chọn và tìm hiểu các mặt hàng đa dạng hơn có thể giúp điều trị bệnh lý mà mình gặp phải. Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại thuốc chữa ung thư dạ dày mà có nguồn gốc, xuất sức khác nhau và đương nhiên hiệu quả cũng khác nhau. Vậy, làm cách nào để có thể lựa chọn được thuốc phù hợp cho mình? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây, chúng tôi tổng hợp từ một số ý kiến của các chuyên gia về y tế, bác sĩ, dược sĩ. Và từ đó đề xuất ra 5 thuốc điều trị ung thư dạ dày chất lượng hiện nay.
Cách chữa ung thư dạ dày.
Hình ảnh minh họa ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm, có tỉ lệ tử vong cao, chính vì vậy mà hiện nay trên thế giới có nhiều cách chữa ung thư dạ dày khác nhau bao gồm: hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp miễn dịch, liệu pháp tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó thì hóa trị ung thư là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trong việc điều trị ung thư dạ dày.
Hóa trị ung thư dạ dày có thể hiểu là cách điều trị bằng việc sử dụng các loại thuốc chữa ung thư dạ dày mà ở đó có tính gây độc tế bào để có thể triệt tiêu các tế bào ung thư, hoặc ngăn cản, làm chậm sự phát triển của chúng. Nhiều trường hợp bệnh nhân sẽ được các bác sĩ chỉ định hóa trị trước khi phẫu thuật.
Dưới đây Ung Thư TAP xin giới thiệu 5 thuốc chữa ung thư dạ dày hiện nay.
Xalvobin 500mg - Thuốc điều trị ung thư hiệu quả của Cộng hòa Síp
Xalvobin 500mg là thuốc được chỉ định điều trị ung thư đại trực tràng và ung thư vú khi dùng ở liệu pháp đơn trị liệu. Ở liệu pháp kết hợp thì thuốc cũng được sử dụng để điều trị ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, ung thư vú mà bệnh đang ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn.
Xalvobin 500mg - Thuốc điều trị ung thư hiệu quả
Công dụng - Chỉ định của thuốc
Để điều trị đầu tay ung thư dạ dày giai đoạn cuối kết hợp với phác đồ dựa trên platin.
Điều trị bổ trợ cho bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư ruột kết giai đoạn 3.
Để điều trị ung thư đại trực tràng di căn.
Kết hợp với docetaxel để điều trị bệnh nhân ung thư vú tiến triển tại chỗ hoặc di căn sau khi thất bại hóa trị liệu gây độc tế bào. Liệu pháp trước đây nên bao gồm anthracycline.
Dưới dạng đơn trị liệu để điều trị bệnh nhân ung thư vú tiến triển hoặc di căn tại chỗ sau khi thất bại các đơn vị phân loại và một chế độ hóa trị có chứa anthracycline hoặc những người không được chỉ định điều trị thêm anthracycline.
Hydrea 500mg Hydroxyurea - Thuốc điều trị ung thư hiệu quả
Hydrea 500mg là thuốc được chỉ định sử dụng trong điều trị một căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao trên thế giới hiện nay chính là ung thư máu. Hydrea 500mg chứa hoạt chất Hydroxycarbamide hay còn gọi là hydroxyurea chính là một tác nhân có thể tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư máu, nó làm chậm sự phát triển và dần triệt tiêu các tế bào ung thư, từ đó giúp bệnh nhân có thể đảm bảo sức khỏe tốt nhất để chống lại bệnh.
Hydrea 500mg - Thuốc điều trị ung thư của USA
Công dụng - Chỉ định của thuốc
Hydrea 500mg được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:
Điều trị ung thư máu.
Ung thư cổ tử cung.
Bệnh ung thư máu: Bệnh đa hồng cầu vô căn, trong đó có quá nhiều tế bào hồng cầu trong máu.
Tăng tiểu cầu nguyên phát, gây tăng nguy cơ huyết khối.
Ung thư buồng trứng.
Ung thư đại tràng.
Đầu và cổ khối u (không bao gồm môi).
Di căn của ung thư vú và dạ dày.
Veenat - Thuốc trị ung thư hiệu quả
Thuốc được phân phối trên thị trường ở 2 dạng hàm lượng Veenat 400mg, Veenat 100mg
Vennat có thành phần chính là Imatinib thuộc nhóm thuốc được gọi là chất ức chế tyrosine kinase. Veenat được chỉ định dung ở bệnh nhân bị ung thư bạch cầu tủy mạn, rối loạn tủy xương và ung thư da hoặc một số khối u của dạ dày và hệ tiêu hóa
Veenat - Thuốc điều trị ung thư của Ấn Độ
Tác dụng - Chỉ định của thuốc
Điều trị các khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST) - một loại ung thư hiếm gặp của mô nâng đỡ của ruột hoặc dạ dày.
Điều trị bệnh bạch cầu dòng tủy mãn tính (CML), một bệnh ung thư của các tế bào máu trắng.
Một loại bệnh bạch cầu nguyên bào lympho cấp tính (ALL) được gọi là dương tính với nhiễm sắc thể Philadelphia (Ph + ALL).
Tình trạng tăng sinh tủy và tăng sinh tủy - rối loạn máu trong đó một số tế bào máu phát triển ngoài tầm kiểm soát.
Hội chứng tăng bạch cầu ái toan (HES) / Bệnh bạch cầu tăng bạch cầu ái toan mãn tính (CEL).
Xeloda - Thuốc trị ung thư hiệu quả của Mexico
Xeloda 500mg, Xeloda 150mg có thể sử dụng đơn liều trong điều trị ung thư đại trực tràng di căn, cũng có thể dùng phối hợp với một sốt thành phần thuốc khác trong điều trị ung thư vú, ung thư dạ dày. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định điều trị hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III (giai đoạn Duke C) sau phẫu thuật
Xeloda - Thuốc điều trị ung thư của Mexico
Tác dụng - Chỉ định của thuốc
Ung thư dạ dày – thực quản:
Xeloda phối hợp với hợp chất platin được chỉ định điều trị bước một cho những bệnh nhân ung thư dạ dày-thực quản tiến triển.
Ung thư vú:
Xeloda phối hợp với docetaxel được chỉ định để điều trị những bệnh nhân ung thư vú tiến triển tại chỗ hoặc di căn sau khi thất bại với hóa trị liệu độc tế bào. Liệu pháp điều trị trước đây bao gồm anthracycline. Xeloda cũng được chỉ định như đơn trị liệu cho điều trị những bệnh nhân ung thư vú tiến triển tại chỗ hoặc di căn sau khi thất bại với chế độ hóa trị bao gồm anthracycline và taxane hoặc cho những ung thư khác mà không có chỉ định dùng anthracycline.
Ung thư đại tràng, ung thư đại trực tràng:
Xeloda được chỉ định điều trị hỗ trợ cho những bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn III (giai đoạn Duke C) sau phẫu thuật.
Xeloda được chỉ định điều trị cho những bệnh nhân ung thư đại trực tràng di căn.
Herceptin - Thuốc điều trị ung thư dạ dày, điều trị ung thư vú hiệu quả
Thuốc có 3 dạng hàm lượng Herceptin 600mg, Herceptin 440mg, Herceptin 150mg
Herceptin là một loại thuốc tác động lên tế bào của protein thụ thể 2 của yếu tố tăng trưởng biểu bì người, thuốc làm trở ngại, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư. Herceptin được chỉ định điều trị ung thư vú tiến triển hoặc di căn, điều trị ung thư dạ dày di căn.
Herceptin - Thuốc điều trị ung thư dạ dày và ung thư vú của Roche
Tác dụng - Chỉ định của thuốc
Ung thư vú di căn (MBC)
HERCEPTIN được chỉ định để điều trị bệnh nhân ung thư vú di căn có khối u bộc lộ quá mức HER2:
Dưới dạng đơn trị cho những bệnh nhân đã được điều trị bằng một hay nhiều phác đồ hóa trị cho bệnh ung thư di căn của họ.
Kết hợp với paclitaxel hoặc docetaxel để điều trị những bệnh nhân chưa được dùng hóa trị cho bệnh ung thư di căn của họ.
Kết hợp với thuốc ức chế aromatase để điều trị những bệnh nhân ung thư vú di căn có thụ thể hormone dương tính.
Ung thư vú giai đoạn sớm (EBC)
HERCEPTIN được chỉ định để điều trị bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm có HER2 dương tính sau phẫu thuật, hóa trị (hỗ trợ trước phẫu thuật hoặc sau phẫu thuật) và xạ trị (nếu có).
Ung thư dạ dày di căn
HERCEPTIN kết hợp với capecitabine hoặc 5-fluorouracil truyền tĩnh mạch và cisplatin được chỉ định để điều trị bệnh nhân ung thư dạ dày hoặc ung thư miệng nối dạ dày-thực quản di căn có HER2 dương tính mà trước đó chưa được điều trị chống ung thư cho bệnh ung thư di căn của họ.
Kết Luận
Sử dụng thuốc điều trị ung thư dạ dày là cách chữa bệnh được sử dụng rộng rãi, thế nhưng để lựa chọn được thuốc phù hợp với thể trạng cũng như tình trạng bệnh lí mình gặp phải, tốt hơn hết vẫn là đến phòng khám, các bệnh viện có uy tín, để được tư vấn cách chữa bệnh ung thư dạ dày cũng như lựa chọn thuốc điều trị thích hợp nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ với Ung Thư TAP qua hotline: Call/zalo: 0973998288.
Tìm hiểu ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì?
Dinh dưỡng có ảnh hưởng đối với ung thư phổi thế nào?
Hầu như ai cũng biết Ung thư phổi được coi là một bệnh ác tính, có thể dẫn đến tử vong, và nó xuất hiện ở tất các nước trên thế giới. Bệnh hiện nay không có một nguyên nhân nào cụ thể, chỉ có những nguy cơ có thể xảy ra, và có nhiều yếu tố khác nhau.
Khi bị ung thư phổi, các khối u ác tính trong cơ thể làm thay đổi các chuyển hóa mà cơ thể bình thường vẫn có, và chúng làm cho cơ thể người bệnh phải tiêu hoa nhiều năng lượng hơn bình thường để có thể nuôi dưỡng được các tế bào ung thư.
Ở một số nghiên cứu, cũng như thống kê của hiệp hội ung thư, thì có đến 30% bệnh nhân bị ung thư phổi chết vì tình trạng suy kiệt sức, thể lực suy giảm trước khi chết vì bệnh ung thư. Điều đó cho thấy vấn đề dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư là rất quan trọng, nó giúp cho bệnh nhân có đủ sức khỏe để có thể theo kịp với phác đồ điều trị dài ngày mà bác sĩ đưa ra.
Ung thư phổi là căn bệnh mãn tính, nó có nguy cơ tái phát lại rất cao. Vì vậy, bệnh nhân ung thư phổi cần phải hiểu đây là cuộc chiến lâu dài, và cần phải có sức khỏe tốt. Mà để có một sức khỏe tốt thì người bị bệnh ung thư cần phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tâm lý vui vẻ thì cơ thể mới có thể tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh ung thư này.
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, trước, trong và sau quá trình điều trị đều quan trọng, vì mục đích là tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân. Nhưng việc ăn gì, uống gì hay kiêng gì thì lại là một vấn đề mà không phải ai cũng biết.
Vậy ung thư phổi nên ăn uống gì và kiêng gì? Cùng Ung Thư TAP tham khảo ngay sau đây.
Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì?
Các thức ăn nhạt
Tình trạng bệnh sẽ xấu đi nếu sử dụng nhiều muối. Không nói quá nếu nói muối, hoặc các thức ăn mặn cũng là nguy cơ khiến người bệnh có thể phát sinh thêm các chứng bệnh khác trong quá trình điều trị bệnh như: bệnh huyết áp, bệnh thận.
Ung thư phổi nên ăn rau cải
Các loại trái cây và rau xanh
Trái cây và các loại rau xanh là những thực phẩm rất tốt để tăng cường các vitamin A, vitamin C. Ngoài ra các thực phẩm xanh cũng là một chất chống các oxy hóa có thể chống lại các bệnh ung thư, và nó cũng giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể. Cùng điểm qua một số loại rau xanh tốt mà cuộc sống hàng thường gặp như: Cải bắp, mùng tơi, khoai tây, khoai lang, cà chua, xu hào, xúp lơ, hành tây, quả lê, quả dưa chuột,v.v…
Các loại thực phẩm giàu protein.
Protein sẽ giúp cơ thể bổ sung cũng như sữa chữa các tế bào và mô bị phá hoại, nó cũng là yếu tố quan trọng tạo nên các kháng thể, và giúp các vết thương mau lành, giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi những tác nhân xấu, tăng cường hệ sống miễn dịch sau khi bệnh nhân phục hồi sức khỏe. Hiện nay một số thực phẩm có nguồn protein cự tốt có thể kể đến như:
Các loại thịt nạc của gà, cá hoặc gà tây
Trứng
Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua, phô mai hoặc các sản phẩm thay thế sữa
Một số các loại hạt và bơ hạt
Đậu
Thức ăn đậu nành
Thịt và các loại trứng
Như đã kể ở trên thì trứng và thịt đều cũng cấp protein rất tốt, chất đạm sẽ giúp cho cơ thể tổng hợp được lượng máu mà người bệnh gặp phải thường có tình trạng ho ra máu, ngoài ra nó cũng góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm các triệu chứng như: mệt mỏi, thể lực giảm sút. Một số thực phẩm giàu các protein, chất đạm và khá lành tính trong đời sống hàng ngày như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng,…
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Từ xưa đến nay sữa được coi là một sản phẩm giúp bổ sung canxi và các dưỡng chất có thể giúp người bệnh hồi sức khỏe rất nhanh sau các cơn mệt mỏi. Đây cũng được coi là bữa ăn phụ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng rất có lợi và tiện lợi cho người bệnh. Có nhiều sản phẩm từ sữa người bệnh có thể lựa chọn như: sữa tươi có đường, sữa tươi không đường, sữa chua, váng sữa, phô mai…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Là một lại thực phẩm rất giàu các Vitamin B, vitamin E, vitamin D, kháng chất, nên có tác dụng rấ hiệu quả với việc chống lại các oxy hóa. Các loại hát ngũ cốc ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bệnh ngân thì nó còn giúp làm giảm các chứng biếng ăn, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, cũng như bệnh huyết áp,… Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, đậu phộng, mè đen, đậu nành, đầu đen, hạt điều, hạt kê, đậu xanh, hạnh nhân, quả óc chó…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh ung thư phổi
Chọn nguồn chất béo lành mạnh .
Nói đến chất béo thì ai cũng nghĩ đến các thực phẩm được chiên lên, dầu mỡ, các chất béo. Tuy nhiên nguồn chất béo lành mạnh mà được nói đến là nên sử dụng thì bao gồm: Dầu oliu, bơ, quả hạch, dầu hạt cải,… đây là những chất béo có trong thực vật và nó an toàn, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, và quan trọng là cải thiện cân nặng cơ thể của người bị ung thư.
Uống nước trà xanh mỗi ngày
Polyphenols trong trà xanh có tính chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy, uống trà xanh mỗi ngày giúp làm chậm một phần sự phát triển các khối u ác tính, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi.
Người bệnh ung thư phổi không nên ăn, uống gì?
Thuốc lá, chất kích thích, rượu bia và đồ uống chứa cồn
Không gì khác, thuốc lá chính xác là nguyên nhân hàng đầu “mở đường” cho ung thư phổi xuất hiện và phát triển. Ngoài ra, rượu, bia và nhiều các chất kích thích khác cũng “góp” phần trong quá trình hình thành và phát triển kích thước của khối u phổi ác tính. Vì vậy thuốc lá, chất kích thíc, rượu bia và đồ uống chứa cồn được liệt vào “danh sách cấm” của người bệnh ung thư phổi.
Hạn chế các loại đồ ngọt và đường
Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).
Đồ nướng, các loại thịt hun khói
Các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay đều cho thấy thịt nướng hay thị hun khói bị cháy khét đều chứa rất nhiều các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng – là một loại chất nằm trong hàng gây nguy cơ ung thư cao. Khi tiến hành thực nghiệm đo hàm lượng các amin dị vòng và hydrocarbon, người ta thấy rằng: trong gần 0,9 kg thịt nướng bị cháy khét có chứa hàm lượng amin dị vòng và hydrocarbon tương đương với hàm lượng benzopyrene – một loại chất có khả năng gây ung thư cao ở trong khói của 600 điếu thuốc lá gộp lại.
Các loại đồ hải sản
Thực tế cho thấy hải sản nào cũng có vị tanh, và nó có thể làm tăng lượng đờm ở trong cổ họng của các bệnh nhân, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, và việc hô hấp khó khăn thì sẽ kéo theo tình trạng của bệnh xấu đi, dẫn đến sức khỏe bị suy giảm, vì vậy các loại hải sản là một trong số các thức ăn mà bệnh nhân cần hạn chế sử dụng.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng
Nên tránh cách đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các loại thức ngậy béo (thịt mỡ), cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ chiên rán hun nướng (chả nướng, thịt quay, thịt xông khói…).
Cũng giống với đồ hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chiên chín bằng dầu mỡ làm người bệnh xuất hiện nhiều dịch đờm trắng, lượng cholesterol trong máu tăng cao hơn. Từ đó làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, khả năng ăn uống và khả năng hô hấp của người bệnh ung thư phổi.
Các loại thực phẩm sinh đờm
Người bị ung thư phổi liên quan mật thiết tới đường hô hấp, và thường sẽ ho rất nhiều do nhiều đờm. Nên tuyệt đối không uống các đồ uống lạnh. Ngoài ra cần kiêng các thực phẩm như lạc, khoai lang, vì sẽ gây nhiều đờm làm bệnh nhân ho nhiều và mệt mỏi hơn.
Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, các thức ăn dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.
Các loại thực phẩm gây ho
Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thực phẩm trên, ngoài ra bệnh nhân còn phải kiêng các đồ ăn thô ráp (bánh mỳ, các ngũ cốc nguyên hạt) và cấm dùng các loại đồ rán, nướng, quay, hun…vì có thể gây ho nhiều cho bệnh nhân.
Kết Luận
Như vậy, nếu bạn đọc thắc mắc ung thư phổi nên ăn uống gì và kiêng gì thì ở trên đây, sau khi đọc bài viết của Ung Thư TAP bạn hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi của mình.
Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công cuộc chống chọi lại căn bệnh ung thư quái ác. Cũng như phòng chống, ngăn ngừa bệnh ung thư tìm đến bạn một cách hiệu quả.
Thường xuyên sàng lọc và xét nghiệm ung thư phổi định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm hơn, và tăng tỉ lệ chữa khỏi.
Tìm hiểu các giai đoạn ung thư vú phà phương pháp chữa trị từng giai đoạn
Chẩn đoán giai đoạn ung thư vú
Ung thư vú là một bệnh nguy hiểm và có mức độ phổ biến trên thế giới, nó thường xuất hiện ở phụ nữ. Khi chuẩn đoán, bác sĩ thường sẽ chuẩn đoán bệnh dựa trên một số yếu tố sau:
Khối u đã phát triển, di chuyển tới các mô khác của vú hay xâm lấn tại chỗ.
Kích thước của khối U ác tính.
Khối u có trong hạch bạch huyết không. Vị trí và số lượng của các hạch di căn.
Khối u đã di căn tới các cơ quan khác ngoài vú hay chưa.
Chuẩn đoán giai đoạn ung thư vú để có phương pháp điều trị phù hợp (internet)
Việc phân chia các giai đoạn của bệnh nhằm mục đích:
Giúp bệnh nhân và bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị.
Giúp theo dõi tình trạng và mức độ tiến triển của bệnh.
Theo dõi và dự đoán kết quả của quá trình điều trị.
Ở mỗi giai đoạn của ung thư vú đều có những đặc điểm và dấu hiệu khác nhau, và việc phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu tiên thì việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn có thể xảy ra.
Đặc điểm của các giai đoạn ung thư vú
Ung thư vú hiện nay được chia thành 5 giai đoạn được đánh từ 0 đến 4 theo mức độ nguy hiểm và mức tiến triển của bệnh
1. Ung thư vú giai đoạn 0: Giai đoạn tiền ung thư
Đây là giai đoạn sớm nhất của ung thư vú, ở giai đoạn này, các tế bào ung thư phát triển bất thường, không kiểm soát tại vị trí ống dẫn sữa. Nếu phát hiện và có cách điều trị phù hợp ngay ở giai đoạn này, các tế bào ung thư sẽ bị kiểm soát và không lan sang các mô khác ở vú hoặc các cơ quan khác trong cơ thể.
Ở giai đoạn 0, ở giai đoạn này bệnh nhân thường sẽ nhận được lời khuyên điều trị bằng phương pháp xạ trị, không nhất thiết phải hóa trị. Cơ hội thành công ở giai đoạn 0 là khoảng 90-100% nếu như kịp thời phát hiện và điều trị.
Ung thư vú phát hiện càng sớm càng tốt (internet)
2. Ung thư vú giai đoạn 1: Gai đoạn xâm lấn
Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư vú dần phát triển mạnh hơn và bắt đầu lan sang các mô vú khỏe mạnh xung quanh. Giai đoạn 1 chia làm 2 phần nhỏ:
Giai đoạn 1A: Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm và không có vỏ. Các tế bào ung thư lúc này chưa lan ra các cơ quan khác ngoài vú. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ khó phát hiện các tế bào ung thư ở các hạch bạch huyết.
Giai đoạn 1B: Lúc này, các tế bào ung thư bắt đầu xuất hiện ở các hạch bạch huyết, khối u có kích thước dưới 2cm hoặc có thể không phát hiện ra khối u.
Phương pháp điều trị ở giai đoạn I bao gồm:
Điều trị ung thư vú giai đoạn 1 thường bằng phẫu thuật phẫu thuật Patey vú, giải phẫu lấy khối u ung thư và xạ trị loại bỏ những tế bào bất thường còn sót lại. Nếu khối u lớn hoặc khó can thiệp, hóa trị có thể được xem xét áp dụng.
Nếu phát hiện kịp thời, cơ hội sống sót ở giai đoạn I là khoảng 80-90%.
3. Ung thư vú giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển
Khối u ác tính ở vú giai đoạn này lớn hơn khối u vú giai đoạn 1, nhưng ung thư chưa lan tới phần xa của cơ thể. Nếu ung thư vú ở giai đoạn 2 thì phải có một trong các tiêu chuẩn sau:
Khối u có đường kính 2 – 5 cm. Ung thư có thể hoặc có thể chưa lan tới các hạch bạch huyết ở bộ phận dưới cánh tay.
Khối u có đường kính nhỏ hơn 5cm - nhưng ung thư chưa lan tới các hạch bạch huyết ở nách.
Khối u có đường kính nhỏ hơn 2cm, nhưng ung đã thư lan tới không quá 3 hạch bạch huyết ở nách.
Không có khối u nào được tìm thấy trong vú, tuy nhiên các tế bào ung thư vú được phát hiện thấy trong không quá 3 hạch bạch huyết ở nách của bệnh nhân.
Bước qua giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã bắt đầu gia tăng số lượng nhưng vẫn lành tính, và vẫn chưa ảnh hưởng đến các cơ quan khác.
Phương pháp điều trị trong giai đoạn này là phẫu thuật cắt bỏ khối u hoặc vú. Sau đó, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo tiến hành thêm xạ trị, đặc biệt là ở trường hợp tế bào ung thư vú lớn.
Phẫu thuật ung thư vú (internet)
4. Ung thư vú giai đoạn 3: Giai đoạn lan rộng
Ở giai đoạn này các tế bào ung thư vú đã phát triển mạnh và di chuyển đến các hạch bạch huyết ở xung quanh. Giai đoạn 3 cũng được chia làm 3 giai đoạn nhỏ tùy theo khối u và số lượng các hạch bạch huyết di căn.
Giai đoạn 3A: Các tế bào khối u được tìm thấy trong 4 đến 9 hạch bạch huyết gần đó hoặc khối u lớn hơn 50 mm và đã di căn đến 1 đến 3 hạch bạch huyết.
Giai đoạn 3B: Các tế bào khối u đã lan đến thành ngực phía sau vú và cũng có thể lan đến hoặc vỡ qua da hoặc lan đến 9 hạch bạch huyết dưới cánh tay hoặc gần xương ức.
Giai đoạn C: Ung thư hiện đã lan đến một trong những vị trí sau: 10 hoặc nhiều hơn các hạch bạch huyết dưới cánh tay, các hạch bạch huyết trên hoặc dưới xương đòn, hỗn hợp các hạch bạch huyết dưới cánh tay và gần xương ức hoặc da.
Ung thư vú viêm được phân loại là ung thư vú giai đoạn 3. Ở giai đoạn này, các bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân cắt bỏ toàn bộ vú hoặc cắt bỏ khối u kết hợp xạ trị. Ngoài ra, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp điều trị bằng hormone hoặc sử dụng các thuốc điều trị ung thư vú (hóa trị) trước để thu nhỏ kích cỡ khối u và loại bỏ hạch bạch huyết, sau đó mới cắt bỏ và xạ trị.
5. Ung thư vú giai đoạn 4: Giai đoạn di căn hay còn gọi là giai đoạn cuối
ung thư vú giai đoạn cuối (internet)
Đây chính là giai đoạn tiến triển nhất của ung thư vú. Tại giai đoạn này, các tế bào ung thư vú đã lan (di căn) đến các khu vực khác trên cơ thể. Thường thì ung thư vú sẽ lây lan tới các xương, não, gan, và phổi. Ung thư vú giai đoạn 4 còn gọi là ung thư vú giai đoạn cuối
Ung thư vú giai đoạn 4 là giai đoạn không thể chữa lành hoàn toàn, tuy nhiên do sự phát triển của y học hiện nay có thể giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ thêm vài năm. Và dĩ nhiên, khi đến giai đoạn nguy hiểm nhất, thuốc và các phương pháp xạ trị, hóa trị là giải pháp duy nhất được bác sĩ đưa ra.
Kết Luận
Như vậy, nếu bạn đọc thắc mắc ung thư vú có bao nhiêu giai đoạn thì Ung Thư TAP xin trả lời bạn con số cụ thể là 5. Ung thư vú nếu được phát hiện sớm thì có thể chữa khỏi hoàn toàn. Và ngược lại, ung thư vú giai đoạn càng muộn thì kích thước khối u càng lớn, mức độ di căn và lan rộng càng xa nên điều trị khó khăn hơn. Thường xuyên sàng lọc và xét nghiệm ung thư vú định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm hơn, và tăng tỉ lệ chữa khỏi.
Dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Biểu hiện, triệu chứng của ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
So với giai đoạn đầu khi mới hình thành ung thư dạ dày, các triệu chứng thường không rõ ràng thì ngược lại các biểu hiện của ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất rõ ràng, biểu hiện và triệu chứng hoàn toàn có thể nhận ra chỉ bằng mắt thường.
Các dậu hiệu nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Tình trạng đau quặn bụng:
Những cơn đau quặn bụng không phải thi thoảng mới xuất hiện, người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường phải chịu đừng cảm giác đau bụng âm ỉ, quặn lên theo từng cơn đến toát mồ.
Các cơn đau bụng có thể đến vào trước hoặc sau mỗi bữa ăn tương tự khi bệnh mới khởi phát, thường thì khó có thể xác định được thời điểm mà các cơn đau bụng xuất hiện. Tần suất và mức độ của các cơn đau tăng dần theo thời gian, và còn có thể lan ra nhiều bộ phận khác.
Sở dĩ các triệu triệu chứng này xảy ra được xác định là một phần do sự di chuyển của những khối u lớn và phát triển đến xương hoặc chèn ép lên dây thần kinh.
Hình ảnh minh họa (internet)
Đầy bụng, chán ăn và khô miệng
Tình trạng này xảy ra một phần là do tác dụng phụ của thuốc điều trị, thuốc an thần, thuốc chống co thắt, thuốc xạ trị,…. Khi không ăn được, không thu nạp được dinh dưỡng vào cơ thể thì người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Nôn và buồn nôn
Thực chất thì ở bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, dấu hiệu này cũng xuất hiện, nhưng phải đến giai đoạn cuối thì dấu hiệu này mới nghiêm trọng, trở thành triệu chứng của bệnh. Sở dĩ tình trạng này xảy ra có một số lý do sau:
Do bên trong dạ dày luôn trong trạng thái đầy hơi dưới sự kích thích và chèn ép của khối u.
Tác dụng phụ một số thuốc điều trị, tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị ung thư.
Tình trạng tâm lí bất ổn thường thấy của người bệnh như hồi hộp, lo lắng…
Một số bệnh lý khác cùng xuất hiện song song với ung thư dạ dày.
Tình trạng táo bón và tiêu chảy xảy ra
Người bệnh bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối do biếng ăn các chất sơ, rau củ quả, ít hoạt động và uống ít nước. Vậy nên thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón.
Người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ xảy ra tình trạng suy yếu của các cơ bụng và hệ lụy xảy ra là làm giảm khả năng bài tiết qua trực tràng
Các thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị như thuốc giảm đau, thuốc kháng cholin, thuốc chống trầm cảm cũng có thể có thể gây liệt nhẹ và làm rối thần kinh của ruột.
Trong khi đó, triệu chứng tiêu chảy là do rối loạn chức năng tiêu hóa, rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột trong quá trình sử dụng thuốc hoặc các biện pháp trị liệu (hóa trị, xạ trị) điều trị ung thư dạ dày.
Đi ngoài ra phân có màu đen
Phân của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ có màu bất thường, cụ thể là màu đen sẫm, tình trạng này xảy ra là do các khối u trong cơ thể bị vỡ, gây xuất huyết. Lượng máu này chảy ra và đi vào các cơ quan đường tiêu hóa, rồi qua hậu môn và hình thành màu khác biệt so với bình thường.
Sụt cân nghiêm trọng
Sụt cân nghiêm trọng là hệ lụy của việc đầy bụng chán ăn, ăn không ngon miệng. Ngoài ra, tình trạng sụt cân này xảy ra là do các tế bào ung thư di chuyển, xâm lấn và gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, gây ra tình trạng suy nhược cơ thể dẫn tới sụt cân.
Hình ảnh minh hóa (internet)
Thiếu máu cấp tính
Việc các khối u vỡ ra và vô hình chung gây xuất huyết thì niêm mạc dạ dày cũng ảnh hưởng và đã có sự xuất huyết nhất định. Đó cũng chính là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày có vẻ ngoài xanh xao do thiếu máu cấp tính.
Bệnh nhân thường có các biểu hiện như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu
Ngoài các triệu chứng nổi bật, ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn có một số biểu hiện chủ quan hơn như vàng da, sốt cao, cảm giác nghẹn khi nuốt v.v…
Ngoài những biểu hiện cụ thể kể trên thì một vài bệnh nhân bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối còn xuất hiện khối u to, cứng bên trong ổ bụng. Khi ấn vào sẽ có cảm giác đau.