Fucoidan Nhật Bản loại nào tốt nhất?
Fucoidan Nhật Bản là tên gọi chung của một dòng thực phẩm chức năng có xuất xứ từ Nhật Bản giúp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, giúp cơ tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng. Hiện nay, dòng Fucoidan của Nhật này đang nhận được đánh giá rất tốt với công dụng giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh ung thư.
Nguồn gốc của Fucoidan Nhật Bản
Fucoidan là một loại hợp chất được nghiên cứu và phát hiện từ những năm 1913 bởi một giáo sư của trường Đại học Uppsala ở Thụy Điển có tên là Kylin. Vị giáo sư này khám phá ra rằng Fucoidan là một nguồn chất sinh học có trong các loại rong biển, tảo nâu biển ở Nhật bản và xuất hiện ở một số vùng như Mozuku, Kombu, Mekabu.
Fucoidan Nhật Bản là chiết xuất của các loại tảo nâu kể trên và sau khi được điều chế, dòng Fucoidan nhật được phổ biến rộng rãi trên thế giới với công dụng hiệu quả trong việc bồi bổ sức khỏe, giúp cơ thể tăng miễn dịch và chống lại các tế bào ung thư đang phát triển ở bên trong cơ thể con người.
Fucoidan Nhật Bản loại nào tốt?
Trên thị trường hiện nay xuất hiện rất nhiều sản phẩm mang thương hiệu Fucoidan của Nhật, bởi vì sự xuất hiện phổ biến nên rất nhiều bệnh nhân đặt ra câu hỏi như “Fucoidan loại nào tốt nhất, Fucoidan của Nhật có những loại nào?, Fucoidan Nhật mua ở đâu, Fucoidan Nhật Bản mua ở đâu”. Để trả lời những câu hỏi trên, sau đâu Ung Thư TAP xin giới thiệu với các bạn top 4 dòng Fucoidan của Nhật tốt nhất hiện nay, cùng tìm hiểu ngay sau đây:
Fucoidan xanh của Nhật Bản - Okinawa Fucoidan Kanehide Bio
Okinawa Fucoidan Kanehide Bio (Fucoidan Xanh) cũng là một sản phẩm Fucoidan của Nhật được nhiều người yêu thích trên thị trường bởi nó cũng có đầy đủ các công dụng của tảo nâu Fucoidan nhưng lại có giá thành khá là rẻ. Có thể nói, đây là loại Fucoidan Nhật Bản rẻ nhất đang có mặt trên thị trường Việt Nam.
Thành phần của Fucoidan Xanh Okinawa Kanehide Bio
Chiết xuất rong biển Okinawa Mozuku chứa chất nhờn Fucoidan.
Ngoài ra còn có: protein, carbohydrate, natri, Fucoidan 1,400mg, Energy 4.00kcal, Protein 0.02g, Fat 0.01g, Carbohydrate 1.35g, Salt equivalent 0.19gI, odine 12.69μg.
Tác dụng của Fucoidan Xanh Okinawa Nhật Bản
Tảo Fucoidan Xanh Okinawa Nhật Bản với chiết xuất rong biển Okinawa Mozuku và các thành phần tự nhiên có tác dụng:
Phòng ngừa, hỗ trợ điều trị ung thư. Áp dụng cho mọi loại ung thư và bất kì giai đoạn nào của bệnh.
Nâng cao sức đề kháng, miễn dịch của cơ thể.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, giúp điều hòa huyết áp.
Giúp hấp thu đường vào máu, cân bằng đường huyết và điều chỉnh cân nặng - Ức chế cơ chế gây béo phì.
Giải độc cơ thể, ngăn ngừa các bệnh cảm cúm thông thường.
Hỗ trợ hệ tuần hoàn, giúp máu lưu thông nhanh hơn từ đó giảm nguy cơ đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu não.
Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giúp làm lành chỗ viêm, loại trừ vi khuẩn HP (một trong những tác nhân gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ung thư)
Bảo vệ niêm mạc của dạ dày, chữa lành chỗ viêm.
Hỗ trợ tiêu hóa tốt, kích thích ăn ngon miệng, ngủ sâu.
Điều hòa cơ thể, phòng ngừa bệnh tật, kéo dài tuổi thọ.
Xem thêm chi tiết về sản phẩm tại đây: Fucoidan Xanh
Fucoidan Vàng của Nhật Bản – Fucoidan Umi No Shizuku
Fucoidan Umi No Shizuku (Fucoidan Vàng) là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản khá nổi tiếng bởi nó đã được chứng nhận bởi Hiệp hội Sức khỏe và Thực phẩm dinh dưỡng của Nhật Bản. Hiện nay sản phẩm này đã và đang được rất nhiều người từ Việt Nam lẫn người nước ngoài tin dùng. Sản phẩm này được chiết xuất từ tảo nâu nước lạnh Mekabu và tảo nâu Okinawa Mozuku, ngoài ra sản phẩm bổ sung thêm bột nấm Agaricus Blazei.
Thành phần của Fucoidan Vàng Umi No Shizuku
Fucoidan (chiết xuất từ tảo Mozuku và Mekabu): 250mg
Bột nấm Agaricus: 37.5mg
Dextrin và viên nang làm từ HPMC.
Tác dụng của Fucoidan Vàng Umi No Shizuku Japan
Phòng ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị ung thư.
Tăng cường sức đề kháng, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Tăng khả năng miễn dịch, duy trình và bảo vệ sức khỏe cho cơ thể.
Làm giảm sự phát triển của các tế bào ung thư, tác động khiến các tế bào ung thư được sinh ra tự chết đi.
Điều hòa lượng đường trong máu, ngăn ngừa các bệnh liên quan.
Hỗ trợ, làm giảm các triệu chứng sau khi hóa trị, xạ trị ung thư.
Cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, thúc đẩy quá trình thu nạp các dưỡng chất cho cơ thể.
Ngăn ngừa quá trình oxy hóa, làm tiền đề chống lại và chặn sự hình thành của các khối u.
Xem thêm chi tiết về sản phẩm: Fucoidan Vàng
Fucoidan đỏ Nhật Bản - Okinawa Fucoidan Kanehide Bio
Okinawa Fucoidan Kanehide Bio (Fucoidan Đỏ) cùng hãng sản xuất với Fucoidan xanh Nhật là Công ty Kanehide Biotechnology Co., Ltd.- Okinawa - Nhật Bản. Sản phẩm cũng đã được cấp bằng sáng chế của Viện Quốc gia Khoa học Công nghiệp và Công nghệ (AIST) của Tokyo - Nhật Bản. Tại Việt Nam, sản phẩm này cũng chưa được nhập khẩu chính hãng, mà được các cá nhân hoặc tổ chức xách tay từ nước ngoài về theo con đường không chính ngạch.
Thành phần của Okinawa Fucoidan Đỏ Kanehide Bio
Chiết xuất tảo Mozuku (tỉnh Okinawa).
HPMC, dextrin, ester acid béo, glycerin, Ca.
Hàm lượng dinh dưỡng có trong 5 viên uống:
Fucoidan: 830mg.
Năng lượng: 5.29kcal.
Protein: 0.02g.
Lipid: 0.02g.
Carbohydrate: 1.26g.
Sodium: 24.49g.
Tác dụng của Okinawa Fucoidan Đỏ Kanehide Bio
Phòng ngừa và chống lại sự phát triển của các tế bào ung thư, ung bướu.
Hỗ trợ, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.
Chống oxi hóa, giúp cơ thể chống chọi lại với bệnh tật.
Tăng cường sức đề kháng, bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Hỗ trợ làm giảm tác dụng phụ trong quá trình điều trị hóa trị, xạ trị.
Hạn chế sự tái phát ung thư sau điều trị.
Người bình thường sử dụng giúp tăng cường sức khỏe, giảm tình trạng căng thẳng và mệt mỏi.
Xem chi tiết về sản phẩm: Fucoidan Đỏ
Fucoidan Vua - King Fucoidan & Agaricus Nhật Bản
King Fucoidan & Agaricus (Fucoidan Vua) được biết đến là một loại thực phẩm chức năng, cũng như các dòng Fucoidan khác, nó được chiết xuất từ tảo nâu Mozuku Nhật bản. King Fucoidan & Agaricus có tác dụng hỗ trợ tăng miễn dịch, tăng sức đề kháng, hỗ trợ trong điều trị các bệnh ung thư, cung cấp một số dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, giúp cải thiện nhanh chóng sức khỏe của bệnh nhân.
Thành phần của King Fucoidan & Agaricus
Tinh chất Fucoidan chiết xuất từ tảo nâu Mozuku 450mg.
Tinh chất từ nấm Agaricus Blazei Murrill 225mg.
Cellulose tinh thể 132mg, Sucrose ester của axit béo 30mg, Silicon Dioxide 3mg.
Vỏ nang làm từ HPMC 180mg.
Tác dụng của King Fucoidan & Agaricus Nhật Bản
Hỗ trợ giảm nguy cơ u bướu.
Giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào của tế bào ung bướu
Giảm các tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị ung thư
Nâng cao sức đề kháng.
Tăng cường hệ miễn dịch.
Hỗ trợ bảo vệ gan.
Bảo vệ niêm mạc của dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.
Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch như chứng xơ vữa động mạch, tăng mỡ máu, tăng huyết áp.
Xem chi tiết về sản phẩm: King Fucoidan
Các sản phẩm Fucoidan Nhật Bản được kể trên có chất lượng tương đương với nhau nhau, không có sản phẩm nào được coi là có chất lượng quá kém. Người dùng có thể lựa chọn dòng thực phẩm chức năng Fucoidan của Nhật phù hợp với điều kiện kinh tế của bản thân.
Fucoidan Nhật Bản mua ở đâu? Fucoidan Nhật Bản giá bao nhiêu?
Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm Fucoidan không kể của Nhật mà còn có cả của Mỹ,... được bày bán tràn lan trên khắp các thị trường. Đối với các loại Fucoidan của Nhật Bản có rất nhiều địa chỉ bán hàng xách tay. Các sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng và thường được đưa về Việt Nam bán với giá rất rẻ. Do đó bạn nên tìm mua Fucoidan ở những địa chỉ tin cậy bán hàng nhập khẩu chính hãng để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Nếu bạn muốn mua bất kỳ sản phẩm Fucoidan Nhật Bản nào thì bạn có thể mua sản phẩm bằng cách:
Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng
Mua hàng trên website: https://ungthutap.com
Mua hàng qua số điện thoại hotline : Call/Zalo: 0973.998.288 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Hy vọng bài viết trên của Ung Thư TAP có thể cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về Fucoidan nhật bản loại nào tốt nhất để từ đó bạn có thể lựa chọn được dòng Fucoidan phù hợp nhất, giàu dinh dưỡng nhất nhé.
Thuốc AREPLIVIR là thuốc gì? Tại sao lại được tìm kiếm nhiều thế?
Hiện nay tình trạng dịch bệnh Covid19 đang là một trong số những bệnh nguy hiểm bậc nhất trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Virus corona là một loại virus có biến thế nhiều trải qua từng giai đoạn. Nó gây hại cho cơ thể bằng cách phá hủy hệ thống trong phổi, từ đó khiến phổi bị tổn thương, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp.
Chính vì thế mà các nhà nghiên cứu trên khắp thế giới đều bỏ công sức ra để tìm hiểu, sáng chế các loại thuốc nhằm hạn chế sự hình thành và phát triển của loại virus này. Nga là một trong những nước đi đầu trong việc nghiên cứu, chế tạo ra một loại thuốc có chức năng điều trị giành cho những bệnh nhân mắc Covid-19, kết quả chính là thuốc AREPLIVIR.
Thuốc AREPLIVIR 200mg
AREPLIVIR là thuốc gì?
AREPLIVIR có dạng viên nén bao phim, chứa hoạt chất Favipiravir, được biết đến là một loại thuốc phổ rộng ở trong việc điều trị, kháng mạnh các loại virus.
Thuốc AREPLIVIR là sản phẩm được sản xuất ra nhằm cho việc điều trị ở những bệnh nhân bị nhiễm coronavirus mới (COVID-19).
Thuốc AREPLIVIR được hình thành qua quá trình nghiên cứu và sản xuất tại Nga sau đó được kiểm định rồi lưu hành trên khắp các thị trường hiện nay, trong đó bao gồm cả Việt Nam.
Thuốc AREPLIVIR có tác dụng gì?
Thuốc AREPLIVIR với những thành phất của nó, nhất là Favipiravir có tác dụng điều trị các tình trạng cúm, sốt từ nhẹ đến vừa. Quan trọng hơn hết là nó còn điều trị ở một trong những căn bệnh mà được coi là nguy hiểm trên toàn cầu, không ai khác chính là bệnh viêm phổi cấp Covid-19.
Thuốc AREPLIVIR không được dùng cho những trường hợp nào?
Những bệnh nhân không được chỉ định sử dụng thuốc AREPLIVIR thường là những bệnh nhân đang gặp phải tình trạng tái nhiễm virus covid-19 có thể do không tương thích với thuốc.
Ngoài ra còn một số bệnh nhân đang gặp phải các tình trạng như suy gan, suy thận, hay các bệnh nhân không dung nạp được thuốc, bị mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
Tại sao thuốc AREPLIVIR lại được tìm kiếm nhiều thế?
Thì như mọi người cũng đã biết, với phạm vi toàn cầu, với tình trạng lây nhiễm nhanh và lây nhiễm ở các biến thể khác nhau của loại virus corona, vấn đề sản xuất ra các thuốc đặc trị bệnh này đang gặp nhiều trắc trở và số bệnh nhân ngày càng tăng, Thuốc AREPLIVIR là sản phẩm được sản xuất ra với mục đích điều trị bệnh covid19, tuy không điều trị dứt điểm được nhưng nó cũng mang lại hiệu quả nhất định. nhất là trong thời điểm số lượng ca mắc bệnh này tăng đều mỗi ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại.
Không chỉ ở Việt Nam, mà thuốc này ngày càng được phổ rộng ở khắp các nước khác trên thế giới, nó được phát minh ra bởi một trong những nước có nhiều công trình khoa học, nghiên cứu, phát triển và tiên tiến nhất thế giới đó chính là Nga.
Ngoài thuốc AREPLIVIR có còn thuốc nào khác có cùng công dụng không?
Câu trả lời là có. Ngoài Nga ra thì cũng có nhiều những nước khác cũng nghiên cứu, sản xuất ra các loại thuốc khác nhau với mục đích điều trị coronavirus.
Chúng tôi xin giới thiệu một số thuốc có cùng tác dụng tương tự như:
Hãng Hetero Ấn Độ: Tên thương mại Favivir 200mg hoạt chất Favipiravir 200mg.
Hãng Glenmark: Tên thương mại Fabiflu 200mg hoạt chất Favipiravir 200mg.
Hãng Reddy: Tên thương mại AVIGAN hoạt chất Favipiravir 200mg.
Như vậy, Ung Thư TAP đã mang đến câu trả lời thiết thực nhất giành cho những bạn đọc còn đang thắc mắc và muốn tìm hiểu về thông tin thuốc AREPLIVIR. Ngoài ra còn bất kỳ thắc mắc nào mọi người có thể đặt câu hỏi và chúng tôi sẽ trả lời.
Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Đối với hầu hết mọi người, một chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bình thường bao gồm:
Nhiều trái cây, rau, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt
Các sản phẩm thịt và sữa được sử dụng với số lượng vừa phải
Chất béo, đường, rượu và muối sử dụng với số lượng ít
Tuy nhiên, khi bạn bị ung thư, bạn cần phải thay đổi chế độ ăn để giữ sức khỏe chống lại các tác dụng phụ của điều trị.
Lợi ích của chế độ dinh dưỡng trong điều trị cho bệnh nhân ung thư
Chế độ dịnh dưỡng cho bệnh nhân ung thư đặc biệt quan trọng trong các trường hợp bệnh nhân đang gặp phải căn bệnh này. Ung thư và các phương pháp điều trị ung thư thường gây ra các vấn đề khác nhau liên quan đến dinh dưỡng cùng với đó là nhu cầu dinh dưỡng khác nhau ở mỗi bệnh nhân.
Các lợi ích của một chế độ dinh dưỡng tốt dành cho bệnh nhân bao gồm:
Bệnh nhân cảm thấy khỏe hơn.
Giữ sức mạnh và năng lượng cho bệnh nhân .
Duy trì cân nặng cho bệnh nhân.
Giúp bệnh nhân chịu đựng tốt hơn các tác dụng phụ liên quan đến điều trị.
Giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Chữa lành và phục hồi vết thương nhanh hơn.
Sự ảnh hưởng của ung thư và điều trị ung thư đến dinh dưỡng
Trong quá trình điều trị ung thư, thông thường cần phải thay đổi chế độ ăn uống của mình để giúp tăng cường sức mạnh của cơ thể và giảm bớt sự ảnh hưởng của ung thư và điều trị ung thư. Điều trị ung thư thường bao gồm các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp hormone, liệu pháp ngắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch, hoặc một số phương pháp điều trị kết hợp.
Dinh dưỡng rất cần thiết trong điều trị ung thư
Tất cả các phương pháp điều trị này đều có đặc điểm chung là phải sử dụng các loại thuốc điều trị ung thư để nhằm mục đích tiêu diệt tế bào ung thư. Nhưng trong quá trình điều trị này, các tế bào khỏe mạnh cũng sẽ bị hư hại. Khi các tế bào khỏe mạnh bị thiệt hại sẽ gây ra tác dụng phụ do điều trị ung thư.
Những tác dụng phụ phổ biến có thể ảnh hưởng đến ăn uống bao gồm:
Chán ăn (chán ăn)
Đau miệng hoặc đau vùng họng.
Khô miệng.
Các vấn đề về răng miệng.
Thay đổi vị giác.
Buồn nôn.
Nôn mửa.
Tiêu chảy.
Táo bón.
Mệt mỏi.
Trầm cảm.
Hướng dẫn ăn uống khi bắt đầu các liệu pháp điều trị ung thư
Nhiều loại ung thư bệnh nhân sẽ được điều trị tốt hơn nếu những bệnh nhân có chế độ dinh dưỡng tốt. Một số các mẹo cho bệnh nhân như sau:
Đừng ngại thử những món ăn mới, vì một số món ăn bệnh nhân không thích trước đây lại có thể ăn ngon trong quá trình điều trị.
Chọn các loại rau củ quả thực vật gồm nhiều loại khác nhau.
Thử ăn các loại đậu khác nhau như đậu Hà Lan thay cho thịt trong một vài bữa ăn mỗi tuần.
Cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả mỗi ngày, trong thực đơn nên bao gồm các loại trái cây họ cam quýt, các loại rau có màu xanh đậm và vàng đậm.
Rau và trái cây chứa nhiều chất tăng cường sức khỏe tự nhiên cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
Chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng, hạn chế thực phẩm cũng như các loại đồ uống nhiều đường và hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích, lạp xưởng,...
Sự cần thiết của các bữa ăn nhẹ giúp bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Trong quá trình điều trị ung thư, cơ thể bệnh nhân thường cần thêm calo và protein để giúp bạn duy trì cân nặng và sức khỏe. Nếu bệnh nhân đang sụt ký, đồ ăn nhẹ hoặc snack có thể giúp bệnh nhân đáp ứng những nhu cầu đó, duy trì sức khỏe và năng lượng của bệnh nhân. Hãy thử một số các mẹo sau:
Các bữa ăn nhẹ xen kẽ giúp bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Ăn các bữa ăn nhẹ xen giữa các bữa chính nhiều lần trong ngày.
Chuẩn bị sẵn nhiều loại đồ ăn nhẹ giàu protein dễ ăn, ăn liền được và ít cần chế biến. Các loại đồ ăn này thường bao gồm sữa chua, ngũ cốc, sữa, bánh mì sandwich, súp, pho mát và bánh quy giòn.
Một số loại thức ăn vặt có thể làm một số tác dụng phụ liên quan đến điều trị tệ hơn. Ví dụ, nếu bệnh nhân đang tiêu chảy, hãy tránh các thức ăn như bắp rang, trái cây và rau sống. Nếu bệnh nhân đau họng, không nên ăn những thức ăn vặt khô hoặc thức ăn có tính axit.
Nếu bệnh nhân có thể ăn uống bình thường và không sụt ký thì không cần thiết phải ăn những thức ăn vặt cũng như thức ăn nhẹ xen giữa các bữa mỗi ngày.
Một số món ăn nhẹ và ăn vặt có thể ăn xen giữa các bữa bao gồm các món sau đây:
Bánh bông lan, rau câu, nước trái cây, sữa, Bắp rang bơ, bánh quy
Ngũ cốc (nóng hoặc lạnh), bánh Granola, bánh pudding, bánh Custard,Phô mai.
Sữa lắc, sinh tố, Bánh mì Sandwich, bánh mì phết bơ đậu phộng, kem lạnh, sữa chua, súp,
Salad (sống hoặc chín) trộn với dầu ô liu hoặc nước sốt, cocktail trứng sữa loại ít béo, trái cây (tươi, đông lạnh, đóng hộp, sấy khô), hạt dẻ.
Mẹo giúp tăng cường lượng Calo và Protein trong bữa ăn
Có thể chia tổng lượng ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ thay vì 3 bữa lớn là sáng trưa và tối.
Đối với những món ăn ưa thích của từng bệnh nhân thì có thể ăn bất cứ khi nào trong ngày chứ không nhất thiết phải chờ tới đúng bữa.
Ăn vài giờ một lần chứ không cần chờ cho đến khi bệnh nhân cảm thấy đói.
Cố gắng ăn thực phẩm giàu calo, giàu protein trong mỗi bữa ăn.
Tập thể dục nhẹ hoặc đi bộ trước bữa ăn để tăng cảm giác thèm ăn của bệnh nhân.
Uống đồ uống có hàm lượng calo cao, protein cao như sữa và các dung dịch bổ sung dinh dưỡng đóng hộp.
Một số thực phẩm giàu Protein có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Các sản phẩm từ sữa
Thêm pho mát bào vào khoai tây hầm nhừ, rau, súp, mì, thịt và trái cây.
Dùng sữa thay nước khi nấu ngũ cốc và súp nóng.
Thêm phô mai tươi vào sinh tố trái cây khi pha.
Một số thực phẩm bổ sung protein cho bệnh nhân ung thư
Các sản phẩm từ trứng
Luộc chín trứng sau đó cắt lát và trộn chung với món salad bao gồm rau củ, thịt hầm và 1 phần súp.
Thịt heo bò, thịt gà hoặc cá
Thêm thịt đã nấu chín vào các món như súp, salad và trứng tráng.
Đậu và các loại hạt
Rắc thêm đậu hoặc các loại hạt lên các món tráng miệng như trái cây, kem, bánh pudding, rau, salad và mì ý.
Phết thêm bơ đậu phộng hoặc bơ hạnh nhân lên bánh mì nướng và trái cây hoặc trộn với sữa lắc.
Bơ
Phết bơ sau đó nấu nóng chảy với khoai tây, cơm, mì ý hoặc rau củ đã nấu chín.
Trộn bơ đã nấu chảy vào súp, thịt hầm rồi phết lên bánh mì sandwich
Salad
Dùng sốt mayonnaise loại bình thường phết vào bánh mì sandwich và dùng để chấm với rau hoặc trái cây.
Chất ngọt
Phết mật ong vào bánh mì và bánh quy.
Sử dụng thêm các loại mứt trái cây.
Phết kem phủ lên trên bánh
Đừng quên tập thể dục để đảm bảo sức khỏe
Tập thể dục có nhiều lợi ích, giúp bệnh nhân duy trì khối lượng cơ, sức mạnh, sức chịu đựng và sức mạnh của xương.
Tập thể dục cũng giúp giảm trầm cảm, căng thẳng, mệt mỏi, buồn nôn và táo bón.
Mọi thắc mắc cũng về bệnh lý u bướu ung thư cũng như khám, tầm soát ung thư vui lòng inbox trực tiếp hoặc liên hệ số đt (zalo): 0902075791 hoặc qua website: https://ungthutap.com/
Ung thư phổi sống được bao lâu?
Trên thế giới có rất nhiều ca ung thư phổi, nhưng khi phát hiện ra bệnh thì đa phần bệnh đã phát triển đến giai đoạn muộn, khi mà tiên lượng còn rất thấp. Và khi phát hiện mình mắc phải căn bệnh quái ác này, bệnh nhân và người nhà không khỏi đặt ra câu hỏi “ung thư phổi sống được bao lâu?”
Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc biết thời gian sống cũng như tiên lượng ở bệnh nhân ung thư phổi trong các trường hợp.
Những điều cơ bản về ung thư phổi
Ung thư phổi là một loại bệnh ung thư có tỉ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ sau ung thư gan. Bệnh xảy ra khi tế bào ung thư ác tính ở khu vực phổi phát triển mạnh, khó kiểm soát, từ đó các tế bào này tạo thành khối u. Khối u ở phổi bắt đầu phát triển, xâm lấn cục bộ, di căn ra xa các bộ phận khác.
Ung thư phổi gồm 2 loại: ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Triệu chứng thường gặp phổ biến của bệnh là ho, ho khan, ho có đờm, đau, tức ngực,…
Nguyên nhân gây ung thư phổi đến nay vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên một số thống kê chỉ ra rằng có đến 70% bệnh nhân ung thư phổi có liên quan tới thói quen hút thuốc lá, còn lại là do di chuyền, tiếp xúc với hóa chất, ô nhiễm môi trường,…
Ung thư phổi sống được bao lâu?
“Ung thư phổi sống được bao lâu?” luôn là câu hỏi được bệnh nhân, và người nhà bệnh nhân quan tâm nhiều nhất. Sở dĩ vậy là do tỉ lệ tử vong khi mặc bệnh ung thư phổi là rất cao. Tuy nhiên, đây cũng là một câu hỏi mà đến cả các nhà chuyên gia cũng khó có thể trả lời chính xác được.
Thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư phổi còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như chuẩn đoán ung thư phổi tế bào nhỏ, hay ung thư phổi không phải tế bào nhỏ, tế bào ung thư lành tính hay ác tính, đang phát triển cục bộ, hay đã di căn ra xa.
Mặc dù khoa học phát triển, phương pháp điều trị ung thư phổi cũng đa dạng, nhưng để chữa khỏi hoàn toàn là rất khó, mục đích điều trị chủ yếu là để kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân. Nhìn chung, bệnh nhân ung thư phổi đều có tiên lượng kém, đa số bệnh nhân tử vong trong vòng 5 năm và thời gian sống sót còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
Giai đoạn bệnh
Thể bệnh
Đáp ứng điều trị
Bệnh mắc kèm
Di căn đến những bộ phận nào của cơ thể
Đối với ung thư phổi loại không phải tế bào nhỏ:
Với ung thư phổi không phải tế bào nhỏ thì được chia thành các giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn có mức tiên lượng khác nhau, dưới đây là tỉ lệ thời gian sóng sót của bệnh:
Giai đoạn 1: 60-80% người bệnh có thể sống được sau 5 năm.
Giai đoạn 2: 30-50% người bệnh còn sống được sau 5 năm.
Giai đoạn 3A: 10-30% người bệnh còn sống được sau 5 năm.
Giai đoạn 3B: <5% người bệnh còn sống sau 5 năm.
Giai đoạn 4: <2% người bệnh còn sống sau 5 năm.
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi di căn
Với ung thư phổi tế bào nhỏ, bệnh phát triển nhanh, 60-70% bệnh nhân được chuẩn đoán khi ung thư đã lan rộng sang các bộ phận khác, cho nên việc điều trị hết sức khó khăn. Nếu duy trì tích cực việc điều trị thì cũng chỉ sống được thêm 10-18 tháng. Ngoài ra, tỉ lệ sống của bệnh nhân ung thư phổi tính theo giai đoạn được chia như sau:
Giai đoạn khu trú: 50% người bệnh sống được sau 5 năm.
Giai đoạn ung thư lan sang hạch bạch huyết lân cận: 25% sống được sau 5 năm.
Giai đoạn di căn: 4% người bệnh sống được sau 5 năm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tiên lượng sống của bệnh ung thư phổi
Có nhiều yếu tổ ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân bị ung thư phổi. Tuy nhiên một số yếu tố sau đây được coi là tác động lớn nhất đến tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư phổi.
Giới tính.
Chủng tộc.
Phương pháp điều trị.
Tâm lý.
Biến chứng của ung thư phổi.
Hút thuốc.
Các phương pháp điều trị giúp tăng tuổi thọ cho bệnh nhân ung thư phổi
Phẫu thuật điều trị ung thư phổi:
Khi khối u còn nhỏ, chưa phát triển rộng, bác sĩ thường đưa ra phương pháp phẫu thuật để cắt bỏ khối u.
Cắt bỏ nêm để loại bỏ mảnh mô nhỏ hoặc thùy của phổi có chứa khối u cùng với một mô khỏe mạnh
Cắt bỏ đoạn để loại bỏ một phần lớn hơn của phổi, nhưng không phải toàn bộ thùy.
Cắt thùy để loại bỏ toàn bộ thùy của một phổi
Phẫu thuật cắt bỏ phổi để loại bỏ toàn bộ phổi
Xạ trị
Là việc sử dụng các chùm tia năng lượng mạnh để tiêu diệt tế bào ung thư. Xạ trị làm giảm kích thước khối u hỗ trợ việc phẫu thuật, hoặc loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
Hóa trị
Là sử dụng các thuốc hóa chất làm triệt tiêu tế bào ung thư. Có thuốc dùng đường tiêm dưới cánh tay, hoặc cũng có thể dùn qua đường uống, thường kéo dài từ vài tuần đến vài tháng mỗi đợt điều trị. Cũng giống xạ trị, hóa trị giúp làm thu nhỏ kích thước khối u trước phẫu thuật, và triệu tiêu tế bào còn sót lại sau phẫu thuật. Hóa trị có thể dùng một mình hoặc kết hợp với xạ trị.
Điều trị bằng thuốc đích
Là phương pháp điều trị nhắm mục tiêu vào những vị trí có các tế bào phát triển bất thường. nó ngăn chặn sự bất thường này, và triệt tiêu các tế bào ung thư.
Nhiều loại thuốc điều trị đích ung thư phổi được nghiên cứu và đem vào sử dụng cho thấy hiệu quả khá tốt có thể kể đến như: Avastin, Alecensa, Alecnib, Geftinat, Iressa.
Liệu pháp miễn dịch
Là việc sử dụng các thuốc, tác động đến hệ thống miễn dịch của cơ thể, kích thích sự tấn công của hệ thống miễn dịch lên các tế bào ung thư, nhằm chống lại chúng.
Một số thuốc miễn dịch điều trị ung thư phổi thường được đem ra sử dụng như là: Keytruda, Opdivo, Tecentriq, Imfinzi.
Như vậy, Ung Thư TAP đã cùng bạn đọc tìm hiểu “Ung thư phổi sống được bao lâu?” ở bài viết trên. Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi!
Bệnh nhân bị ung thư phổi có ăn yến được không?
Yến sào từ lâu đã được xem là một trong những thực phẩm giúp bồi bổ sức khỏe hiệu quả cho con người, nhất là những người có thể trạng yếu, sức đề kháng không cao. Do vậy mà có rất nhiều câu hỏi được đặt ra về việc sử dụng Yến sào cho người bệnh. Nổi bật là câu hỏi "Bệnh nhân bị ung thư phổi có ăn yến được không?" và để giải đáp thắc mắc này thì mời bạn cùng Ung Thư TAP tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi được biết đến là căn bệnh ung thư có khả năng tử vong cao bậc nhất hiện nay.
Ung thư phổi hay ung thư phế quản là một loại bệnh được gây nên do sự phát triền của nhưng khối u ác tính có trong các biểu mô phổi, phế quản, phế nang.
Hiện nay ung thư phổi chỉ xếp sau ung thư gan với số lượng người tử vong và ca mắc bệnh mới. Yếu tố gây nguy cơ ung thư phổi chủ yếu là do thuốc lá, ô nhiễn môi trường, tiếp xúc với hóa chất hoặc có thể do yếu tố di truyền
Các tác dụng của yến sào
Yến sào là được tạo ra từ nước bọt của các loại chim yếu sống trong hang. Khi thu hoạch tổ yếu thì phải tốn rất nhiều công sức để lấy được, và cũng rất nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng mang lại nhiều tác dụng giúp bổ sung sức khỏe cho người bệnh hiệu quả.
Một số tác dụng của yến sào đã được ghi nhận như là:
Kích thích tiêu hóa, giúp ăn uống ngon miệng.
Bổ phế, long đờm, giảm ho.
An thần, bổ não, tăng cường trí nhớ.
Cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.
Chống lão hóa, cải thiện cấu trúc da.
Chống lão hóa, làm đẹp da, kéo dài tuổi xuân cho chị em phụ nữ.
Bổ máu, chữa tình trạng ho ra máu.
Thúc đẩy sự phát triển ở trẻ.
Ngăn ngừa béo phì.
Thanh lọc máu, hỗ trợ gan đào thải độc tố.
Cải thiện sức khỏe sinh lý cho cả nam và nữ.
Chống suy nhược cơ thể, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, bệnh nhân sau phẫu thuật.
Yến sào cung cấp nhiều canxi và Phenylalanine rất tốt cho bệnh xương khớp.
Tốt cho bà bầu và thai nhi.
Bệnh nhân bị ung thư phổi ăn yến được không?
Dựa trên những lợi ích đã kể trên, chắc hẳn bạn đã phần nào tự giải đáp được câu hỏi “bệnh nhân bị ung thư phổi có ăn yến được không?” rồi chứ nhỉ.
Tuy nhiên, không nên lạm dụng yến sào quá nhiều, một số chuyên gia nhận định, nếu sử dụng yến sào quá đà có thể dẫn tới nhiều mối nguy hại, thậm trí còn bị phản ngược lại tác dụng.
Không nên “thần thánh hóa” các tác dụng của yến sào mà quên mất rằng còn rất nhiều thực phẩm chất lượng khác lành tính lại vừa có lợi ích cho sức khỏe như: các loại hoa quả, cá, thịt trắng…
Bên cạnh việc dùng các thực phẩm tốt cho sức khỏe, với người bệnh bị ung thư phổi bạn cần phải sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng, điều trị ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển, làm triệt tiêu chúng.
Các nhóm thuốc điều trị đích như Erlotinib (Tarceva), Osimertinib (Osimert), Alectinib(Alecnib),... được cho là sử dụng hiệu quả để giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Ngoài ra một số thuốc miễn dịch cũng đem lại những hiệu quả tương tự như Pembrolizumab (Keytruda), Nivolumab (Opdivo) là hai thuốc miễn dịch phổ biến được sử dụng.
Như vậy, Ung Thư TAP đã giải đáp được thắc mắc “người bệnh bị ung thư phổi có ăn yến được không?” của đông đảo bạn đọc, người nhà, bệnh nhân mắc ung thu phổi.
Cảm ơn bạn đã chú ý theo dõi !
Tìm hiểu ung thư phổi nên ăn gì và kiêng gì?
Dinh dưỡng có ảnh hưởng đối với ung thư phổi thế nào?
Hầu như ai cũng biết Ung thư phổi được coi là một bệnh ác tính, có thể dẫn đến tử vong, và nó xuất hiện ở tất các nước trên thế giới. Bệnh hiện nay không có một nguyên nhân nào cụ thể, chỉ có những nguy cơ có thể xảy ra, và có nhiều yếu tố khác nhau.
Khi bị ung thư phổi, các khối u ác tính trong cơ thể làm thay đổi các chuyển hóa mà cơ thể bình thường vẫn có, và chúng làm cho cơ thể người bệnh phải tiêu hoa nhiều năng lượng hơn bình thường để có thể nuôi dưỡng được các tế bào ung thư.
Ở một số nghiên cứu, cũng như thống kê của hiệp hội ung thư, thì có đến 30% bệnh nhân bị ung thư phổi chết vì tình trạng suy kiệt sức, thể lực suy giảm trước khi chết vì bệnh ung thư. Điều đó cho thấy vấn đề dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư là rất quan trọng, nó giúp cho bệnh nhân có đủ sức khỏe để có thể theo kịp với phác đồ điều trị dài ngày mà bác sĩ đưa ra.
Ung thư phổi là căn bệnh mãn tính, nó có nguy cơ tái phát lại rất cao. Vì vậy, bệnh nhân ung thư phổi cần phải hiểu đây là cuộc chiến lâu dài, và cần phải có sức khỏe tốt. Mà để có một sức khỏe tốt thì người bị bệnh ung thư cần phải xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, tâm lý vui vẻ thì cơ thể mới có thể tăng cường hệ miễn dịch và chống lại bệnh ung thư này.
Việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, trước, trong và sau quá trình điều trị đều quan trọng, vì mục đích là tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân. Nhưng việc ăn gì, uống gì hay kiêng gì thì lại là một vấn đề mà không phải ai cũng biết.
Vậy ung thư phổi nên ăn uống gì và kiêng gì? Cùng Ung Thư TAP tham khảo ngay sau đây.
Người bệnh ung thư phổi nên ăn gì?
Các thức ăn nhạt
Tình trạng bệnh sẽ xấu đi nếu sử dụng nhiều muối. Không nói quá nếu nói muối, hoặc các thức ăn mặn cũng là nguy cơ khiến người bệnh có thể phát sinh thêm các chứng bệnh khác trong quá trình điều trị bệnh như: bệnh huyết áp, bệnh thận.
Ung thư phổi nên ăn rau cải
Các loại trái cây và rau xanh
Trái cây và các loại rau xanh là những thực phẩm rất tốt để tăng cường các vitamin A, vitamin C. Ngoài ra các thực phẩm xanh cũng là một chất chống các oxy hóa có thể chống lại các bệnh ung thư, và nó cũng giúp bổ sung năng lượng cần thiết cho cơ thể. Cùng điểm qua một số loại rau xanh tốt mà cuộc sống hàng thường gặp như: Cải bắp, mùng tơi, khoai tây, khoai lang, cà chua, xu hào, xúp lơ, hành tây, quả lê, quả dưa chuột,v.v…
Các loại thực phẩm giàu protein.
Protein sẽ giúp cơ thể bổ sung cũng như sữa chữa các tế bào và mô bị phá hoại, nó cũng là yếu tố quan trọng tạo nên các kháng thể, và giúp các vết thương mau lành, giúp bảo vệ bệnh nhân khỏi những tác nhân xấu, tăng cường hệ sống miễn dịch sau khi bệnh nhân phục hồi sức khỏe. Hiện nay một số thực phẩm có nguồn protein cự tốt có thể kể đến như:
Các loại thịt nạc của gà, cá hoặc gà tây
Trứng
Các sản phẩm từ sữa ít béo như sữa, sữa chua, phô mai hoặc các sản phẩm thay thế sữa
Một số các loại hạt và bơ hạt
Đậu
Thức ăn đậu nành
Thịt và các loại trứng
Như đã kể ở trên thì trứng và thịt đều cũng cấp protein rất tốt, chất đạm sẽ giúp cho cơ thể tổng hợp được lượng máu mà người bệnh gặp phải thường có tình trạng ho ra máu, ngoài ra nó cũng góp phần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, làm giảm các triệu chứng như: mệt mỏi, thể lực giảm sút. Một số thực phẩm giàu các protein, chất đạm và khá lành tính trong đời sống hàng ngày như: thịt bò, thịt gà, thịt lợn, trứng gà, trứng vịt, trứng ngỗng,…
Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Từ xưa đến nay sữa được coi là một sản phẩm giúp bổ sung canxi và các dưỡng chất có thể giúp người bệnh hồi sức khỏe rất nhanh sau các cơn mệt mỏi. Đây cũng được coi là bữa ăn phụ giúp bổ sung các chất dinh dưỡng rất có lợi và tiện lợi cho người bệnh. Có nhiều sản phẩm từ sữa người bệnh có thể lựa chọn như: sữa tươi có đường, sữa tươi không đường, sữa chua, váng sữa, phô mai…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Là một lại thực phẩm rất giàu các Vitamin B, vitamin E, vitamin D, kháng chất, nên có tác dụng rấ hiệu quả với việc chống lại các oxy hóa. Các loại hát ngũ cốc ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho bệnh ngân thì nó còn giúp làm giảm các chứng biếng ăn, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch, ung thư, cũng như bệnh huyết áp,… Một số loại ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, đậu phộng, mè đen, đậu nành, đầu đen, hạt điều, hạt kê, đậu xanh, hạnh nhân, quả óc chó…
Các loại ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người bệnh ung thư phổi
Chọn nguồn chất béo lành mạnh .
Nói đến chất béo thì ai cũng nghĩ đến các thực phẩm được chiên lên, dầu mỡ, các chất béo. Tuy nhiên nguồn chất béo lành mạnh mà được nói đến là nên sử dụng thì bao gồm: Dầu oliu, bơ, quả hạch, dầu hạt cải,… đây là những chất béo có trong thực vật và nó an toàn, giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn, và quan trọng là cải thiện cân nặng cơ thể của người bị ung thư.
Uống nước trà xanh mỗi ngày
Polyphenols trong trà xanh có tính chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy, uống trà xanh mỗi ngày giúp làm chậm một phần sự phát triển các khối u ác tính, từ đó góp phần hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi.
Người bệnh ung thư phổi không nên ăn, uống gì?
Thuốc lá, chất kích thích, rượu bia và đồ uống chứa cồn
Không gì khác, thuốc lá chính xác là nguyên nhân hàng đầu “mở đường” cho ung thư phổi xuất hiện và phát triển. Ngoài ra, rượu, bia và nhiều các chất kích thích khác cũng “góp” phần trong quá trình hình thành và phát triển kích thước của khối u phổi ác tính. Vì vậy thuốc lá, chất kích thíc, rượu bia và đồ uống chứa cồn được liệt vào “danh sách cấm” của người bệnh ung thư phổi.
Hạn chế các loại đồ ngọt và đường
Các loại đồ ăn nuôi dưỡng và làm cho các tế bào ung thư (hoặc tạo môi trường) cho nó phát triển mạnh. Ví dụ: đường và bột tinh chế, nước soda… Vì vậy, tuyệt đối không ăn đường và các sản phẩm chứa đường. Không ăn các loại mật, kể cả mật ong (honey).
Đồ nướng, các loại thịt hun khói
Các kết quả nghiên cứu từ trước tới nay đều cho thấy thịt nướng hay thị hun khói bị cháy khét đều chứa rất nhiều các amin dị vòng và hydrocarbon thơm đa vòng – là một loại chất nằm trong hàng gây nguy cơ ung thư cao. Khi tiến hành thực nghiệm đo hàm lượng các amin dị vòng và hydrocarbon, người ta thấy rằng: trong gần 0,9 kg thịt nướng bị cháy khét có chứa hàm lượng amin dị vòng và hydrocarbon tương đương với hàm lượng benzopyrene – một loại chất có khả năng gây ung thư cao ở trong khói của 600 điếu thuốc lá gộp lại.
Các loại đồ hải sản
Thực tế cho thấy hải sản nào cũng có vị tanh, và nó có thể làm tăng lượng đờm ở trong cổ họng của các bệnh nhân, điều này làm ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, và việc hô hấp khó khăn thì sẽ kéo theo tình trạng của bệnh xấu đi, dẫn đến sức khỏe bị suy giảm, vì vậy các loại hải sản là một trong số các thức ăn mà bệnh nhân cần hạn chế sử dụng.
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng
Nên tránh cách đồ ăn nhiều dầu mỡ
Các loại thức ngậy béo (thịt mỡ), cay (hạt tiêu, bột hạt cải, bột cari, ớt, rượu), đồ chiên rán hun nướng (chả nướng, thịt quay, thịt xông khói…).
Cũng giống với đồ hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc chiên chín bằng dầu mỡ làm người bệnh xuất hiện nhiều dịch đờm trắng, lượng cholesterol trong máu tăng cao hơn. Từ đó làm ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, khả năng ăn uống và khả năng hô hấp của người bệnh ung thư phổi.
Các loại thực phẩm sinh đờm
Người bị ung thư phổi liên quan mật thiết tới đường hô hấp, và thường sẽ ho rất nhiều do nhiều đờm. Nên tuyệt đối không uống các đồ uống lạnh. Ngoài ra cần kiêng các thực phẩm như lạc, khoai lang, vì sẽ gây nhiều đờm làm bệnh nhân ho nhiều và mệt mỏi hơn.
Nếu bụng trướng, đại tiện lỏng, rêu lưỡi trắng và nhầy, phải dùng ít hoặc kiêng dùng sữa bò, đường, dưa muối, trái cây sống lạnh, các thức ăn dầu mỡ ngậy béo để tránh trợ hàn thấp và sinh đờm.
Các loại thực phẩm gây ho
Nếu trong đờm có lẫn máu hoặc khạc ra máu thì ngoài việc kiêng kỵ nghiêm ngặt các thực phẩm trên, ngoài ra bệnh nhân còn phải kiêng các đồ ăn thô ráp (bánh mỳ, các ngũ cốc nguyên hạt) và cấm dùng các loại đồ rán, nướng, quay, hun…vì có thể gây ho nhiều cho bệnh nhân.
Kết Luận
Như vậy, nếu bạn đọc thắc mắc ung thư phổi nên ăn uống gì và kiêng gì thì ở trên đây, sau khi đọc bài viết của Ung Thư TAP bạn hoàn toàn có thể trả lời được câu hỏi của mình.
Việc xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý chắc chắn sẽ giúp ích bạn rất nhiều trong công cuộc chống chọi lại căn bệnh ung thư quái ác. Cũng như phòng chống, ngăn ngừa bệnh ung thư tìm đến bạn một cách hiệu quả.
Thường xuyên sàng lọc và xét nghiệm ung thư phổi định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm hơn, và tăng tỉ lệ chữa khỏi.