Ung thư phổi

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là bệnh lý hình thành do sự phân chia không kiểm soát của tế bào mô phổi. Ung thư phổi được chia thành hai loại là ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Bệnh là một trong những loại ung thư có tỷ lệ tử vong cao nhất hiện nay, và tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới do các thói quen xấu.

Ung thư phổi

Hình ảnh minh họa cho ung thư phổi (internet)

Ung thư phổi có những triệu chứng gì?

Ung thư phổi biểu hiện bằng nhiều triệu chứng khác nhau tùy từng giải đoạn của bệnh. Thông thường ở giai đoạn đầu, người mắc chỉ cảm nhận được những triệu chứng thoáng qua. Vì vậy dễ nhầm lẫn với cảm mạo hay một số bệnh lý đường hô hấp khác, thậm chí có người không gặp phải bất kỳ dấu hiệu nào. Ngược lại, khi ung thư phổi ở những giai đoạn cuối, khối u di căn đến nhiều cơ quan khác thì triệu chứng sẽ rầm rộ và dữ dội hơn, cụ thể như:

  • Triệu chứng đường hô hấp: ho đờm, ho ra máu tươi, khó thở, thở khò khè, tức ngực.
  • Triệu chứng toàn thân: giảm cân nhanh chóng, cơ thể mệt mỏi, sốt, móng tay hình dùi trống, nam giới có thể xuất hiện chứng ngực to.
  • Triệu chứng tế bào ung thư phổi di căn: khối u di căn đến cơ quan nào sẽ gây ảnh hưởng đến cơ quan đó, cụ thể nếu di căn đến xương gây đau xương, di căn đến gan gây vàng da,…

Nhưng khi bạn có các triệu chứng trên, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.

dấu hiệu ung thư phổi

Hình ảnh minh họa cho triệu chứng ung thư phổi (internet)

Những nguyên nhân gây Ung thư phổi

Bệnh nhân bị ung thư phổi bởi những nguyên nhân sau:

  • Hút thuốc lá: hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.
  • Môi trường làm việc là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi. Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi như: khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than.
  • Tiếp xúc với tia phóng xạ: đây  là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khi radon.

Phòng bệnh Ung thư phổi hiệu quả

Trên cơ sở những nguyên nhân gây bệnh, có thể đề xuất những biện pháp phòng ngừa bệnh ung thư phổi như sau:

  • Không hút thuốc lá hoặc tránh tiếp xúc với khói thuốc.
  • Cải thiện môi trường sống cũng như môi trường làm việc bằng việc cải thiện vệ sinh công nghiệp, tránh tiếp xúc với khói vụi.
  • Định kỳ đi khám sức khỏe để kịp thời phòng tránh và có phương pháp điều trị.

phòng ung thư phổi

Ăn uống lành mạnh cũng là một biện pháp phòng tránh ung thư phổi (internet)

Điều trị Ung thư phổi bằng cách nào?

Những năm gần đây, điều trị ung thư phổi đã có nhiều tiến bộ vượt bậc. Theo Tây y, ung thư phổi được điều trị bằng các phương pháp: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị.

  • Phẫu thuật
    • Phẫu thuật là phương pháp áp dụng với trường hợp mắc ung thư phổi phát hiện ở giai đoạn sớm. Lúc này khối u còn nhỏ, chưa di căn, sức khỏe người bệnh chưa bị ảnh hưởng nhiều. Sau phẫu thuật, khả năng chữa lành bệnh của người bị ung thư phổi là khá cao. Tuy nhiên, ở nước ta số trường hợp được phát hiện bệnh sớm là rất ít. Vì vậy nên phương pháp phẫu thuật vẫn còn cho hiệu quả chưa tốt như kỳ vọng.
  • Xạ trị
    • Xạ trị là phương pháp điều trị các loại ung thư, bao gồm cả ung thư phổi. Sử dụng các máy chiếu tia năng lượng cao (tia X, tia gamma, proton,…) phá hủy và ngăn chặn sự phát triển của khối u. Phương pháp xạ trị có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe người mắc. Các biến chứng sớm xuất hiện sau một vài ngày là: Chán ăn, buồn nôn, rụng tóc… Một số biến chứng muộn xuất hiện sau đó là: Đau rát, khô da, sưng tấy da,…
  • Hóa trị
    • Hóa chất áp dụng cho trường hợp bệnh sang giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã lây lan rộng. Phương pháp này giúp tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn di căn. Ngoài ra, hóa trị cũng được sử dụng kết hợp với phương pháp khác. Phẫu thuật hoặc xạ trị làm giảm kích thước khối u, diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Thuốc đưa vào cơ thể theo đường tĩnh mạch sẽ gây ảnh hưởng tới một số cơ quan khác. Vì vậy, phương pháp điều trị ung thư phổi này cũng gây ra nhiều tác dụng phụ như: thiếu máu, buồn nôn, nôn, cơ thể suy kiệt, suy giảm miễn dịch, rụng tóc, giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng,…
  • Còn có một số phương pháp điều trị hỗ trợ: liệu pháp miễn dịch, sử dụng thuốc điều trị đích.

Như vậy, Ung Thư TAP đã cùng bạn tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về ung thư phổi, để có một sức khỏe thuận lợi nhất thì chúng tôi khuyên bạn nên thường xuyên đi khám tổng quát, tầm soát định kì nhằm phát hiện sớm bệnh ung thư từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.

Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB