Rodogyl - Thuốc điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (< 2kg)
Thông tin dược phẩm
Video
Rodogyl là thuốc gì?
-
Rodogyl là thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Sanofi S.P.A - Italy, được điều chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Rodogyl có chứa thành phần chính là Spiramycin + metronidazol được chỉ định điều trị nhiễm trùng.
Thông tin cơ bản của thuốc Rodogyl
-
Hoạt chất chính: Spiramycin + metronidazol
-
Tên thương mại: Rodogyl
-
Phân dạng bào chế: Viên nén bao phim
-
Cách đóng gói sản phẩm: Hộp 2 vỉ x 10 viên
-
Xuất xứ: Italy
Thành phần – hàm lượng của thuốc Rodogyl
-
Spiramycin + metronidazol - 750000IU +125mg
Đặc tính dược lực học
-
Nồng độ ngưỡng phân biệt các chủng nhạy cảm (S) với các chủng nhạy cảm trung gian và chủng nhạy cảm trung gian với chủng kháng thuốc (R) như sau: S ≤ 1 mg/L và R > 4 mg/L.
-
Tỉ lệ kháng thuốc có thể thay đổi tùy theo địa điểm và thời gian đối với một số loài. Do đó, sẽ có ích khi có thông tin về tỉ lệ kháng thuốc tại địa phương, đặc biệt là trong điều trị nhiễm khuẩn nặng. Những số liệu sau đây chỉ nhằm định hướng về xác suất nhạy cảm của các chủng vi khuẩn đối với kháng sinh này với tỷ lệ kháng thuốc thụ đắc (%) đã biết tại Pháp
Đặc tính dược động học
-
Hấp thu
-
Spiramycin được hấp thu nhanh tuy không hoàn toàn. Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu này.
-
-
Phân bố
-
Sau khi uống 6 MIU, nồng độ cực đại trong huyết thanh là 3,3 μg/ml.
-
Thời gian bán hủy trong huyết tương khoảng 8 giờ.
-
Spiramycin không đi vào dịch não tủy. Thuốc được tiết vào sữa mẹ.
-
Tỉ lệ kết gắn protein huyết tương thấp (10%).
-
Thuốc được phân bố tốt trong nước bọt và các mô (phổi: 20-60 μg/g, amiđan: 20-80 μg/g, các xoang bị viêm: 75-110 μg/g, xương: 5-100 μg/g.
-
Mười ngày sau khi ngưng điều trị, lượng hoạt chất còn hiện diện trong gan, lách và thận là từ 5 đến 7 μg/g. Các macrolide thâm nhập và tích lũy trong các thực bào (bạch cầu trung tính, bạch cầu đơn nhân, đại thực bào màng bụng và phế nang).
-
Ở người, thuốc có nồng độ cao trong thực bào.
-
Những tính chất này giải thích cho tác dụng của macrolide trên vi khuẩn nội bào.
-
Tác dụng – chỉ định của thuốc Rodogyl
-
Nhiễm trùng răng miệng cấp, mạn tính hoặc tái phát như áp-xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào quanh xương hàm, viêm quanh thân răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm miệng, viêm tuyến mang tai, viêm dưới hàm...
-
Phòng nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật.
Cách dùng thuốc Rodogyl
-
Dùng bằng đường uống.
-
Để đảm bảo tốt nhất đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm.
Liều dùng của thuốc Rodogyl
-
Người lớn: 4 - 6 viên/ngày, chia 2 - 3 lần.
-
Trẻ 10 - 15 tuổi: 1 viên x 3 lần/ngày.
-
Trẻ 5 - 10 tuổi: 1 viên x 2 lần/ngày.
-
Quá liều:
-
Triệu chứng: Buồn nôn, nôn và mất điều hòa. Tác dụng độc thần kinh gồm có co giật, viêm dây thần kinh ngoại biên.
-
Xử trí: Không có thuốc giải độc đặc hiệu, điều trị triệu chứng và hỗ trợ.
-
Chống chỉ định của thuốc Rodogyl
-
Mẫn cảm với Metronidazol, dẫn xuất Imidazol hoặc Acetyl Spiramycin
-
Phụ nữ đang cho con bú
Lưu ý, thận trọng khi sử dụng thuốc Rodogyl
-
Cần thận trọng khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm ruột hồi hoặc viêm ruột kết mạn.
-
Viên nén bao phim, giải phóng chậm trong cơ thể, gây độc cho người cao tuổi hoặc người chuyển vận ruột chậm.
-
Không uống thuốc khi nằm.
-
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
-
Phụ nữ có thai: Ở động vật, thấy metronidazol không gây quái thai và không độc với thai nhi. Nghiên cứu trên nhiều phụ nữ có thai sử dụng Metronidazol trong 3 tháng đầu, không có trường hợp nào gây dị dạng nào. Spiramycin đi qua nhau thai nhưng nồng độ thuốc trong máu nhau thai thấp hơn trong máu người mẹ, Spiramycin không gây tai biến cho người đang mang thai.
Sử dụng ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
-
Đối với phụ nữ đang mang thai: Chưa có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng thuốc trên đối tượng này. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có mong muốn sử dụng.
-
Đối với phụ nữ đang cho con bú: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm, đảm bảo về mặt lợi ích nhiều hơn là nguy cơ.
Sử dụng với người lái xe và vận hành máy móc.
-
Với thể trạng của mỗi người có thể sẽ xảy ra một số hiện tượng khác nhau ảnh hưởng.
-
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này ở người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc gây tác dụng phụ gì?
-
Rối loạn tiêu hoá: Đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
-
Phản ứng dị ứng: nổi mề đay.
-
Vị kim loại trong miệng, viêm lưỡi, viêm miệng. Giảm bạch cầu vừa phảI, hồi phục ngay sau khi ngưng dùng thuốc.
-
Hiếm thấy và liên quan đến thời gian điều trị kéo dài: chóng mặt, mất phối hợp, mất điều hoà, bị cảm, viêm đa dây thần kinh cảm giác và vận động.
-
Tiết niệu: Nước tiểu có màu nâu đỏ.
-
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn khác gặp phải khi dùng thuốc.
Tương tác của với sản phẩm khác
-
Thuốc có chứa Acetyl Spiramycin nên không dùng đồng thời với thuốc uống ngừa thai vì làm mất tác dụng của thuốc tránh thai.
-
Thuốc có chứa Metronidazol:
-
Khi dùng đồng thời với Disulfiram gây tác dụng độc với thần kinh như loạn thần, lú lẫn.
-
Làm tăng độc tính của các thuốc chống đông dùng đường uống (như warfarin) và tăng nguy cơ xuất huyết do giảm sự dị hóa ở gan. Khi dùng phối hợp phải kiểm tra thường xuyên hàm lượng Prothrombin, điều chỉnh liều dùng của thuốc chống đông.
-
Làm tăng tác dụng của vecuronium (thuốc giãn cơ) khi dùng cùng.
-
Khi dùng đồng thời với Lithi làm tăng nồng độ Lithi trong máu, gây độc.
-
Làm tăng độc tính của fluorouracil do làm giảm sự thanh thải.
-
Khi dùng phối hợp với rượu gây hiệu ứng Antabuse (nóng, đổ, nôn mửa, tim đập nhanh).
-
Quên liều thuốc và cách xử lý
-
Nếu quên uống một liều thuốc thì nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra.
-
Nếu quên một liều thuốc quá lâu mà gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên.
-
Không sử dụng 2 liều thuốc cùng một lúc để bù cho liều đã quên.
Quá liều thuốc và cách xử lý
-
Không có điều trị cụ thể cho quá liều thuốc.
-
Trong trường hợp nghỉ quá liều thì nên ngừng dùng thuốc ngay và điều trị triệu chứng.
-
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Cách bảo quản thuốc Rodogyl
-
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
-
Nhiệt độ không quá 30°C.
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
-
Để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Sản phẩm tương tự
Thuốc Rodogyl giá bao nhiêu?
- Thuốc Rodogyl có giá biến động tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
- Mời bạn vui lòng liên hệ hotline công ty: Call/Zalo: 0973.998.288 để được biết giá chính xác nhất.
Thuốc Rodogyl mua ở đâu?
Thuốc Rodogyl hiện đang được bán tại Ung Thư TAP. Bạn có thể dễ dàng mua bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng (Liên hệ trước khi tới để kiểm tra còn hàng hay không).
- Đặt hàng và mua trên website : https://ungthutap.com
- Gọi điện hoặc nhắn tin qua số điện thoại hotline : Call/Zalo: 0973.998.288 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Nguồn tham khảo
- Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.
- Hướng dẫn sử dụng của thuốc.
Tác giả bài viết: Dược sĩ Nguyễn Văn Quân
Câu hỏi thường gặp
Ung thư TAP hiện nay là một trong những website bán Rodogyl - Thuốc điều trị nhiễm trùng răng miệng cấp chính hãng mà quý khách hàng có thể tin tưởng và đặt mua hàng. Để mua hàng tại Ung thư TAP, bạn có thể lựa chọn một trong các cách thức như sau:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h.
- Đặt hàng và mua trên website : https://ungthutap.com
- Gọi điện qua số điện thoại Hotline 0971.899.466 hoặc nhắn tin qua Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này