Milepsy 200 (Natri valproat) - Thuốc chống động kinh hiệu quả

Liên hệ

Chính sách khuyến mãi

Dược sỹ tư vấn 24/7.

Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá

Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.

Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.

Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (< 2kg)


author-avatar
Được viết bởi
Cập nhật mới nhất: 2022-04-08 00:32:40

Thông tin dược phẩm

Nhà sản xuất:
Số đăng ký:
VD-33912-19
Hoạt chất:
Hoạt chất/Hàm lượng:
Valproat Magnesi 200mg
Công ty đăng ký:
Công ty TNHH liên doanh Hasan-Dermapharm
Xuất xứ:
Việt Nam
Đóng gói:
hộp 3 vỉ x 10 viên , hộp 5 vỉ x 10 viên, hộp 10 vỉ x 10 viên , hộp 20 vỉ x 10 viên.
Dạng bào chế:
Viên nén bao phim

Video

Milepsy 200 là thuốc gì?

  • Milepsy 200 là thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH liên doanh Hasan-Dermapharm, được điều chế dưới dạng viên nén bao phim. Thuốc Milepsy 200 có thành phần chính là Natri valproat, được sử dụng điều trị động kinh, sốt, co giật.

Thông tin cơ bản

  • Hoạt chất chính: Natri valproat

  • Phân loại hoạt chất: Thuốc chống động kinh

  • Tên thương mại: Milepsy 200

  • Phân dạng bào chế: viên nén bao phim

  • Cách đóng gói sản phẩm: Hộp 3 vỉ, 5 vỉ, 10 vỉ, 20 vỉ x 10 viên

  • Xuất xứ: Việt Nam

Thành phần - hàm lượng

  • Natri valproat 200 mg

  • Tá dược vừa đủ

Công dụng – chỉ định của thuốc Milepsy 200

Thuốc Milepsy 200 có tác dụng gì? dùng cho bệnh gì?

  • Điều trị động kinh toàn thể, cục bộ và các dạng động kinh khác.
  • Động kinh toàn thể:
    • Cơn vắng ý thức.
    • Cơn co cứng co giật.
    • Cơn giật cơ.
    • Cơn co cứng.
    • Cơn co giật.
    • Cơn mất trương lực.
  • Động kinh cục bộ:
    • Đơn giản.
    • Phức tạp.
    • Toàn thể hóa.
  • Các hội chứng đặc biệt như:
    • Hội chứngLennox- Gastaut.
    • Hội chứng West.
  • Điều trị và dự phòng tái diễn cơn hưng cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực.
  • Co giật do sốt cao ở trẻ em: trẻ nhũ nhi hay trẻ nhỏ có nguy cơ cao và đã có ít nhất một cơn co giật.
  • Tic ở trẻ em

Chống chỉ định của thuốc Milepsy 200

Không sử dụng thuốc Milepsy 200 khi nào?

  • Quá mẫn với natri valproat hay bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Viêm gan cấp hoặc mãn tính.
  • Bệnh nhân hoặc gia đình có tiền sử viêm gan nặng, đặc biệt là viêm gan do thuốc.
  • Rối loạn chu trình chuyển hóa ure.
  • Rối loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Rối loạn ty thể do đột biến gen hạt nhân mã hóa enzym ty thể polymerase γ (POLG) như hội chứng Alpers-Huttenlocher hoặc trẻ dưới 2 tuổi nghi ngờ có rối loạn POLG.

Cách dùng - Liều dùng thuốc Milepsy 200

  • Cách dùng:

    • Dùng đường uống, nuốt nguyên viên, không nhai hay nghiền nát viên thuốc.
    • Nếu quên dùng thuốc, uống ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều dùng kế tiếp, hãy bỏ qua liều đó, không dùng liều gấp đôi.
    • Không có yêu cầu đặc biệt về xử lý thuốc sau khi sử dụng.
  • Liều dùng
    • Liều Milepsy 200 được điều chỉnh tùy theo độ tuổi và cân nặng của bệnh nhân.
    • Người lớn: liều khởi đầu 600 mg/ ngày, chia làm 2 – 4 lần, sau đó cứ 3 ngày tăng 200 mg đến khi đạt được liều cắt cơn. Trung bình:1000 – 2000 mg/ ngày (20 – 30 mg/ kg/ ngày). Liều tối đa có thể dùng nếu bệnh chưa được kiểm soát: 2500 mg/ ngày.
    • Trẻ em ≥ 20 kg: liều khởi đầu 400 mg/ ngày, gia tăng khoảng cách liều đến khi kiểm soát được cơn. Liều trung bình: 20 – 30 mg/ kg/ ngày, có thể tăng đến 35 mg/ kg/ ngày.
    • Trẻ em < 20 kg: 20 mg/ kg/ ngày. Nếu không kiểm soát được bệnh, chỉ tăng liều ở những bệnh nhân có thể theo dõi được nồng độ acid valproic trong huyết tương. Ở liều 40 mg/ kg/ ngày cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số lâm sàng và huyết học.
    • Điều trị ở người cao tuổi: có sự thay đổi về dược động học của thuốc. Nồng độ acid valproic tự do trong huyết tương tăng do sự gắn kết với protein giảm. Liều lượng được điều chỉnh tùy theo hiệu quả kiểm soát cơn và khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân.
    • Điều trị cho bệnh nhân rối loạn chức năng thận: nếu cần có thể giảm liều, tuy nhiên việc thay đổi liều dùng tùy thuộc vào biểu hiện trên lâm sàng vì nồng độ thuốc trong huyết tương có thể không tương quan với hiệu quả điều trị.
    • Điều trị cho bệnh nhân rối loạn chức năng gan: không dùng đồng thời Milepsy 200 với dẫn chất của salicylat do cùng con đường chuyển hóa gây độc ở gan. Những người có rối loạn chức năng gan nặng có thể tử vong khi điều trị bằng acid valproic.
    • Bé gái, trẻ vị thành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai
    • Milepsy 200 cần được khởi đầu điều trị và giám sát chặt chẽ bởi bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị động kinh. Chỉ nên sử dụng thuốc khi các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp được. Cân bằng lợi ích – nguy cơ của thuốc nên được đánh giá cẩn thận trong mỗi lần thăm khám định kỳ cho bệnh nhân. Tốt nhất, nên kê đơn Milepsy 200 dưới dạng đơn trị liệu và ở liều thấp nhất có hiệu quả. Nếu có thể, nên sử dụng dạng giải phóng kéo dài để tránh nồng độ đỉnh trong huyết tương cao. Liều hằng ngày nên được chia thành ít nhất 2 liều đơn.
    • Dùng phối hợp với các thuốc chống động kinh khác: khi điều trị bằng Milepsy 200 ở những bệnh nhân đã dùng các thuốc chống động kinh khác cần bắt đầu với liều thấp và tăng liều dần đến khi đạt được liều đích sau 2 tuần điều trị. Có thể tăng liều 5 – 10 mg/ kg/ ngày khi dùng phối hợp với các thuốc gây cảm ứng enzym gan như phenytoin, phenobarbital, carbamazepin. Nếu dùng đồng thời với barbiturat mà nhận thấy sự gia tăng tác động an thần cần giảm liều barbiturat.

Lưu ý, thận trọng khi sử dụng thuốc Milepsy 200

  • Mặc dù không có chứng cứ cụ thể về sự tái phát đột ngột khi dừng điều trị bằng valproat nhưng việc ngưng thuốc phải thực hiện từ từ và dưới sự giám sát của bác sĩ.
  • Rối loạn chức năng gan
    • Thuốc gây tổn thương gan nghiêm trọng, một số trường hợp dẫn đến tử vong (rất hiếm), những trường hợp có nguy cơ cao: bệnh nhân điều trị phối hợp nhiều thuốc chống động kinh; trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 3 tuổi; trẻ em có rối loạn động kinh nặng; người mắc hội chứng não hữu cơ; rối loạn chuyển hóa bẩm sinh hoặc chậm phát triển trí tuệ. Sau 3 tuổi, mức độ tổn thương gan giảm đáng kể và giảm theo độ tuổi.
    • Ở trẻ em dưới 3 tuổi chỉ nên dùng valproat đơn trị liệu khi đã đánh giá lợi ích điều trị so với nguy cơ tổn thương gan. Trước khi dùng thuốc cần tiến hành các xét nghiệm: công thức máu, thời gian đông máu, thời gian thromboplastin, hoạt tính amylase huyết thanh, AST, ALT, bilirubin, glucose protein.
    • Ở trẻ dưới 16 tuổi, tránh dùng đồng thời với salicylat (hội chứng Reye).
    • Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương gan như vậy xảy ra trong 6 tháng đầu điều trị, thời gian nguy cơ tối đa là 2 – 12 tuần.
    • Những dấu hiệu nhận biết tổn thương gan trước khi xuất hiện vàng da: suy nhược, chán ăn, trạng thái hôn mê, phù nề, nôn ói nhiều lần, đau thượng vị hoặc tái xuất hiện các cơn động kinh mặc dù đang được điều trị đúng cách. Khi các dấu hiệu này xảy ra cần thực hiện kiểm tra lâm sàng và đánh giá lại chức năng gan.
    • Chức năng gan phải đo trước khi điều trị và được theo dõi định kì 6 tháng, đặc biệt ở người có nguy cơ cao hoặc có tiền sử mắc bệnh. Xác nhận tỷ lệ prothrombin thấp bất thường, đặc biệt liên quan đến các bất thường sinh học khác (giảm đáng kể các yếu tố đông máu, tăng nồng độ bilirubin và tăng transaminase) đòi hỏi phải ngưng điều trị bằng MILEPSY 200.
  • Viêm tụy
    • Thuốc có thể gây viêm tụy, trẻ em và những bệnh nhân dùng liệu pháp phối hợp nhiều thuốc chống động kinh có nguy cơ cao hơn và có thể dẫn đến tử vong (rất hiếm gặp). Nếu bệnh nhân có các dấu hiệu như buồn nôn, nôn, đau bụng cấp… cần được kiểm tra ngay (đo amylase huyết thanh). Trong trường hợp viêm tụy cần ngưng dùng MILEPSY 200.
  • Bệnh Von Willebrand
    • Đã có báo cáo về sự phát triển các triệu chứng bệnh Von Willebrand ở trẻ em. Cần thận trọng khi can thiệp phẫu thuật hoặc sau các chấn thương.
  • Co giật trầm trọng
    • Cũng như các thuốc chống động kinh khác, khi dùng valproat thay vì được cải thiện, tình trạng bệnh nhân trở nên nghiêm trọng hơn và có thể xuất hiện những cơn động kinh mới. Trong những trường hợp như vậy bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức. 
  • Rối loạn hành vi
    • Đã có những báo cáo rằng bệnh nhân có ý định và hành vi tự sát khi điều trị bằng thuốc chống động kinh. Phân tích những mẫu thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng giả dược cũng cho thấy thuốc chống động kinh làm tăng ý định và hành vi tự sát của bệnh nhân. Do đó bệnh nhân cần được tư vấn và theo dõi điều trị thích hợp khi có những dấu hiệu bất thường về tâm lý.
  • Carbapenem
    • Không sử dụng đồng thời valproat và carbapenem.
  • Bệnh nhân mắc bệnh ty lạp thể hoặc bệnh nhân có nguy cơ
    • Valproat có thể làm trầm trọng hơn các dấu hiệu lâm sàng của bệnh ty lạp thể gây ra bởi sự đột biến gen hạt nhân mã hóa enzym ty thể polymerase (POLG). Đặc biệt những trường hợp viêm gan cấp tính hay tử vong liên quan đến suy gan đã được báo cáo có tần suất cao ở những bệnh nhân có hội chứng thần kinh di truyền do POLG, ví dụ như hội chứng Alpers-Huttenlocher. Những rối loạn POLG nên được xem xét ở những bệnh nhân có tiền sử gia đình hoặc có những dấu hiệu như tổn thương não, những cơn động kinh dai dẳng, chậm phát triển, rối loạn thần kinh dẫn truyền, thiếu máu cục bộ, đau nửa đầu.
  • Huyết học
    • Các xét nghiệm máu (số lượng tế bào máu, bao gồm số lượng tiểu cầu, thời gian chảy máu và các xét nghiệm đông máu) được khuyến cáo trước khi bắt đầu điều trị hoặc trước khi phẫu thuật và trong trường hợp xuất hiện các vết bầm hoặc chảy máu.
  • Suy thận
    • Ở bệnh nhân suy thận, có thể cần phải giảm liều và dựa trên kết quả giám sát lâm sàng vì nồng độ thuốc trong huyết tương có thể phản ánh không chính xác.
  • Lupus ban đỏ hệ thống
    • Mặc dù rối loạn miễn dịch rất ít được ghi nhận trong quá trình sử dụng valproat, tuy nhiên cần cân nhắc lợi ích thu được với nguy cơ có thể xảy ra lupus ban đỏ hệ thống.
  • Tăng amoni huyết
    • Khi nghi ngờ thiếu hụt enzym chuyển hóa ure, cần kiểm tra trước khi điều trị vì có thể gây tăng nồng độ amoni trong huyết tương.
  • Tăng cân
    • Milepsy 200 thường gây tăng cân, có thể tăng cân liên tục. Do đó, bệnh nhân nên được cảnh báo về nguy cơ tăng cân khi bắt đầu điều trị để áp dụng những biện pháp phù hợp điều chỉnh cân nặng.
  • Bệnh nhân tiểu đường
    • Milepsy 200 được thải trừ chủ yếu qua thận, một phần dưới dạng ceton. Do đó, có thể cho kết quả dương tính giả khi xét nghiệm nước tiểu ở bệnh nhân nghi ngờ tiểu đường.
    • Bệnh nhân thiếu hụt enzym Carnitine Palmitoyl Transferase loại II (CPT-II) cần được cảnh báo về nguy cơ tiêu cơ vân khi dùng Milepsy 200.
  • Rượu
    • Không uống rượu trong thời gian điều trị bằng valproat.

Sử dụng ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú

  • MILEPSY 200 không nên dùng ở bé gái, trẻ vị thành niên nữ, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ có thai trừ khi các biện pháp điều trị khác không có hiệu quả hoặc bệnh nhân không dung nạp được do valproat có khả năng cao gây quái thai và tiềm tàng nguy có rối loạn phát triển trên trẻ từng bị phơi nhiễm valproat trong thời gian người mẹ mang thai. Bác sĩ nên đánh giá cẩn thận hiệu quả và nguy cơ của thuốc trong mỗi lần thăm khám định kỳ cho bệnh nhân, khi bệnh nhân nhi đến tuổi dậy thì và ngay lập tức khi phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đang được điều trị bằng MILEPSY 200 có kế hoạch mang thai hoặc vừa có thai.
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bắt buộc phải sử dụng các biện pháp tránh thai có hiệu quả trong suốt thời gian điều trị. Bác sĩ cần thông báo cho bệnh nhân các nguy cơ liên quan tới việc sử dụng MILEPSY 200 trong thai kỳ. (Xem mục Sử dụng ở phụ nữ có thai và cho con bú).
  • Chỉ nên tiếp tục điều trị bằng valproat sau khi cân bằng nguy cơ – lợi ích của thuốc được đánh giá bởi một bác sĩ có kinh nghiệm trong điều trị bệnh động kinh.

Sử dụng với người lái xe và vận hành máy móc

  • Nên thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc vì valproat có thể làm xuất hiện các cơn buồn ngủ thoáng qua đặc biệt khi dùng chung với benzodiazepin.

Thuốc Milepsy 200 gây tác dụng phụ gì?

  • Bệnh gan.
  • Nguy cơ gây quái thai.
  • Đã có những trường hợp hiếm hoi bị viêm tụy đã được báo cáo.
  • Trạng thái lú lẫn và co giật: Vài trường hợp có trạng thái sững sờ riêng biệt hay đi kèm với sự xuất hiện trở lại các cơn động kinh, sẽ giảm khi ngưng điều trị hay giảm liều. Hiện tượng này thường xảy ra khi dùng đa liệu pháp hay tăng liều đột ngột.
  • Một số bệnh nhân, khi khởi đầu điều trị, có những rối loạn tiêu hóa như: Buồn nôn, đau dạ dày, mất sau vài ngày điều trị mà không cần phải ngưng thuốc.
  • Một vài tác dụng không mong muốn thoáng qua và phụ thuộc liều: Rụng tóc, cơn rung với biên độ nhỏ, giảm tiểu cầu, tăng ammoniac máu mà không có sự thay đổi các xét nghiệm sinh hóa về gan.
  • Vài trường hợp có hiện tượng giảm riêng rẽ fibrinogen, kéo dài thời gian chảy máu mà thường không có biểu hiện trên lâm sàng
  • Giảm tiểu cầu, có vài trường hợp thiếu máu, giảm bạch cầu hay giảm cả 3 dòng máu.
  • Tăng cân, mất kinh hay kinh nguyệt không đều.

Tương tác của Milepsy 200

  • Ảnh hưởng của valproat lên các thuốc khác:
    • Thuốc chống loạn thần, ức chế MAO, chống trầm cảm, an thần: MILEPSY 200 làm tăng tác dụng của những nhóm thuốc này do đó cần điều chỉnh liều dùng. Đặc biệt trong một nghiên cứu lâm sàng đã chỉ ra rằng việc thêm olanzapin vào liệu pháp có valproat hay lithium có thể làm tăng đáng kể những tác dụng bất lợi của olanzapin: giảm bạch cầu, run, khô miệng, tăng cân, buồn ngủ.
    • Lithium: valproat không làm thay đổi nồng độ lithium trong huyết thanh.
    • Phenobarbital: MILEPSY 200 làm tăng nồng độ phenobarbital trong huyết tương (do ức chế chuyển hóa ở gan) nên có thể gây buồn ngủ, đặc biệt ở trẻ em. Theo dõi trên lâm sàng được khuyến cáo trong suốt 15 ngày đầu điều trị phối hợp và giảm liều đồng thời xác định nồng độ phenobarbital ngay khi có dấu hiệu an thần.
    • Primidon: MILEPSY 200 làm tăng nồng độ primidon trong huyết tương và làm trầm trọng hơn các tác dụng bất lợi (như an thần). Những dấu hiệu này sẽ chấm dứt khi điều trị lâu dài. Kiểm soát trên lâm sàng được khuyến cáo khi bắt đầu điều trị phối hợp và cần điều chỉnh liều dùng thích hợp.
    • Phenytoin: MILEPSY 200 làm giảm tổng nồng độ phenytoin trong huyết tương nhưng làm tăng phenytoin dạng tự do cùng với các triệu chứng quá liều.
    • Carbamazepin: MILEPSY 200 làm tăng độc tính của carbamazepin, do đó cần theo dõi lâm sàng khi bắt đầu điều trị phối hợp và điều chỉnh liều khi cần thiết.
    • Lamotrigin: MILEPSY 200 làm giảm chuyển hóa và tăng thời gian bán thải của lamotrigin lên gấp 2 lần. Tương tác này có thể làm tăng độc tính của lamotrigin, đặc biệt là độc tính da nghiêm trọng. Do đó cần theo dõi lâm sàng và điều chỉnh liều thích hợp.
    • Felbamat: acid valproic có thể làm giảm độ thanh thải của felbamat đến 16%.
    • Zidovudin: MILEPSY 200 làm tăng nồng độ của zidovudin trong huyết tương nên có thể làm tăng độc tính.
    • Nimodipin: Ở nhiều bệnh nhân khi dùng đồng thời nimodipin với natri valproat, phơi nhiễm với nimodipin có thể tăng 50%, do đó nên giảm liều nimodipin trong trường hợp hạ huyết áp.
    • Nhóm thuốc chống đông máu dẫn xuất vitamin K: tác dụng chống đông của warfarin và các thuốc chống đông máu coumarin có thể tăng lên do sự thay đổi vị trí gắn kết với protein huyết tương bởi acid valproic. Cần theo dõi thời gian prothrombin.
    • Temozolomid: điều trị đồng thời temozolomid với MILEPSY 200 có thể làm giảm độ thanh thải của temozolomid nhưng không có ý nghĩa trên lâm sàng.
  • Ảnh hưởng của các thuốc khác lên valproat:
    • Thuốc chống động kinh gây cảm ứng enzym chuyển hóa ở gan (phenytoin, phenobarbital, carbamazepin) làm giảm nồng độ acid valproic trong huyết tương. Cần điều chỉnh liều MILEPSY 200 theo đáp ứng trên lâm sàng và nồng độ thuốc trong máu khi điều trị phối hợp.
    • Sự kết hợp felbamat và MILEPSY 200 làm giảm độ thanh thải acid valproic 22% đến 50% và do đó làm tăng nồng độ valproic acid trong huyết tương. Cần theo dõi liều lượng của MILEPSY 200.
    • Mefloquin và chloroquin làm tăng chuyển hóa acid valproic dẫn đến làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc. Do vậy cần điều chỉnh liều dùng của MILEPSY 200.
    • Khi dùng đồng thời MILEPSY 200 với những chất gắn kết protein cao (như aspirin), nồng độ acid valproic tự do trong huyết tương tăng cao.
    • Sử dụng đồng thời MILEPSY 200 với cimetidin hoặc erythromycin làm tăng nồng độ acid valproic trong huyết tương (do sự giảm chuyển hóa ở gan).
    • Các kháng sinh carbapenem như imipenem, panipenem và meropenem được báo cáo gây giảm 60 – 100% nồng độ acid valproic trong vòng 2 ngày làm xuất hiện những cơn co giật. Do tác động gây giảm nồng độ acid valproic nhiều và nhanh chóng nên tránh dùng carbapenem ở những bệnh nhân đã được kiểm soát tốt bởi nồng độ valproic ổn định. Nếu việc sử dụng kháng sinh này là không tránh khỏi cần theo dõi nồng độ acid valproic trong huyết tương.
    • Colestyramin có thể làm giảm sự hấp thu của MILEPSY 200.
    • Rifampicin có thể làm giảm nồng độ acid valproic trong huyết tương dẫn đến giảm tác dụng điều trị. Do đó cần điều chỉnh liều MILEPSY 200 khi phối hợp thuốc.
  • Tương tác khác:
    • Cần thận trọng khi dùng MILEPSY 200 phối hợp với các thuốc chống động kinh mới do chưa hiểu rõ về những thay đổi dược động học.
    • Sử dụng đồng thời valproat và topiramat có thể làm tăng amoni huyết, bệnh não. Cần theo dõi chặt chẽ khi sử dụng đồng thời, đặc biệt ở những bệnh nhân mắc bệnh não từ trước.
    • MILEPSY 200 không gây cảm ứng các enzym chuyển hóa nên không làm giảm hiệu quả của các thuốc ngừa thai đường uống liên quan đến nội tiết tố.

Quên liều

  • Nếu quên dùng một liều thuốc thì nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra. Nếu quên một liều quá lâu mà gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Không sử dụng 2 liều cùng một lúc để bù cho liều đã quên.

Quá liều và cách xử lý

  • Triệu chứng
    • Khi nồng độ thuốc trong máu cao gấp 5 – 6 lần nồng độ điều trị tối đa thường xảy ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, chóng mặt. Nồng độ thuốc trong máu gấp 10 – 20 lần nồng độ điều trị tối đa gây ức chế hoạt động hệ thần kinh, kèm theo giảm trương lực cơ, giảm phản xạ, co đồng tử, giảm hô hấp tự động và nhiễm toan chuyển hóa. Các trường hợp ngộ độc như trên nói chung có tiên lượng thuận lợi; tuy nhiên, một vài trường hợp tử vong đã được báo cáo. Một số trường hợp gây tăng áp lực nội sọ dẫn đến phù não.
  • Cách xử trí khi dùng quá liều
    • Điều trị triệu chứng (kiểm soát tim mạch, hô hấp).
    • Rửa dạ dày bằng than hoạt trong vòng 10 – 12 giờ.
    • Trường hợp quá liều nặng có thể thẩm phân máu và lọc máu.
    • Naloxon được sử dụng để giải độc thành công trong một số ca, có thể phối hợp với than hoạt.

Đặc tính dược lý và cơ chế hoạt động

Dược lực học

  • Cơ chế tác dụng chống co giật được thừa nhận nhiều nhất của natri valproat là tăng hoạt động của chất dẫn truyền thần kinh ức chế GABA (acid γ– amino butyric) bằng cách tác động lên sự tổng hợp hoặc chuyển hóa GABA.
  • Trong một báo cáo nghiên cứu trên in-vitro, natri valproat kích thích sự sao chép HIV nhưng kết quả nghiên cứu trên tế bào máu ngoại vi từ người nhiễm HIV cho thấy natri valproat không có tác dụng kích thích phân bào gây ra sự sao chép HIV. Hiệu quả của natri valproat đối với sự sao chép HIV trên in-vivo rất biến thiên, không liên quan đến liều và chưa được ghi nhận trên người.

Dược động học

  • Hấp thu
    • Valproat được hấp thu hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau 3 đến 5 giờ. Khi dùng chung với thức ăn thuốc được hấp thu chậm hơn nhưng không ảnh hưởng đến mức độ hấp thu.
  • Phân bố
    • Valproat gắn kết mạnh với protein huyết tương, tỷ lệ thuốc dạng tự do trong huyết tương là 6 – 15%.
  • Chuyển hóa
    • Valproat chuyển hóa chủ yếu ở gan. Các đường chuyển hóa chính là glucuronid hóa, β – oxy hóa ở ty lạp thể và oxy hóa ở microsom.
  • Thải trừ
    • Thời gian bán thải của valproat kéo dài từ 8 – 20 giờ và ngắn hơn ở trẻ em. Valproat được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng các chất chuyển hóa.
    • Thông thường nồng độ acid valproic trong huyết thanh cần để đạt hiệu quả điều trị là 40 – 100 mg/L (278-694 µmol/L), phụ thuộc vào thời gian lấy mẫu và nồng độ các thuốc khác. Nồng độ thuốc trong huyết tương không tương quan với hiệu quả điều trị nhưng phản ánh tần suất và mức độ các tác dụng không mong muốn.
  • Người suy thận nặng: có thể thay đổi liều dùng tùy thuộc vào nồng độ acid valproic tự do trong huyết tương.

Cách bảo quản

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát.

  • Nhiệt độ không quá 30°C.

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.

  • Để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.

Sản phẩm tương tự

Thuốc Milepsy 200 giá bao nhiêu?

  • Thuốc Milepsy 200 có giá biến động tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
  • Mời bạn vui lòng liên hệ hotline công ty: Call/Zalo: 0973.998.288 để được biết giá chính xác nhất.

Thuốc Milepsy 200 mua ở đâu?

  • Thuốc Milepsy 200 hiện đang được bán tại Ung Thư TAP. Các bạn có thể dễ dàng mua bằng cách:
  • Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng (Liên hệ trước khi tới để kiểm tra còn hàng hay không).
  • Đặt hàng và mua trên websitehttps://ungthutap.com
  • Gọi điện hoặc nhắn tin qua số điện thoại hotlineCall/Zalo: 0973 998 288 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.

Nguồn tham khảo

  • Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.
  • Hướng dẫn sử dụng của thuốc.

Tác giả bài viết: Dược sĩ Nguyễn Văn Quân


Câu hỏi thường gặp

  • Milepsy 200 (Natri valproat) - Thuốc chống động kinh hiệu quả có giá biến động tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau. Mời bạn vui lòng liên hệ hotline công ty: Call: 0971.899.466; Zalo: 090.179.6388 để được biết giá chính xác nhất.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Tất cả các thông tin được cung cấp trên trang web này chỉ là những thông tin tổng quan, không được xem là tư vấn y khoa và không nhằm mục đích thay thế cho việc tư vấn, chẩn đoán từ bác sĩ hay các chuyên viên y tế. Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể cập nhật những thông tin mới và chính xác đến người đọc. Đồng thời, chúng tôi cũng không tuyên bố hay bảo đảm dưới bất kỳ hình thức nào, rõ ràng hay ngụ ý, về tính chất đầy đủ, chính xác, kịp thời, đáng tin cậy, phù hợp hoặc sẵn có với những thông tin, sản phẩm, dịch vụ hoặc hình ảnh, hay các thông tin trong văn bản có liên quan và tất cả các tài liệu khác có trên website cho bất kỳ mục đích nào. Chính vì vậy, bạn đọc không thể áp dụng cho bất kỳ tình trạng y tế của cá nhân nào và có thể sẽ xảy ra rủi ro cho người đọc khi dựa vào những thông tin đó.

Sản phẩm liên quan


Sản phẩm cùng hãng

Bình luận

Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này

Đánh giá

0
Điểm đánh giá
(0 lượt đánh giá)
0 %
4.00
0 %
3.00
0 %
2.00
0 %
4.00
0 %
1 2 3 4 5
Thêm giỏ hàng
Gọi Tư Vấn Miễn Phí Chat nhanh đặt hàng Chat FB