Medooome 40 - Thuốc điều trị trào ngược, viêm loét dạ dày
Chính sách khuyến mãi
Dược sỹ tư vấn 24/7.
Khách hàng lấy sỉ, sll vui lòng liên hệ call/Zalo để được cập nhật giá
Sản phẩm chính hãng, cam kết chất lượng.
Kiểm tra hàng trước khi thanh toán.
Vận chuyển toàn quốc: 25.000đ/đơn (< 2kg)
Thông tin dược phẩm
Video
Medooome 40 là thuốc gì?
-
Medooome 40 được biết đến là một trong những công trình nghiên cứu của hãng dược phẩm KRKA, D.D., Novo mesto. Thuốc Medooome 40 được các chuyên gia y dược chỉ định dùng trong điều trị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản, loét đường tiêu hóa, hội chứng Zollinger-Ellison.
Thông tin cơ bản của thuốc Medooome 40
-
Hoạt chất chính: Omeprazol
-
Phân loại hoạt chất: Thuốc đường tiêu hóa
-
Tên thương mại: Medooome 40
-
Phân dạng bào chế: Viên nang cứng
-
Cách đóng gói sản phẩm: Hộp 1 lọ 28 viên
-
Xuất xứ: KRKA, D.D., Novo mesto
Thành phần – hàm lượng của thuốc Medooome 40
-
Omeprazol: 40mg
-
Tá dược vừa đủ.
Đặc tính dược lực học
-
Omeprazole là chất ức chế đặc hiệu tác dụng bằng cách khoá hệ thống enzym của Hydrogen-potassium Adenosine Triphosphatase, cũng gọi là bơm proton H+ K+ ATPase của tế bào thành dạ dày.
Đặc tính dược động học
-
Omeprazole bị huỷ ở môi trường acid, nên thuốc được trình bày dưới dạng viên bao không tan ở dạ dày, chỉ hấp thụ ở tá tràng, ruột non. Thuốc bắt đầu tác dụng 1 giờ sau uống, đạt đỉnh cao nồng độ huyết tương sau 2 giờ, và sự hấp thu hoàn toàn sau 3 đến 6 giờ. Thời gian bán huỷ 40 phút và không thay đổi trong thời gian điều trị, sinh khả dụng tuyệt đối của 1 liều uống duy nhất là 35%. Sau khi chỉ định liên tiếp các liều duy nhất hàng ngày, sinh khả dụng tăng đến 60%. Hấp thu thức ăn đồng thời với omeprazole không ảnh hưởng trên khả ứng sinh học. Khoảng 95% omeprazole gắn vào plasma protein, chủ yếu với albumin.
-
Omeprazole bị sinh biến đổi ở gan. Các chất chuyển hóa không hoạt tính trong huyết tương là sulfon, sulfua và hydroxy omeprazole. 80% các chất chuyển hoá (hydroxy-ome-prazole và acid carboxylic tương ứng) bài thải trong nước tiểu. Phần còn lại 20% bài thải theo phân.
Tác dụng – chỉ định của thuốc Medooome 40
Thuốc Medooome 40 với thành phần chính là Omeprazol được chỉ định dùng để:
-
Hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).
-
Điều trị loét đường tiêu hóa.
-
Hội chứng Zollinger-Ellison.
Chống chỉ định của thuốc Medooome 40
Chống chỉ định sử dụng thuốc Medooome 40 ở những trường hợp sau:
-
Quá mẫn với hoạt chất Omeprazol hay các thành phần tá dược có trong thuốc.
-
Bệnh nhân được điều trị với atazanavir thì không nên uống omeprazole hoặc thuốc ức chế bơm proton khác.
Cách dùng thuốc Medooome 40
-
Thuốc Medooome 40 được bào chế ở dạng viên nang cứng nên được dùng bằng đường uống
-
Uống với một lượng nước lọc (nước ấm) vừa đủ.
-
Không cắn vỡ, nhai, nghiền nát mà uống nguyên cả viên thuốc.
-
Để đảm bảo tốt nhất đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo thuốc.
Liều dùng của thuốc Medooome 40
-
Liều thông thường cho người lớn là 10 mg hoặc 20mg omeprazole /lần /ngày, trước khi ăn sáng. Điều trị thường kéo dài từ 4 đến 8 tuần. Bệnh nhân có vết loét lớn hoặc điều trị vết loét đã kháng với các thuốc khác, bệnh nhân bị viêm thực quản năng hoặc những người hút thuốc lá thường phải điều trị lâu hơn. Liều điều trị omeprazole cao nhất là 40 mg/ngày, dùng 1 liều duy nhất hoặc chia làm 2 liều. Ở bệnh nhân suy gan, liều dùng cao nhất là 20 mg omeprazole/ngày.
-
Tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori: Để tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori, liều thường dùng là 20mg/2 lần/ngày (vào buổi sáng và buổi tối trước khi ăn). Phải điều trị kết hợp với kháng sinh. Việc điều trị thường kéo dài trong 1 tuần.
-
Loét tá tràng: Liều dùng thông thường là 20 mg/lần/ngày. Để có thể tăng khả năng kháng viêm loét, liều dùng hàng ngày có thể được tăng lên tới 40 mg. Hầu hết trong mọi trường hợp, vết loét sẽ khỏi trong vòng 4 tuần, nhưng với một số bệnh nhân, liều điều trị cần phải được kéo dài hơn 4 tuần.
-
Điều trị dài hạn trong phòng chống loét tá tràng tái phát: Liều thường dùng là 10mg/lần/ngày.
-
Loét dạ dày: Liều thường dùng là 20 mg/lần/ngày Vết loét thường lành sau 8 tuần điều trị. Nếu vết loét lớn hoặc điều trị vết loét đã kháng với các thuốc khác, liều dùng có thể sử dụng 40mg/lần/ngày.
-
NSAID Loét dạ dày hoặc tá tràng liên quan đến NSAID: Liều thường dùng là 20 mg/lần/ngày. Điều trị kéo dài trong 4 tuần và có thể được kéo dài đến 8 tuần, nếu thấy cần thiết.
-
Phòng chống tái phát loét dạ dày tá tràng liên quan tới NSAID hoặc các triệu chứng khó tiêu Với những bệnh nhân cần phải tiếp tục điều trị với NSAIDs, liều thường dùng là 20 mg/lần/ngày.
-
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Omeprazol được chỉ định trong nội soi để kiểm tra chứng viêm và trào ngược thực qua da do kháng với thuốc ức chế thụ thể H2. Với những bệnh nhân bị viêm nặng nên dùng 20mg/lần/ngày, từ 4 đến 8 tuần. Với từng bệnh nhân cụ thể, liều điều trị có thể cần kéo dài hơn 4 tuần. Những bệnh nhân bị bệnh trào ngược đã kháng với thuốc điều trị thông thường có thể sử dụng 40mg/lần/ngày. Liều điều trị thường kéo dài trong 8 tuần, nhưng trong trường hợp bệnh trào ngược tái phát nặng hơn hoặc bệnh trào ngược đã kháng thuốc, điều trị có thể kéo dài từ 4 đến 8 tuần.
-
Điều trị dài hạn để phòng chống tái phát bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Để phòng chống triệu chứng hoặc chống lại bệnh trào ngược dạ dày thực quản, liều sử dụng là 10mg/lần/ngày. Nếu các triệu chứng xuất hiện trở lại, liều dùng nên được tăng lên. Điều trị duy trì an toàn và hiệu quả đã được hướng dẫn trong 12 tháng điều trị.
-
Hội chứng Zollinger- Ellison và các bệnh khác có kèm theo sự tăng tiết acid dạ dày. Liều dùng tùy theo từng trường hợp cụ thể. Liều ban đầu là 60mg/lần/ngày, vào buổi sáng. Trong suốt thời gian điều trị, liều sử dụng được tăng dần. Nếu liều dùng hàng ngày vượt quá 80mg thì phải được chia ra làm 2 lần. Một số bệnh nhân sử dụng tới 120 mg omeprazole/ngày, thì phải chia ra làm 3 lần.
Trẻ trên 2 tuổi:
-
Kinh nghiệm sử dụng cho trẻ em còn hạn chế. Đối với trẻ em bị viêm loét thực quản, liều dùng được tư vấn từ 0,7 - 1,40 mg/kg trọng lượng cơ thể. Điều trị thường kéo dài từ 4-8 tuần, cũng có thể là 12 tuần. Liều dùng và thời gian điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ điều trị. Liệu sử dụng hàng ngày không nên vượt quá 40 mg.
-
Trẻ sẽ được nhận thuốc vào buổi sáng, trước khi ăn sáng. Đối với trẻ nhỏ, nên lấy bột thuốc trong viên nang cho vào nước táo hoặc sữa chua (khoảng 1 thìa cà phê). Cẩn thận khi cho trẻ nhỏ uống thuốc vì trẻ sẽ nuốt thuốc ngay chứ không nhai.
-
Khuyến cáo vẫn nên hỏi bác sĩ để đảm bảo liều dùng.
-
Không tự ý thay đổi liều dùng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, thận trọng khi sử dụng thuốc Medooome 40
-
Trong quá trình điều trị với omeprazole, nên loại trừ khả năng các bệnh thực quản và dạ dày ác tính.
-
Tính an toàn và hiệu quả của omeprazole đối với trẻ em chưa được nghiên cứu đầy đủ. Quyết định việc điều trị tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
-
Không cần điều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân cao tuổi. Sinh khả dụng của omeprazole tăng ở bệnh nhân bị suy chức năng gan, tuy nhiên không thấy tăng độc tính. Không điều chỉnh liều lượng thuốc nếu thấy không cần thiết, nhưng không nên vượt quá 20mg/ngày. Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận. Dược động học của omeprazole không bị thay đổi ở bệnh nhân bị bệnh Suy thận mãn tính.
-
Hãy luôn nhớ là cần phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng kèm theo sản phẩm.
-
Medooome 40 có thể hiệu quả nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào cơ thể, cơ địa của từng người.
-
Chú ý hạn sử dụng của Medooome 40, không sử dụng nếu như chế phẩm đã đổi màu bất thường hay quá hạn sử dụng.
-
Người sử dụng sản phẩm này cần được biết đến một số tác dụng phụ hay tương tác sản phẩm nếu có.
Sử dụng Medooome 40 ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
-
Đối với phụ nữ đang mang thai: Chưa có nghiên cứu cụ thể về việc sử dụng thuốc Medooome 40 trên đối tượng này. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi có mong muốn sử dụng.
-
Đối với phụ nữ đang cho con bú: Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu sử dụng sản phẩm, đảm bảo về mặt lợi ích nhiều hơn là nguy cơ.
Sử dụng Medooome 40 với người lái xe và vận hành máy móc
-
Chưa rõ ảnh hưởng cụ thể của Medooome 40 trên những đối tượng này.
-
Với thể trạng của mỗi người có thể sẽ xảy ra một số hiện tượng khác nhau ảnh hưởng.
-
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này ở người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Medooome 40 gây tác dụng phụ gì?
Một số tác dụng không mong muốn được cho là có thể xảy ra khi sử dụng Medooome 40 gồm:
-
Phổ biến: đau đầu, tiêu chảy, nôn mửa, buồn nôn, đau bụng, táo bón, đầy hơi, nổi mẩn ngứa, đau ở bắp thịt và khớp, yếu CƠ, chuột rút cơ bắp, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, gây ảo giác, gây hấn, trầm cảm, thờ ơ, lo âu, căng thẳng.
-
Không phổ biến: tăng cân, kiểm tra chức năng gan thấy tăng nhẹ (ALT, AST, gamma GT, AF và bilirubin); cảm giác khác thường, chóng mặt; viêm dạ dày, nấm candida dạ dày, viêm miệng, khô miệng, thay đổi vị giác, thay đổi màu phân; Hiếm: creatinin huyết thanh tăng; đau thắt ngực, nhịp tim đập nhanh, hồi hộp, tăng huyết áp, rùng mình; chứng khó thở, chảy máu cam, ho, viêm tụy ( cũng có trường hợp gây tử vong); viêm thận kẽ, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái ra mủ, hiện tượng nước tiểu có protein, nước tiểu có đường, đau ở tinh hoàn, nổi mề đay, xuất huyết dưới da, rụng tóc nhiều, viêm da, da khô và đổ mồ hôi; biểu bì hoại tử độc, hội chứng Stevens-Johnson, ban đỏ đa dạng, viêm mạch; sốt cao, phù nề ngoại biên; phù mạch, nối mề đay; bệnh não xơ gan, viêm gan,
-
Rất hiếm: giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, mờ mắt, ù tai, rối loạn thính giác nhẹ, chán ăn, giảm đường huyết, bệnh nhân bị hội chứng Zollinger-Ellison, ung thư dạ dày ruột kết: sốc phản vệ: Suy gan (cũng có trường hợp tử vong)
-
Một số tác dụng phụ khác không được liệt kê tại đây.
Nói với bác sĩ nếu như bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.
Tương tác của Medooome 40 với sản phẩm khác
-
Có khả năng tương tác với các thuốc được chuyển hóa qua gan thông qua hệ thống enzyme cytochrome P450. Nồng độ huyết tương của diazepam, nifedipine, warfarin, aminopyrine, antipyrine và disulfiram có thể sẽ gia tăng. Theo nguyên tắc, sự tăng nồng độ huyết tương này không ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh
-
nhân sử dụng omeprazol với liều thông thường. Tuy nhiên, khuyến cáo nên theo dõi kiểm tra bệnh nhân khi dùng thuốc, và có thể điều chỉnh liều của diazepam, nifedipine, warfarin, aminopyrine, antipyrine và disulfiram nếu thấy cần thiết.
-
Như kết quả của việc sử dụng đồng thời với clarithromycin, nồng độ huyết thanh của clarithromycin và omeprazole cùng tăng lên. Do làm tăng pH của dịch vị dạ dày, nên sinh khả dụng của ampicillin, ketoconazole, itraconazole và sắt có thể sẽ giảm. Vì làm tăng pH trong dạ dày, nên khi sử dụng đồng thời omeprazole và digoxin thì sinh khả dụng của digoxin sẽ tăng thêm 10%.
-
Hiệu quả của prednisone và cyclosporine có thể giảm bớt. Vì vậy có thể điều chỉnh liều của cyclosporine nếu thấy cần thiết.
-
Cùng sử dụng đồng thời omeprazole với các antacid, amoxicillin, theophylin, lidocain, quinidin, estradiol, metoprolol hoặc propranolol, không thấy có các tương tác lâm sàng đáng kể. Cùng sử dụng đồng thời omeprazole với atazanavir làm giảm hiệu quả của atazanavir. Do đó bệnh nhân điều trị với atazanavir thì không nên sử dụng omeprazole hoặc thuốc ức chế bơm proton khác.
-
Cùng sử dụng đồng thời omeprazole với tacrolimus có thể làm tăng nồng độ của tacrolimus trong huyết thanh. Thức ăn làm chậm hấp thu omeprazol. Vì vậy, viên nang omeprazole nên được uống vào lúc đói, tốt nhất là trước khi ăn sáng. Những người đã uống omeprazol trước khi uống rượu, không thấy có sự thay đổi tính chất dược học của ethanol.
-
Chưa rõ các tương tác cụ thể.
-
Thuốc còn có thể xảy ra một số các loại tương tác khác với nước ép hoa quả.
Để đảm bảo, hãy nói với bác sĩ danh sách các thuốc mà bạn đang sử dụng, để có hướng điều trị phù hợp.
Quên liều thuốc Medooome 40 và cách xử lý
-
Nếu quên dùng một liều thuốc thì nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra.
-
Nếu quên một liều thuốc Medooome 40 quá lâu mà gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên.
-
Không sử dụng 2 liều thuốc Medooome 40 cùng một lúc để bù cho liều đã quên.
Quá liều thuốc Medooome 40 và cách xử lý
-
Không có điều trị cụ thể cho quá liều thuốc Medooome 40
-
Trong trường hợp nghỉ quá liều thì nên ngừng dùng thuốc ngay và điều trị triệu chứng.
-
Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Cách bảo quản thuốc Medooome 40
-
Bảo quản thuốc Medooome 40 ở nơi khô ráo, thoáng mát.
-
Nhiệt độ không quá 30°C.
-
Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
-
Để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Sản phẩm tương tự
Thuốc Medooome 40 giá bao nhiêu?
- Thuốc Medooome 40 có giá biến động tùy thuộc vào từng thời điểm khác nhau.
- Mời bạn vui lòng liên hệ hotline công ty: Call/Zalo: 0973.998.288 để được biết giá chính xác nhất.
Thuốc Medooome 40 mua ở đâu?
Thuốc Medooome 40 hiện đang được bán tại Ung Thư TAP. Bạn có thể dễ dàng mua bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng (Liên hệ trước khi tới để kiểm tra còn hàng hay không).
- Đặt hàng và mua trên website : https://ungthutap.com
- Gọi điện hoặc nhắn tin qua số điện thoại hotline : Call/Zalo: 0973.998.288 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Nguồn tham khảo
- Dược Thư Quốc Gia Việt Nam.
- Hướng dẫn sử dụng của thuốc.
Tác giả bài viết: Dược sĩ Nguyễn Văn Quân
Câu hỏi thường gặp
Ung thư TAP hiện nay là một trong những website bán Medooome 40 - Thuốc điều trị trào ngược, viêm loét dạ dày chính hãng mà quý khách hàng có thể tin tưởng và đặt mua hàng. Để mua hàng tại Ung thư TAP, bạn có thể lựa chọn một trong các cách thức như sau:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng theo khung giờ sáng:9h-11h30, chiều: 2h-4h.
- Đặt hàng và mua trên website : https://ungthutap.com
- Gọi điện qua số điện thoại Hotline 0971.899.466 hoặc nhắn tin qua Zalo: 090.179.6388 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Sản phẩm liên quan
Sản phẩm cùng hãng
Bình luận
Bạn hãy là người đầu tiên nhận xét về sản phẩm này