Gludipha 850 là thuốc gì?
Thông tin cơ bản của thuốc Gludipha 850
Hoạt chất chính: Metformin
Phân loại hoạt chất: Ðiều trị đái tháo đường type 2
Tên thương mại: Gludipha 850
Phân dạng bào chế: viên nén bao phim
Cách đóng gói sản phẩm: Hộp 2 vỉ x 15 viên
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần – hàm lượng của thuốc Gludipha 850
Metformin - 850mg
Tá dược vừa đủ.
Đặc tính dược lực học
Đặc tính dược động học
Hấp thụ: Metformin được hấp thu nhanh chóng từ đường tiêu hoá
Phân bố: phân bố chủ yếu ở niêm mạc ruột.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ qua nước tiểu.
Tác dụng – chỉ định của thuốc Gludipha 850
Gludipha 850 ở dạng bào chế viên nén bao phim có tác dụng trong một số trường hợp như:
Đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Đơn trị liệu khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylurê không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.
Chống chỉ định của thuốc Gludipha 850
Chống chỉ định sử dụng thuốc Gludipha 850 ở những trường hợp sau:
Quá mẫn với hoạt chất Metformin hay các thành phần tá dược có trong thuốc.
Những bệnh nhân đái tháo đường bị nhiễm acid-ceton, đái tháo đường tiền hôn mê.
Những bệnh nhân bị bệnh thận hoặc suy chức năng thận (ví dụ: nồng độ creatinine huyết thanh > 135 µmol/L ở nam giới và > 110 µmol/L ở nữ giới.
Những người trong tình trạng cấp tính, cần thiết phải thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm khuẩn nặng, shock.
Tiêm tĩnh mạch với các chất phản quang iodinat.
Các bệnh cấp và mạn tính gây hiện tượng giảm oxi mô như: suy tim, suy hô hấp, mới bị nhồi máu cơ tim.
Suy gan, ngộ độc cấp do rượu, nghiện rượu.
Phụ nữ có thai, các bà mẹ đang cho con bú và trẻ em dưới 10 tuổi.
Cách dùng thuốc Gludipha 850
Liều dùng của thuốc Gludipha 850
Người lớn:
Bắt đầu uống 1 viên/ngày, uống 1 lần (uống vào bữa ăn sáng). Tăng liều thêm 1 viên 1 ngày, cách 1 tuần tăng 1 lần, cho tới mức tối đa là 3 viên/ngày.
Liều duy trì thường dùng là 1 viên/lần, ngày 2 lần (uống vào các bữa ăn sáng và tối). Một số người bệnh có thể dùng 1 viên/lần, ngày 3 lần (vào các bữa ăn).
Người cao tuổi:
Chuyển từ những thuốc chống đái tháo đường khác sang:
Nói chung không cần có giai đoạn chuyển tiếp, trừ khi chuyển từ clorpropamid sang. Khi chuyển từ clorpropamid sang, cần thận trọng trong 2 tuần đầu vì sự tồn lưu clorpropamid kéo dài trong cơ thể, có thể dẫn đến sự cộng tác dụng của thuốc và có thể gây hạ đường huyết.
Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Lưu ý, thận trọng khi sử dụng thuốc Gludipha 850
Hạ glucose huyết: hạ glucose huyết không xảy ra với những bệnh nhân điều trị với metformin đơn thuần trong các trường hợp bình thường nhưng có thể xảy ra khi lượng calo cung cấp bị thiếu; khi luyện tập căng thẳng mà không bù đủ lượng calo; khi kết hợp với thuốc hạ glucose huyết khác (như các sulfonylurea) hoặc uống rượu.
Những bệnh nhân cao tuổi, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng, những người bị suy tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp hoặc bị nhiễm độc do rượu, thường nhạy cảm với tác dụng hạ glucose huyết. Hiện tượng hạ glucose huyết có thể khó nhận biết ở người cao tuổi và những người dùng các thuốc chẹn beta-adrenergic.
Giám sát chức năng thận: những rủi ro do tích lũy metformin và nhiễm acid lactic tăng lên tùy theo mức độ suy chức năng thận của bệnh nhân. Do vậy cần giám sát chức năng thận thường xuyên và phải ngừng dùng thuốc ngay nếu xảy ra dấu hiệu tổn hại cho thận.
Mất kiểm soát glucose huyết: trong thời gian điều trị ổn định với bất cứ một chế độ điều trị bệnh đái tháo đường nào mà bị sốt, chấn thương, nhiễm khuẩn, phẫu thuật, có thể xảy ra tình trạng mất kiểm soát glucose huyết. Trong trường hợp như vậy, phải ngừng dùng metformin và điều trị tạm thời bằng insulin. Có thể tái điều trị với metformin sau khi những triệu chứng cấp tính trên đã chấm dứt.
Dùng cho người cao tuổi: metformin được bài xuất qua thận cho nên tác dụng không mong muốn của thuốc đối với người bị suy thận thường nghiêm trọng hơn người bình thường, mà tuổi có liên quan tới sự giảm chức năng thận, do đó phải thận trọng khi dùng metformin cho người cao tuổi.
Sử dụng Gludipha 850 ở phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
Sử dụng Gludipha 850 với người lái xe và vận hành máy móc
Chưa rõ ảnh hưởng cụ thể của Gludipha 850 trên những đối tượng này.
Với thể trạng của mỗi người có thể sẽ xảy ra một số hiện tượng khác nhau ảnh hưởng.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc này ở người lái xe và vận hành máy móc.
Thuốc Gludipha 850 gây tác dụng phụ gì?
Một số tác dụng không mong muốn được cho là có thể xảy ra khi sử dụng Gludipha 850 gồm:
Tương tác của Gludipha 850 với sản phẩm khác
Furosemide: furosemide làm tăng nồng độ metformin trong huyết tương và trong máu nhưng làm thay đổi không đáng kể độ thanh thải metformin của thận. Khi 2 thuốc được dùng kết hợp, nồng độ của furosemide giảm so với khi dùng riêng, nửa đời thải trừ bị giảm, độ thanh thải furosemide trong thận thay đổi không đáng kể.
Nifedipine: khi kết hợp với nifedipine đã làm tăng nồng độ metformin trong huyết tương và tăng lượng thuốc bài xuất qua nước tiểu. Nifedipine làm tăng sự hấp thu của metformin. Metformin ít ảnh hưởng tới nifedipine.
Những thuốc có cation (như digoxin, morphine, quinidine, ranitidine v.v) được bài xuất qua ống thận, về mặt lý thuyết có tương tác mạnh với metformin do sự cạnh tranh trong việc chuyển qua hệ thống ống thận. Hiện tượng tương tác thuốc như vậy giữa metformin và cimetidine đường uống đã được quan sát thấy.
Một số thuốc gây tăng glucose huyết có thể dẫn tới mất kiểm soát về giucose huyết gồm: thiazide và các thuốc lợi tiểu khác, các corticosteroid, phenothiazine, thuốc thyroid, thuốc tránh thai đường uống, các estrogen, phenytoin, acid nicotinic, thuốc cường giao cảm, thuốc chẹn kênh calci và isoniazid. Khi dùng những thuốc trên cho những bệnh nhân đang điều trị bằng metformin, cần giám sát chặt chẽ về hiện tượng mất kiểm soát glucose huyết. Khi ngừng dùng những thuốc này cho những bệnh nhân đang điều trị bằng metformin, cũng phải được giám sát chặt chẽ về hiện tượng hạ glucose huyết.
Thuốc còn có thể xảy ra một số các loại tương tác khác với nước ép hoa quả.
Để đảm bảo, hãy nói với bác sĩ danh sách các thuốc mà bạn đang sử dụng, để có hướng điều trị phù hợp.
Quên liều thuốc Gludipha 850 và cách xử lý
Nếu quên dùng một liều thuốc thì nên bổ sung ngay sau khi bệnh nhân nhớ ra.
Nếu quên một liều thuốc Gludipha 850 quá lâu mà gần tới thời gian sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên.
Không sử dụng 2 liều thuốc Gludipha 850 cùng một lúc để bù cho liều đã quên.
Quá liều thuốc Gludipha 850 và cách xử lý
Cách bảo quản thuốc Gludipha 850
Bảo quản thuốc Gludipha 850 ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ không quá 30°C.
Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời.
Để xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
Sản phẩm tương tự
Thuốc Gludipha 850 giá bao nhiêu?
- Thuốc Gludipha 850 có giá thay đổi giữa các hiệu thuốc và thời điểm khác nhau.
- Các bạn vui lòng liên hệ hotline công ty Call/Zalo: 0973.998.288 để được giải đáp thắc mắc về giá.
Thuốc Gludipha 850 mua ở đâu?
- Thuốc Gludipha 850 đang được bán tại Ung Thư TAP. Mua hàng bằng cách:
- Mua hàng trực tiếp tại cửa hàng (Liên hệ trước khi tới để kiểm tra còn hàng hay không).
- Mua hàng trên website : https://ungthutap.com
- Mua hàng qua số điện thoại hotline : Call/Zalo: 0973.998.288 để được gặp dược sĩ đại học tư vấn cụ thể và nhanh nhất.
Nguồn tham khảo
- Dược Thư Quốc Gia Việt Nam
- Hướng dẫn sử dụng
Tác giả bài viết: Dược sĩ Nguyễn Văn Quân