• Home›

Ung thư là gì?

Ung thư luôn là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong cao và đang dần trở nên phổ biến. Mắc dù vậy, tỷ lệ sống đang được cải thiện đối với nhiều loại ung thư, nhờ những tiến bộ trong sàng lọc tế bào ung thư và điều trị.

Ung thư là gì?

Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát được, dẫn đến xâm lấn và phá hủy các mô tế bào bình thường. Các tế bào bất thường này được gọi là tế bào ung thư.

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 200 loại ung thư khác nhau.

Một số loại ung thư có thể khiến các tế bào phát triển nhanh hơn, một số khác làm cho tế bào ung thư phát triển và phân chia chậm hơn.

Một số dạng ung thư có thể gây ra những tăng trưởng rõ rệt (khối u), trong khi những dạng khác (như bệnh bạch cầu) thì không.

Các loại bệnh ung thư thường gặp

Tên các loại ung thư thường được đặt theo khu vực đầu tiên nó xuất hiện và loại tế bào ung thư mà chúng tạo ra, ngay cả khi bệnh di căn đến một vị trí khác trong cơ thể. Ví dụ, ung thư bắt đầu trong phổi và di căn đến gan thì vẫn được gọi là ung thư phổi.

Ung thư có rất nhiều dạng, trong đó phổ biến nhất là:

  • Ung thư phổi
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư đại tràng
  • Ung thư gan
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư đường mật (ống mật)
  • Ung thư tuyến nước bọt
  • Ung thư hậu môn
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư cổ tử cung
  • Ung thư vú
  • Ung thư tinh hoàn
  • Ung thư vùng kín
  • Ung thư dương vật
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Ung thư mắt
  • Ung thư não
  • Ung thư amidan
  • Ung thư tuyến giáp, tuyến cận giáp
  • U lympho
  • Ung thư thận
  • Ung thư tuyến thượng thận
  • Ung thư bàng quang
  • Ung thư tiền liệt tuyến
  • Ung thư thanh quản
  • Ung thư tim
  • Ung thư da
  • Ung thư xương
  • Đa u tủy
  • Ung thư tiền liệt tuyến
  • Ung thư biểu mô tế bào
  • Ung thư biểu mô tuyến giáp
  • Ung thư máu
  • Ung thư vòm họng

Nguyên nhân gây bệnh

Do những thay đổi (đột biến) ADN trong các tế bào gây ra, bao gồm một số lượng lớn các gene riêng biệt. Mỗi gene chứa hệ thống điều khiển tế bào thực hiện chức năng nào đó, cũng như điều hòa sự phát triển và phân chia tế bào.

Lỗi trong các hệ thống làm cho tế bào không còn chức năng bình thường và có thể biến một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư. Có nhiều lý do gây ra đột biến gene và thường chia thành hai nguyên nhân ung thư chính, bao gồm:

  • Yếu tố bên trong: Bạn được thừa hưởng đột biến di truyền từ bố mẹ. Loại đột biến này chiếm một tỷ lệ nhỏ gây ra bệnh ung thư
  • Yếu tố bên ngoài: Hầu hết các đột biến gene xảy ra do các yếu tố bên ngoài. Một số tác nhân có thể gây đột biến gene chẳng hạn như hút thuốc lá, chất phóng xạ, virus, hóa chất gây ung thư (chất gây ung thư), béo phì, kích thích tố, viêm mạn tính và lười vận động.

Kết quả là gene đột biến thúc đẩy tế bào khỏe mạnh tăng trưởng và phân chia nhanh chóng, không kiểm soát được và dẫn đến có thêm nhiều các tế bào mới đều mang đột biến tương tự. Các tế bào bình thường có cơ chế biết khi nào phải ngừng phát triển để có số lượng vừa phải trong cơ thể. Tuy nhiên, tế bào ung thư không còn cơ chế kiểm soát này (các gene ức chế khối u).

Đột biến ở gen ức chế khối u cho phép tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tích lũy. Nghiêm trọng hơn, đột biến ở gene có chức năng sửa chữa ADN sẽ làm cho những sai sót ở bộ gene không được sửa chữa, khiến cho tế bào trở thành tế bào ung thư.

Đây là những đột biến phổ biến nhất ở ung thư. Các nhà khoa học không biết chính xác cần tích lũy bao nhiêu đột biến để ung thư hình thành. Khả năng hình thành bệnh sẽ khác nhau giữa các loại ung thư.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thu

Ung thư là căn bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: Ung thư có thể mất hàng thập kỷ để phát triển, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh khi đã 65 tuổi hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, ung thư không phải là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi.
  • Thói quen xấu: Hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, bị béo phì và quan hệ tình dục không an toàn, có thể góp phần dẫn đến ung thư.
  • Bệnh sử gia đình: Mặc dù chỉ một phần nhỏ bệnh ung thư là do di truyền, bạn cũng nên làm một vài xét nghiệm về di truyền để phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng có đột biến gene di truyền không có nghĩa là mình sẽ bị bệnh ung thư.
  • Các tình trạng sức khỏe khác: Một số bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư;
  • Môi trường sống: Hóa chất độc hại như amiăng và benzen trong nhà hoặc nơi làm việc có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thậm chí nếu không hút thuốc, bạn có thể hít phải khói thuốc lá nếu đứng gần hoặc tiếp xúc với người hút thuốc lá.

Chẩn đoán và điều trị

Chuẩn đoán bệnh

Các bác sĩ khuyến cáo nên chẩn đoán ung thư càng sớm càng tốt để có thể điều trị tốt nhất, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh.

Hầu hết các trường hợp ung thư được phát hiện và chẩn đoán khi một khối u hoặc các triệu chứng khác phát triển. Trong một vài trường hợp, ung thư được chẩn đoán tình cờ khi đang điều trị các tình trạng sức khỏe khác.

Một số loại ung thư (chẳng hạn như ung thư da, ung thư vú, miệng, tinh hoàn, tuyến tiền liệt và trực tràng) có thể được phát hiện qua kiểm tra định kỳ hoặc tầm soát ung thư trước khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.

Bác sĩ thường bắt đầu chẩn đoán ung thư thông qua kiểm tra sức khỏe và tìm hiểu bệnh sử. Các xét nghiệm máu, nước tiểu và phân có thể phát hiện những bất thường chỉ ra ung thư. Khi nghi ngờ có khối u, các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), siêu âm và kiểm tra nội soi giúp bác sĩ xác định vị trí và kích thước của ung thư.

Để xác nhận chẩn đoán, sinh thiết là xét nghiệm ung thư quan trọng giúp bác sĩ đưa ra quyết định chính xác. Ngoài ra, còn một số các xét nghiệm ung thư khác nhằm cung cấp thông tin cụ thể về bệnh.

Điều quan trọng nhất mà các bác sĩ cần biết là liệu ung thư có di căn hay không. Nếu chẩn đoán ban đầu là không nhưng các triệu chứng vẫn tồn tại, bạn có thể cần xét nghiệm thêm.

Phương pháp điều trị ung thư

Việc điều trị ung thư phụ thuộc vào loại và giai đoạn bệnh, tác dụng phụ của phương pháp điều trị, yêu cầu và sức khỏe tổng thể bệnh nhân. Các phương pháp chữa ung thư bao gồm hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch và vắc xin.

  • Phẫu thuật: giúp loại bỏ càng nhiều tế bào ung thư càng tốt
  • Hóa trị: giúp tiêu diệt các tế bào ung thư phát triển nhanh chóng bằng thuốc
  • Xạ trị: sử dụng các chùm bức xạ mạnh, điều trị gần (cận xạ trị) hoặc bên ngoài (xạ trị bên ngoài) để tiêu diệt các tế bào ung thư.
  • Cấy ghép tế bào gốc (tủy xương): giúp sửa chữa tủy xương bị bệnh với các tế bào gốc khỏe mạnh. Những ca cấy ghép này cho phép các bác sĩ sử dụng liều hóa trị cao hơn để điều trị ung thư.
  • Liệu pháp miễn dịch (Liệu pháp sinh học): sử dụng các kháng thể để giúp hệ thống miễn dịch nhận ra ung thư để có thể chống lại tế bào ung thư.
  • Liệu pháp hormone: giúp loại bỏ hoặc ngăn chặn các hormone cung cấp năng lượng cho một số bệnh ung thư để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
  • Điều trị bằng thuốc ung thư: sử dụng thuốc để can thiệp vào một số phân tử giúp tế bào ung thư phát triển và tồn tại.

Những biến chứng của bệnh ung thư

Ung thư và việc điều trị ung thư có thể gây ra một số biến chứng, bao gồm:

  • Đau đớn: Đau có thể do ung thư hoặc điều trị ung thư, mặc dù không phải tất cả ung thư đều gây đau. Thuốc và các phương pháp khác có thể điều trị hiệu quả cơn đau liên quan đến ung thư.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi ở những người bị ung thư có nhiều nguyên nhân, nhưng nó thường có thể được kiểm soát. Mệt mỏi liên quan đến hóa trị hoặc xạ trị là vấn đề phổ biến, nhưng nó thường chỉ kéo dài tạm thời.
  • Khó thở: Ung thư hoặc điều trị ung thư có thể gây khó thở..
  • Buồn nôn: Một số bệnh ung thư và phương pháp điều trị có thể gây buồn nôn. Bác sĩ đôi khi có thể dự đoán nếu điều trị có khả năng gây buồn nôn và sẽ kê thuốc hoặc phương pháp điều trị khác để ngăn ngừa hoặc giảm buồn nôn.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón: Ung thư và điều trị ung thư có thể ảnh hưởng đến ruột, gây ra tiêu chảy hoặc táo bón.
  • Sụt cân: Ung thư và điều trị ung thư có thể gây giảm cân. Tế bào ung thư sẽ lấy thức ăn từ các tế bào bình thường và làm mất chất dinh dưỡng.
  • Thay đổi hóa học trong cơ thể: Ung thư có thể làm đảo lộn sự cân bằng hóa học bình thường trong cơ thể và làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Các dấu hiệu và triệu chứng của sự mất cân bằng hóa học có thể gồm khát nước quá nhiều, đi tiểu thường xuyên, táo bón và nhầm lẫn.
  • Vấn đề về não và hệ thần kinh: Tế bào ung thư có thể đè lên các dây thần kinh gần đó và gây đau và mất chức năng của một bộ phận trong cơ thể. Ung thư liên quan đến não có thể gây ra đau đầu và các dấu hiệu và triệu chứng giống như đột quỵ, chẳng hạn như yếu ở một bên cơ thể.
  • Phản ứng hệ miễn dịch bất thường với ung thư: Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể có thể phản ứng với sự hiện diện của ung thư bằng cách tấn công các tế bào khỏe mạnh. Những phản ứng rất hiếm gặp này có thể dẫn đến một loạt các dấu hiệu và triệu chứng, chẳng hạn như đi lại khó khăn và co giật.
  • Ung thư di căn: Khi ung thư tiến triển, nó có thể lan rộng (di căn) đến các bộ phận khác của cơ thể.
  • Ung thư tái phát: Những người sống sót sau ung thư có nguy cơ tái phát ung thư. Một số bệnh ung thư có nhiều khả năng tái phát hơn những bệnh khác. Hỏi bác sĩ về những gì bạn có thể làm để giảm nguy cơ tái phát ung thư. Bác sĩ có thể đưa ra một kế hoạch theo dõi cho bạn sau khi điều trị. Kế hoạch này có thể bao gồm kiểm tra định kỳ trong những tháng và năm sau khi điều trị.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh

Tầm soát ung thư

Tầm soát nghĩa là kiểm tra tổng quát cơ thể để phát hiện ung thư trước khi có các triệu chứng.

Tầm soát ung thư thường xuyên có thể phát hiện sớm ung thư vú, cổ tử cung và đại trực tràng (đại tràng), do đó việc điều trị có thể đạt hiệu quả nhất. Tầm soát ung thư phổi được khuyến cáo cho một số người có nguy cơ cao.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Bạn sẽ có thể phòng ngừa ung thư nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc vì thuốc lá có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư phổi, miệng, họng, thanh quản, tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả
  • Hạn chế các loại thịt
  • Duy trì cân nặng phù hợp và hoạt động thể chất để giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột và thận
  • Tránh tia cực tím từ mặt trời
  • Khám bệnh thường xuyên.

Tác giả bài viết: Dược sĩ Nguyễn Văn Quân



Sản phẩm xem nhiều
  • Apigel-Plus 800 - Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràngApigel-Plus 800 - Thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

    Giá: 10 ₫

    Lượt xem: 0

  • Infanrix IPV-Hib 0.5ml 1 Dose - Vắc xin phòng uốn ván cho trẻInfanrix IPV-Hib 0.5ml 1 Dose - Vắc xin phòng uốn ván cho trẻ

    Giá: 797.000 ₫

    Lượt xem: 0

  • Vacobuterol 10 - Thuốc điều trị viêm phế quản của VacopharmVacobuterol 10 - Thuốc điều trị viêm phế quản của Vacopharm

    Giá: 10 ₫

    Lượt xem: 0

  • Cardesartan 8 - Thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu qủaCardesartan 8 - Thuốc điều trị tăng huyết áp hiệu qủa

    Giá: 100.000 ₫

    Lượt xem: 0

  • Baetervir - Thuốc điều trị chứng viêm gan B mạn tính hiệu quảBaetervir - Thuốc điều trị chứng viêm gan B mạn tính hiệu quả

    Giá: 750.000 ₫

    Lượt xem: 0

Bán chạy nhất
  • cervarix-0-5ml-gsk.jpgCervarix 0,5ml GSK - Vắc xin phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung
  • olepa-injection-5g20ml-furen-pharma.jpgOlepa Injection 5g/20ml Furen Pharma - Thuốc điều trị chóng mặt
  • digoxin-richter-0-25mg-gedeon-richter.jpgDigoxin-Richter 0,25mg Gedeon Richter - Trị rối loạn nhịp tim
  • omniscan-2870mg10ml-ge-healthcare.jpgOmniscan 2870mg/10ml GE Healthcare - Thuốc đối quang
  • visipaque-320mg-iml-ge-healthcare-100ml.jpgVisipaque 320mg I/ml GE Healthcare (100ml) - Thuốc cản quang
Phương Pháp Điều Trị
  • Vaccine Vero Cell của Sinopharm - Tạo miễn dịch, kháng Covid-19Vaccine Vero Cell của Sinopharm - Tạo miễn dịch, kháng Covid-19

    Vaccine Vero Cell là gì? Vaccine Vero Cell là từ khóa được t&ig...

  • Qui trình sử dụng thuốc morphin đường uống Qui trình sử dụng thuốc morphin đường uống

    KHÁI NIỆM Morphin có dạng viên nén, chứa thành phần Mor...

  • Đối phó với thời kỳ mãn kinh do điều trị ung thưĐối phó với thời kỳ mãn kinh do điều trị ung thư

    Các triệu chứng Mãn Kinh do điều trị Ung Thư! Thời kỳ mãn kinh l&agrav...

  • Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ - Tổng quan, chi tiếtĐiều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ - Tổng quan, chi tiết

    Phần này giải thích các loại phương pháp điều trị là ti&ec...

  • Liệu pháp điều trị đích trong ung thư phổiLiệu pháp điều trị đích trong ung thư phổi

    Khái quát về ung thư phổi Ung thư phổi là bệnh lý ác t&iacu...

Các Bệnh Ung Thư
  • Ung thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biếtUng thư vòm họng giai đoạn cuối và một số điều cần biết

    Ung thư vòm họng được chia thành 4 giai đoạn khác nhau bao gồm: Ung th...

  • Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?Ung thư vòm họng giai đoạn 3 sống được bao lâu?

    Ung thư vòm họng là một trong những bệnh ung thư đang được tìm hiểu nhiều nh...

  • Ung thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trịUng thư vòm họng giai đoạn 2, dấu hiệu, tiên lượng, điều trị

    Ung thư vòm họng giai đoạn 2 là gì? Ung thư vòm họng giai đoạn 2 l...

  • Ung thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biếtUng thư vòm họng giai đoạn đầu và một số điều cần biết

    Ung thư vòm họng là một trong những căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, mang lại tỷ lệ tử vo...

  • Ung thư vòm họng và những điều cần biếtUng thư vòm họng và những điều cần biết

    Ung thư vòm họng thường xuất hiện ở những đối tượng có lối sống bê tha, thiếu...

Sống Khỏe Với Ung Thư
  • Fucoidan Nhật Bản - Tốp 4 sản phẩm chất lượng nhấtFucoidan Nhật Bản - Tốp 4 sản phẩm chất lượng nhất

    Fucoidan Nhật Bản là tên gọi chung của một dòng thực phẩm chức năng có...

  • Thuốc AREPLIVIR là thuốc gì? Tại sao lại được tìm kiếm nhiều thế?Thuốc AREPLIVIR là thuốc gì? Tại sao lại được tìm kiếm nhiều thế?

    Hiện nay tình trạng dịch bệnh Covid19 đang là một trong số những bệnh nguy hiểm bậc...

  • Tư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thưTư vấn chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

    Đối với hầu hết mọi người, một chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bình ...

  • Ung thư phổi sống được bao lâu?Ung thư phổi sống được bao lâu?

    Trên thế giới có rất nhiều ca ung thư phổi, nhưng khi phát hiện ra bệnh th&ig...

  • Giải đáp thắc mắc: Bệnh nhân bị ung thư phổi có ăn yến được không?Giải đáp thắc mắc: Bệnh nhân bị ung thư phổi có ăn yến được không?

    Yến sào từ lâu đã được xem là một trong những thực phẩm giúp bồ...

Tin Tức
  • [Giải Đáp] Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? 13, 14, 16 tuổi[Giải Đáp] Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? 13, 14, 16 tuổi

    Quay tay 1 ngày 1 lần có sao không? Luôn là câu hỏi được q...

  • [NÓNG] Sơn Tùng MTP và Hải Tú đang ở cùng một nơi, chung biệt thự[NÓNG] Sơn Tùng MTP và Hải Tú đang ở cùng một nơi, chung biệt thự

    Câu hỏi về mối quan hệ của Hải Tú và Sơn Tùng cuối cùng đ&ati...

  • HIV/AIDS là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừaHIV/AIDS là gì? Triệu chứng, nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

    HIV/AIDS là gì? HIV/AIDS là hội chứng suy giảm miễn dịch do một loại...

  • [TỔNG QUÁT] Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng[TỔNG QUÁT] Paracetamol là thuốc gì? Công dụng, cách dùng, liều dùng

    Paracetamol là thuốc gì? Paracetamol (acetaminophen) là thuốc đượ...

  • [Giải Đáp]Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?[Giải Đáp]Efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không?

    Thuốc efferalgan 500 có dùng được cho phụ nữ cho con bú không? đa...

ung-thu-tap.jpg

Giới thiệuKiến thức Ung thưSản phẩmTin tứcLiên Hệ0973998288Hotline8:00 - 17:00Giờ mở cửa
  • Thuốc điều trị ung thư
    Thuốc trị ung thư đại trực tràngThuốc trị ung thư vúThuốc trị ung thư phổiThuốc trị ung thư máuThuốc trị ung thư xươngThuốc trị ung thư dạ dàyThuốc trị ung thư tuyến tiền liệtThuốc đích điều trị ung thưThuốc trị ung thư kết hợp
  • Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
    FucoidanĐông Trùng Hạ Thảo
  • Thuốc điều trị bệnh lý
    Thải ghépGiảm đau, kháng viêm, hạ sốtNhiễm khuẩn, nhiễm nấmTâm thần, thần kinhTim mạch, huyết ápDa liễuHô hấpTiêu hóaXương khớpNam khoa, phụ khoaHocmon - Nội tiếtVitamin - Thuốc bổChống Đông MáuThuốc MắtThuốc Covid-19Viêm GanNôn và buồn nôn

Địa Chỉ

Kho Hà Nội: Ung Thư TAP, 85 Đ.Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.

Google Maps

Hệ thống web TAP

Nam Khoa TAPPhụ khoa TAPSàn thuốc

 

Hướng Dẫn Đặt Hàng

Chính Sách Đổi Trả

Hình Thức Thanh Toán

Chính Sách Vận Chuyển

Chính Sách Bảo Mật

Author

Kết nối với chúng tôi

Facebook

Youtube

Twitter

Linkedin

Website

DMCA.com Protection Status

Hotline: Call/Zalo: 0973998288

TAPJSC